Mẫu súng trường MAS 36 được quân đội Pháp đưa vào biên chế năm 1936, nhằm thay thế các mẫu súng trường Berthier và Lebel. Súng được sản xuất bởi Manufacture d'armes de Saint-Étienne (MAS), với tên gọi Modèle 36, và được thiết kế để dùng đạn 7,5x54 mới của Pháp; đây là loại đạn cải tiến từ đạn 7,5x57mm kiểu 1924.Do bị ảnh hưởng của tư duy chiến thuật "chiến hào" trong Thế chiến thứ nhất, nên MAS 36 được thiết kế để giải quyết những thiếu sót của súng trường Berthier và Lebel trước đó. Đáng chú ý nhất là khẩu MAS 36 ngắn hơn và nhẹ hơn nhiều so với những khẩu súng trường thế hệ trước.Mặc dù thực tế là quân đội Pháp đã thất bại thảm hại trước Quân đội Đức quốc xã hùng mạnh vào đầu mùa hè năm 1940, nhưng trên thực tế, khẩu súng trường MAS 36 được giới quân sự đánh giá là một trong những khẩu súng trường có uy lực mạnh nhất thế giới.Khi người Pháp thiết kế khẩu MAS 36, thì Đức, Liên Xô, Anh, và thậm chí là Mỹ về cơ bản đã dần rút súng trường ra khỏi biên chế và thay vào đó là tiểu liên hoặc súng trường bán tự động.Tuy nhiên thiết kế của mẫu súng trường MAS 36 cũng có nhiều ưu điểm vượt trội so với mẫu súng trường của Pháp trong thế chiến thứ nhất, nhưng vẫn ảnh hưởng của tư duy chiến hào; MAS có chiều dài ngắn hơn, trọng lượng nhẹ hơn.MAS 36 sử dụng loại đạn 7,5x54mm, cũng do người Pháp phát minh vào năm 1929, thay thế loại đạn 7,5x57mm trước đó dùng cho loại súng tường Label; loại đạn này cũng dùng chung với loại súng máy hạng nhẹ MAC 1929.MAS 36 sử dụng hộp tiếp đạn năm viên, chứa bên trong súng; súng sử dụng khóa nòng xoay, then ngang của súng trường truyền thống; súng phải lên đạn lại sau mỗi phát bắn. Đáng chú ý là tay kéo khóa nòng có hình dáng uốn cong về phía trước, với mục đích mang lại cảm giác thao tác thoải mái hơn, mặc dù thực tế là tính thẩm mỹ không cao.Vấn đề với khẩu MAS 36 là súng không hề có cơ cấu an toàn sau khi lên đạn, có lẽ điều này phù hợp với học thuyết chiến đấu của Pháp, đó là người lính hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của chỉ huy, từ hành động lên đạn hoặc bắn; người lính hoàn toàn không được tự nổ súng, nếu không có lệnh của chỉ huy.Để đảm bảo an toàn, binh lính Pháp sử dụng súng trường MAS 36 sau khi bắn, phải tiến hành khám súng bằng cách mở khóa nòng 2 lần, và kiểm tra bằng mắt xem còn đạn trong buồng đạn và hộp tiếp đạn không. Ngay cả những người lính nghĩa vụ cũng được huấn luyện kỹ động tác khác súng của MAS 36.Cũng do ảnh hưởng của chiến thuật chiến hào, nên thiết kế của MAS 36 vẫn trang bị lưỡi lê; một cải tiến về lưỡi lê là được lắp vào súng khi chiến đấu, chứ không gập vào được như các mẫu súng trường của Pháp trước đó.Do hạn chế về ngân sách, vì người Pháp phải dồn tiền xây dựng phòng tuyến Maginot Line, nên dẫn đến việc sản xuất MAS 36 bị hạn chế; khi chiến tranh bùng nổ, nhiều đơn vị thuộc địa và thậm chí một số đơn vị ở Pháp