Năm 1937, quân đội Thụy Điển bày tỏ sự quan tâm đến xe tăng TNH do Tiệp Khắc chế tạo vào cuối Thế chiến I. Ảnh: Arms Expo.Tháng 3/1940, Thụy Điển đã đặt hàng 90 xe tăng TNH tuy nhiên quá trình giao hàng bị gián đoạn khi Đức quốc xã xâm chiếm Tiệp Khắc. Ảnh: Arms Expo.Sau thời gian đàm phán, Đức quốc xã cho phép Thụy Điển sản xuất xe tăng tại nước này để bù cho số xe tăng TNH chế tạo cho nước này mà Đức thu giữ trước đó. Ảnh: Arms Expo.Phiên bản TNH sản xuất tại Thụy Điển được đặt cái tên khá dài dòng và rất khó phát âm, xe tăng Stridsvagn m/41 (Strv m/41) Các dòng xe tăng về sau cũng được đặt tên tương tự như vậy. Ảnh: Arms Expo.Strv m/41 có thiết kế cổ điển đặc trưng của những dòng xe tăng phát triển trước Thế chiến II. Các bộ phận được kết nối với nhau bằng đinh tán nên khả năng chống chịu đạn khá hạn chế. Ảnh: Arms Expo.Xe tăng được lắp pháo chính 37 mm cùng 2 súng máy 8 mm, một được gắn bên cạnh pháo chính, một gắn phía trước ở vị trí lái xe. Hệ thống vũ khí của xe chỉ có khả năng đối phó với các mục tiêu bọc giáp nhẹ hoặc bộ binh. Ảnh: Arms Expo.Xe có chiều dài 4,6 m, rộng 2,14 m, cao 2,35 m, khối lượng chiến đấu 11 tấn, ê kíp vận hành 4 người. Ảnh: Arms Expo.Stridsvagn m/41 bắt đầu phục vụ trong quân đội Thụy Điển từ năm 1942. Những năm Thế chiến II, hiệu suất chiến đấu của Strv m/41 hầu như không được đề cập đến. Ảnh: Arms Expo.So với những xe tăng cùng thời như T-34 của Liên Xô, Panzer, Tiger của Đức, M4 của Mỹ thì Strv m/41 hoàn toàn lép vế cả về hỏa lực, bọc giáp, tính di động. Ảnh: Arms Expo.Những xe tăng Stridsvagn m/41 chủ yếu sử dụng cho nhiệm vụ phòng thủ ở khu vực Strängnäs, phía đông nam Thụy Điển. Ảnh: Arms Expo.Những chiếc xe tăng Stridsvagn m/41 phục vụ cho đến năm 1950. Thụy Điển thường bắt nhịp khá chậm trong việc phát triển các xe tăng theo tiêu chuẩn hiện đại, một có lẽ bắt nguồn từ nhu cầu phòng thủ không quá cấp bách của nước này. Ảnh: Arms Expo.Stridsvagn m/41 mặc dù rất lạc hậu nhưng đã góp phần giúp Thụy Điển xây dựng công nghiệp xe tăng. Những năm Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển phát triển một mẫu xe tăng kỳ lạ không có tháp pháo, một thiết kế được xem là đi ngược thời đại. Ảnh: Arms Expo.Phần đáy của xe được chế tạo khá thô sơ và rất dễ bị phá hủy nếu cán phải mìn. Ảnh: Arms Expo.
Năm 1937, quân đội Thụy Điển bày tỏ sự quan tâm đến xe tăng TNH do Tiệp Khắc chế tạo vào cuối Thế chiến I. Ảnh: Arms Expo.
Tháng 3/1940, Thụy Điển đã đặt hàng 90 xe tăng TNH tuy nhiên quá trình giao hàng bị gián đoạn khi Đức quốc xã xâm chiếm Tiệp Khắc. Ảnh: Arms Expo.
Sau thời gian đàm phán, Đức quốc xã cho phép Thụy Điển sản xuất xe tăng tại nước này để bù cho số xe tăng TNH chế tạo cho nước này mà Đức thu giữ trước đó. Ảnh: Arms Expo.
Phiên bản TNH sản xuất tại Thụy Điển được đặt cái tên khá dài dòng và rất khó phát âm, xe tăng Stridsvagn m/41 (Strv m/41) Các dòng xe tăng về sau cũng được đặt tên tương tự như vậy. Ảnh: Arms Expo.
Strv m/41 có thiết kế cổ điển đặc trưng của những dòng xe tăng phát triển trước Thế chiến II. Các bộ phận được kết nối với nhau bằng đinh tán nên khả năng chống chịu đạn khá hạn chế. Ảnh: Arms Expo.
Xe tăng được lắp pháo chính 37 mm cùng 2 súng máy 8 mm, một được gắn bên cạnh pháo chính, một gắn phía trước ở vị trí lái xe. Hệ thống vũ khí của xe chỉ có khả năng đối phó với các mục tiêu bọc giáp nhẹ hoặc bộ binh. Ảnh: Arms Expo.
Xe có chiều dài 4,6 m, rộng 2,14 m, cao 2,35 m, khối lượng chiến đấu 11 tấn, ê kíp vận hành 4 người. Ảnh: Arms Expo.
Stridsvagn m/41 bắt đầu phục vụ trong quân đội Thụy Điển từ năm 1942. Những năm Thế chiến II, hiệu suất chiến đấu của Strv m/41 hầu như không được đề cập đến. Ảnh: Arms Expo.
So với những xe tăng cùng thời như T-34 của Liên Xô, Panzer, Tiger của Đức, M4 của Mỹ thì Strv m/41 hoàn toàn lép vế cả về hỏa lực, bọc giáp, tính di động. Ảnh: Arms Expo.
Những xe tăng Stridsvagn m/41 chủ yếu sử dụng cho nhiệm vụ phòng thủ ở khu vực Strängnäs, phía đông nam Thụy Điển. Ảnh: Arms Expo.
Những chiếc xe tăng Stridsvagn m/41 phục vụ cho đến năm 1950. Thụy Điển thường bắt nhịp khá chậm trong việc phát triển các xe tăng theo tiêu chuẩn hiện đại, một có lẽ bắt nguồn từ nhu cầu phòng thủ không quá cấp bách của nước này. Ảnh: Arms Expo.
Stridsvagn m/41 mặc dù rất lạc hậu nhưng đã góp phần giúp Thụy Điển xây dựng công nghiệp xe tăng. Những năm Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển phát triển một mẫu xe tăng kỳ lạ không có tháp pháo, một thiết kế được xem là đi ngược thời đại. Ảnh: Arms Expo.
Phần đáy của xe được chế tạo khá thô sơ và rất dễ bị phá hủy nếu cán phải mìn. Ảnh: Arms Expo.