Ngân sách quốc phòng Trung Quốc trong năm 2021 này sẽ tăng 6,8% so với năm ngoái, lên mức 209 tỷ USD. Mặc dù gia tăng ngân sách quốc phòng, tuy nhiên có một thứ vũ khí Bắc Kinh vẫn thiếu trầm trọng, đó là máy bay ném bom chiến lược.Theo các chuyên gia quân sự, loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa duy nhất mà Trung Quốc đang có trong tay hiện nay, vẫn sẽ tiếp tục phải phục quân đội nước này thêm nhiều năm nữa.Điều đáng nói ở đây đó là, máy bay ném bom H-6 đã ra đời từ năm 1959 - tới nay cũng đã vượt ngoài 60 tuổi, khó có thể đáp ứng được nhu cầu tác chiến hiện đại.Bất chấp Trung Quốc có đổ bao nhiêu tiền cho ngân sách quốc phòng, việc chế tạo một loại máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới vẫn là điều khá xa vời với Bắc Kinh.Hiện tại, trong số ba cường quốc quân sự trên thế giới bao gồm Nga, Mỹ và Trung Quốc, quốc gia Đông Á này là cường quốc không quân sử dụng loại máy bay ném bom chiến lược "già" nhất.Có thể thấy một điều khá dễ hiểu, Trung Quốc không muốn đưa máy bay ném bom H-6 ra khỏi biên chế, đơn giản là do không muốn rơi vào cảnh "trắng" máy bay ném bom chiến lược.Dù Bắc Kinh đã có khả năng tự sản xuất máy bay chiến đấu, máy bay cường kích hay thậm chí tự đóng được tàu ngầm nguyên tử, hàng không mẫu hạm, việc chế tạo máy bay ném bom chiến lược tầm xa với quốc gia này vẫn là rất xa vời.Bản thân máy bay ném bom H-6 cũng không phải do Trung Quốc sản xuất ra, loại máy bay này cũng chỉ được Bắc Kinh sao chép lại từ phiên bản Tu-16 do Liên Xô sử dụng trong quá khứ.Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc sử dụng hai động cơ phản lực, thiết kế lỗi thời không có khả năng tàng hình, kèm theo đó là khả năng mang vác - chỉ 12 tấn vũ khí các loại.Dù có khả năng mang vác vũ khí khá ổn so với các loại tiêm kích hiện đại, tuy nhiên H-6 lại không có khả năng tàng hình, không có khả năng cơ động cao, tốc độ cũng tầm thường, khó có thể đáp ứng được nhu cầu oanh kích ở thời điểm này.Tất nhiên, với sự góp mặt của những loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm xa, các điểm yếu của H-6 có thể đã được "yểm trợ" phần nào. Tuy nhiên về cơ bản, Bắc Kinh vẫn cần một loại máy bay ném bom chiến lược mới càng sớm càng tốt.Tuy vậy, với kinh nghiệm tự thiết kế và sản xuất máy bay ném bom chiến lược kém cỏi, kèm theo đó là việc bị "trống" kiến thức về động cơ phản lực hạng nặng, đề bài này là rất khó với Trung Quốc, ngay cả khi có tăng chi ngân sách quốc phòng lên mức cao chót vót. Nguồn ảnh: Sina. Máy bay ném bom chiến lược tầm xa duy nhất Trung Quốc đang có trong biên chế. Nguồn: CCTV.
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc trong năm 2021 này sẽ tăng 6,8% so với năm ngoái, lên mức 209 tỷ USD. Mặc dù gia tăng ngân sách quốc phòng, tuy nhiên có một thứ vũ khí Bắc Kinh vẫn thiếu trầm trọng, đó là máy bay ném bom chiến lược.
Theo các chuyên gia quân sự, loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa duy nhất mà Trung Quốc đang có trong tay hiện nay, vẫn sẽ tiếp tục phải phục quân đội nước này thêm nhiều năm nữa.
Điều đáng nói ở đây đó là, máy bay ném bom H-6 đã ra đời từ năm 1959 - tới nay cũng đã vượt ngoài 60 tuổi, khó có thể đáp ứng được nhu cầu tác chiến hiện đại.
Bất chấp Trung Quốc có đổ bao nhiêu tiền cho ngân sách quốc phòng, việc chế tạo một loại máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới vẫn là điều khá xa vời với Bắc Kinh.
Hiện tại, trong số ba cường quốc quân sự trên thế giới bao gồm Nga, Mỹ và Trung Quốc, quốc gia Đông Á này là cường quốc không quân sử dụng loại máy bay ném bom chiến lược "già" nhất.
Có thể thấy một điều khá dễ hiểu, Trung Quốc không muốn đưa máy bay ném bom H-6 ra khỏi biên chế, đơn giản là do không muốn rơi vào cảnh "trắng" máy bay ném bom chiến lược.
Dù Bắc Kinh đã có khả năng tự sản xuất máy bay chiến đấu, máy bay cường kích hay thậm chí tự đóng được tàu ngầm nguyên tử, hàng không mẫu hạm, việc chế tạo máy bay ném bom chiến lược tầm xa với quốc gia này vẫn là rất xa vời.
Bản thân máy bay ném bom H-6 cũng không phải do Trung Quốc sản xuất ra, loại máy bay này cũng chỉ được Bắc Kinh sao chép lại từ phiên bản Tu-16 do Liên Xô sử dụng trong quá khứ.
Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc sử dụng hai động cơ phản lực, thiết kế lỗi thời không có khả năng tàng hình, kèm theo đó là khả năng mang vác - chỉ 12 tấn vũ khí các loại.
Dù có khả năng mang vác vũ khí khá ổn so với các loại tiêm kích hiện đại, tuy nhiên H-6 lại không có khả năng tàng hình, không có khả năng cơ động cao, tốc độ cũng tầm thường, khó có thể đáp ứng được nhu cầu oanh kích ở thời điểm này.
Tất nhiên, với sự góp mặt của những loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm xa, các điểm yếu của H-6 có thể đã được "yểm trợ" phần nào. Tuy nhiên về cơ bản, Bắc Kinh vẫn cần một loại máy bay ném bom chiến lược mới càng sớm càng tốt.
Tuy vậy, với kinh nghiệm tự thiết kế và sản xuất máy bay ném bom chiến lược kém cỏi, kèm theo đó là việc bị "trống" kiến thức về động cơ phản lực hạng nặng, đề bài này là rất khó với Trung Quốc, ngay cả khi có tăng chi ngân sách quốc phòng lên mức cao chót vót. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa duy nhất Trung Quốc đang có trong biên chế. Nguồn: CCTV.