vẫn được trang bị súng trường Lebel. MAS 36 chỉ được ưu tiên trang bị cho quân đội Pháp ở tuyến trước, nhưng lực lượng này đã nhanh chóng bị thảm bại dưới tay người Đức.MAS 36 vẫn được sản xuất sau khi thế chiến 2 kết thúc, cho đến ít nhất là năm 1951, và được sử dụng trên khắp các thuộc địa của Pháp; trong Quân đội Pháp, MAS 36 được sử dụng làm súng huấn luyện cho đến cuối những năm 1970, sau đó được thay thế hoàn toàn bằng súng trường MAS 49 và MAS 49/56 bán tự động.Trong khi MAS 36 cơ bản là phiên bản phổ biến nhất, quân đội Pháp đã thiết kế một biến thể cho lính dù, có tên MAS 36 CR 39; sự khác biệt nhất so với phiên bản gốc ở chỗ sử dụng báng súng bằng nhôm, có thể gập xuống để giảm bớt chiều dài.Ngoài ra, bắt đầu từ năm 1951, MAS 36 được chuyển đổi thành MAS 36/51, bổ sung thêm súng phóng lựu gắn cố định (AT) và bộ phận ngắm bắn đạn AT. Đạn AT được gắn vào trực tiếp vào nòng súng, và sử dụng loại đạn không có đầu đạn.Tới tận cuối những năm của thập niên 1950, nghĩa là gần 20 năm sau khi được vào biên chế, quân đội Pháp mới trang bị được đầy đủ MAS 36 cho toàn bộ các lực lượng của mình; trong khi đó Liên Xô đã phổ cập bằng AK-47 và Quân đội Mỹ đang thai nghén M-16. Đó cũng là lý do tại sao, Quân đội Pháp đã bị đánh bại hoàn toàn nặng nề và nhanh chóng vào tháng 6/1940 trước Quân đội Đức phát xít. Video MAS-36 - 7.5x54 - Nguồn: Phoenix Phart
Mẫu súng trường MAS 36 được quân đội Pháp đưa vào biên chế năm 1936, nhằm thay thế các mẫu súng trường Berthier và Lebel. Súng được sản xuất bởi Manufacture d'armes de Saint-Étienne (MAS), với tên gọi Modèle 36, và được thiết kế để dùng đạn 7,5x54 mới của Pháp; đây là loại đạn cải tiến từ đạn 7,5x57mm kiểu 1924.
Do bị ảnh hưởng của tư duy chiến thuật "chiến hào" trong Thế chiến thứ nhất, nên MAS 36 được thiết kế để giải quyết những thiếu sót của súng trường Berthier và Lebel trước đó. Đáng chú ý nhất là khẩu MAS 36 ngắn hơn và nhẹ hơn nhiều so với những khẩu súng trường thế hệ trước.
Mặc dù thực tế là quân đội Pháp đã thất bại thảm hại trước Quân đội Đức quốc xã hùng mạnh vào đầu mùa hè năm 1940, nhưng trên thực tế, khẩu súng trường MAS 36 được giới quân sự đánh giá là một trong những khẩu súng trường có uy lực mạnh nhất thế giới.
Khi người Pháp thiết kế khẩu MAS 36, thì Đức, Liên Xô, Anh, và thậm chí là Mỹ về cơ bản đã dần rút súng trường ra khỏi biên chế và thay vào đó là tiểu liên hoặc súng trường bán tự động.
Tuy nhiên thiết kế của mẫu súng trường MAS 36 cũng có nhiều ưu điểm vượt trội so với mẫu súng trường của Pháp trong thế chiến thứ nhất, nhưng vẫn ảnh hưởng của tư duy chiến hào; MAS có chiều dài ngắn hơn, trọng lượng nhẹ hơn.
MAS 36 sử dụng loại đạn 7,5x54mm, cũng do người Pháp phát minh vào năm 1929, thay thế loại đạn 7,5x57mm trước đó dùng cho loại súng tường Label; loại đạn này cũng dùng chung với loại súng máy hạng nhẹ MAC 1929.
