Theo các nhà nghiên cứu sử học, nghi thức bắn 21 phát đại bác đã phổ biến từ khoảng 400 năm trước và là nghi thức chào đón khách quý của các quốc gia châu Âu. Thời điểm đó nghi thức này phổ biến trên các chiến hạm của hải quân. Nguồn ảnh: Wiki.Nghi thức bắn 21 phát pháo chào có bắt nguồn từ việc muốn bầy tỏ thiện chí khi một tàu chiến tiến vào cảng của nước khác. Khi vào gần cảng, tàu chiến này sẽ nã đại bác ra biển để chứng tỏ thiện chí rằng "tôi đã bắn hết đạn" và không có ý khiêu chiến khi tiến vào hải phận nước bạn. Loại tàu chiến phổ biến nhất khi đó là loại tàu 14 pháo nghĩa là trên tàu sẽ bắn hết 14 viên đại bác, trong đất liền cũng bắn 7 viên đáp trả với thông điệp "bên này cũng đã bắn hết đạn" để bầy tỏ thiện chí của mình. Nguồn ảnh: BI.Tổng cộng cả hai bên chủ nhà và khách quý sẽ bắn đi 21 viên đại bác và từ đó việc bắn 21 phát đại bác dần dần phổ biến và trở thành một nghi lễ long trọng thay cho lời chào mừng và tiễn biệt vì tiếng súng thần công nghe rất đanh và... "oách". Nguồn ảnh: Dailymail.Nghi thức phổ biến này dần được đưa lên bờ và sử dụng ngay cả ở những khu vực không có biển nhằm mục đích chào mừng khách quý. Nguồn ảnh: BI.Theo các nhà sử học, nghi thức này có xuất phát từ Hải quân Anh vì vào thế kỷ 17, 18 đây là lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới và nếu có một nghi thức cấp quốc gia nào có thể khiến nhiều nước phải "bắt chước" theo thì nghi thức đó rất có thể có xuất phát từ Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: BBC.Cũng có nhiều luận điểm cho rằng việc bắn 21 phát đại bác là cách Hải quân Anh bắt các nước khác phải quy phục lực lượng thuyền chiến của mình khi các thuyền chiến này cập bến của một quốc gia nào đó, quốc gia đó sẽ phải nổ 21 phát đại bác chào mừng để thể hiện lòng tôn kính của mình trước sức mạnh của lực lượng hải quân lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Suggest.Theo một số tài liệu khác, việc bắn 21 viên đại bác còn liên quan đến con số 7 trong Kinh Thánh của người Thiên Chúa Giáo chứ không hẳn là xuất phát từ loại thuyền chiến 14 pháo vì nếu xuất phát từ loại thuyền chiến 14 súng thì có thể nghi thức này phải có tuổi đời từ 700 năm trước, khi mà loại 14 súng là loại tàu lớn nhất, biểu tượng của sức mạnh hải quân nhiều nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Edin.Mặc dù giai thoại về 21 phát đại bác vẫn còn rất nhiều điểm khiến người ta tranh cãi, nhưng nghi thức này vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay ở rất nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: ABC.Cho đến nay, nghi thức này vẫn còn được rất nhiều quốc gia trên thế giới tuân theo và được sử dụng trong các buổi đón tiếp khách quý, các buổi duyệt binh, diễu binh hay trong các lễ tang của những nhân vật quan trọng, lễ tang cấp nhà nước. Nguồn ảnh: ABC.Ngoài việc bắn 21 phát đại bác, nghi thức này cũng được coi là nguồn gốc cho loạt súng chào với ba lượt bắn, mỗi lượt 7 viên thường thấy trong các tang lễ của những tử sĩ để bầy tỏ lòng tôn trọng đối với người đã khuất và cũng như là một thông điệp chào tạm biệt. Nguồn ảnh: Space.
Theo các nhà nghiên cứu sử học, nghi thức bắn 21 phát đại bác đã phổ biến từ khoảng 400 năm trước và là nghi thức chào đón khách quý của các quốc gia châu Âu. Thời điểm đó nghi thức này phổ biến trên các chiến hạm của hải quân. Nguồn ảnh: Wiki.
Nghi thức bắn 21 phát pháo chào có bắt nguồn từ việc muốn bầy tỏ thiện chí khi một tàu chiến tiến vào cảng của nước khác. Khi vào gần cảng, tàu chiến này sẽ nã đại bác ra biển để chứng tỏ thiện chí rằng "tôi đã bắn hết đạn" và không có ý khiêu chiến khi tiến vào hải phận nước bạn. Loại tàu chiến phổ biến nhất khi đó là loại tàu 14 pháo nghĩa là trên tàu sẽ bắn hết 14 viên đại bác, trong đất liền cũng bắn 7 viên đáp trả với thông điệp "bên này cũng đã bắn hết đạn" để bầy tỏ thiện chí của mình. Nguồn ảnh: BI.
Tổng cộng cả hai bên chủ nhà và khách quý sẽ bắn đi 21 viên đại bác và từ đó việc bắn 21 phát đại bác dần dần phổ biến và trở thành một nghi lễ long trọng thay cho lời chào mừng và tiễn biệt vì tiếng súng thần công nghe rất đanh và... "oách". Nguồn ảnh: Dailymail.
Nghi thức phổ biến này dần được đưa lên bờ và sử dụng ngay cả ở những khu vực không có biển nhằm mục đích chào mừng khách quý. Nguồn ảnh: BI.
Theo các nhà sử học, nghi thức này có xuất phát từ Hải quân Anh vì vào thế kỷ 17, 18 đây là lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới và nếu có một nghi thức cấp quốc gia nào có thể khiến nhiều nước phải "bắt chước" theo thì nghi thức đó rất có thể có xuất phát từ Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: BBC.
Cũng có nhiều luận điểm cho rằng việc bắn 21 phát đại bác là cách Hải quân Anh bắt các nước khác phải quy phục lực lượng thuyền chiến của mình khi các thuyền chiến này cập bến của một quốc gia nào đó, quốc gia đó sẽ phải nổ 21 phát đại bác chào mừng để thể hiện lòng tôn kính của mình trước sức mạnh của lực lượng hải quân lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Suggest.
Theo một số tài liệu khác, việc bắn 21 viên đại bác còn liên quan đến con số 7 trong Kinh Thánh của người Thiên Chúa Giáo chứ không hẳn là xuất phát từ loại thuyền chiến 14 pháo vì nếu xuất phát từ loại thuyền chiến 14 súng thì có thể nghi thức này phải có tuổi đời từ 700 năm trước, khi mà loại 14 súng là loại tàu lớn nhất, biểu tượng của sức mạnh hải quân nhiều nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Edin.
Mặc dù giai thoại về 21 phát đại bác vẫn còn rất nhiều điểm khiến người ta tranh cãi, nhưng nghi thức này vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay ở rất nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: ABC.
Cho đến nay, nghi thức này vẫn còn được rất nhiều quốc gia trên thế giới tuân theo và được sử dụng trong các buổi đón tiếp khách quý, các buổi duyệt binh, diễu binh hay trong các lễ tang của những nhân vật quan trọng, lễ tang cấp nhà nước. Nguồn ảnh: ABC.
Ngoài việc bắn 21 phát đại bác, nghi thức này cũng được coi là nguồn gốc cho loạt súng chào với ba lượt bắn, mỗi lượt 7 viên thường thấy trong các tang lễ của những tử sĩ để bầy tỏ lòng tôn trọng đối với người đã khuất và cũng như là một thông điệp chào tạm biệt. Nguồn ảnh: Space.