MAS 36 sử dụng hộp tiếp đạn năm viên, chứa bên trong súng; súng sử dụng khóa nòng xoay, then ngang của súng trường truyền thống; súng phải lên đạn lại sau mỗi phát bắn. Đáng chú ý là tay kéo khóa nòng có hình dáng uốn cong về phía trước, với mục đích mang lại cảm giác thao tác thoải mái hơn, mặc dù thực tế là tính thẩm mỹ không cao.
Vấn đề với khẩu MAS 36 là súng không hề có cơ cấu an toàn sau khi lên đạn, có lẽ điều này phù hợp với học thuyết chiến đấu của Pháp, đó là người lính hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của chỉ huy, từ hành động lên đạn hoặc bắn; người lính hoàn toàn không được tự nổ súng, nếu không có lệnh của chỉ huy.
Để đảm bảo an toàn, binh lính Pháp sử dụng súng trường MAS 36 sau khi bắn, phải tiến hành khám súng bằng cách mở khóa nòng 2 lần, và kiểm tra bằng mắt xem còn đạn trong buồng đạn và hộp tiếp đạn không. Ngay cả những người lính nghĩa vụ cũng được huấn luyện kỹ động tác khác súng của MAS 36.
Cũng do ảnh hưởng của chiến thuật chiến hào, nên thiết kế của MAS 36 vẫn trang bị lưỡi lê; một cải tiến về lưỡi lê là được lắp vào súng khi chiến đấu, chứ không gập vào được như các mẫu súng trường của Pháp trước đó.
Do hạn chế về ngân sách, vì người Pháp phải dồn tiền xây dựng phòng tuyến Maginot Line, nên dẫn đến việc sản xuất MAS 36 bị hạn chế; khi chiến tranh bùng nổ, nhiều đơn vị thuộc địa và thậm chí một số đơn vị ở Pháp vẫn được trang bị súng trường Lebel. MAS 36 chỉ được ưu tiên trang bị cho quân đội Pháp ở tuyến trước, nhưng lực lượng này đã nhanh chóng bị thảm bại dưới tay người Đức.
MAS 36 vẫn được sản xuất sau khi thế chiến 2 kết thúc, cho đến ít nhất là năm 1951, và được sử dụng trên khắp các thuộc địa của Pháp; trong Quân đội Pháp, MAS 36 được sử dụng làm súng huấn luyện cho đến cuối những năm 1970, sau đó được thay thế hoàn toàn bằng súng trường MAS 49 và MAS 49/56 bán tự động.
Trong khi MAS 36 cơ bản là phiên bản phổ biến nhất, quân đội Pháp đã thiết kế một biến thể cho lính dù, có tên MAS 36 CR 39; sự khác biệt nhất so với phiên bản gốc ở chỗ sử dụng báng súng bằng nhôm, có thể gập xuống để giảm bớt chiều dài.
Ngoài ra, bắt đầu từ năm 1951, MAS 36 được chuyển đổi thành MAS 36/51, bổ sung thêm súng phóng lựu gắn cố định (AT) và bộ phận ngắm bắn đạn AT. Đạn AT được gắn vào trực tiếp vào nòng súng, và sử dụng loại đạn không có đầu đạn.
Tới tận cuối những năm của thập niên 1950, nghĩa là gần 20 năm sau khi được vào biên chế, quân đội Pháp mới trang bị được đầy đủ MAS 36 cho toàn bộ các lực lượng của mình; trong khi đó Liên Xô đã phổ cập bằng AK-47 và Quân đội Mỹ đang thai nghén M-16. Đó cũng là lý do tại sao, Quân đội Pháp đã bị đánh bại hoàn toàn nặng nề và nhanh chóng vào tháng 6/1940 trước Quân đội Đức phát xít.
Video MAS-36 - 7.5x54 - Nguồn: Phoenix Phart