Những chiếc mũ cối quen thuộc của anh Bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Mỹ hóa ra lại có nhiều tác dụng hơn những gì người ta tưởng. Nguồn ảnh: Wiki.Ngoài tác dụng che nắng che mưa, để nước mưa không dội xối xả vào mặt khiến người lính mất tầm nhìn, những chiếc mũ tai bèo còn có nhiều tác dụng phụ khác dù không nằm trong "hướng dẫn sử dụng" nhưng vẫn được người lính sử dụng như một "tính năng" của chiếc mũ này. Nguồn ảnh: Qoura.Cụ thể, mũ tai bèo có thể sử dụng như một chiếc... khăn mặt, người lính khi hành quân bộ mồ hôi mồ kê nhễ nhại có thể sử dụng chiếc mũ này để lau mặt một cách đơn giản, hoặc nhúng vào nước rồi đội lên đầu, tác dụng giảm nhiệt sẽ rất rõ rệt. Nguồn ảnh: Era.Các loại mũ tai bèo với vành rộng còn rất thích hợp khi đi rừng, côn trùng từ trên cao sẽ không thể nhảy thẳng vào đầu, vào mặt người lính được mà sẽ rơi vào phần tai bèo. Phần tai bèo này cũng giúp che chắn côn trùng từ trên cao chui tọt vào cổ áo người lính khi rơi xuống. Nguồn ảnh: QDND.Trong quá trình chiến đấu, người lính sẽ phải chui rục qua những hàng rào dây thép gai, bụi rậm, chiếc mũ tai bèo cũng sẽ giúp che tóc tai của người lính, giúp người lính không bị vướng tóc vào cây cối, hàng rào và bị giật ngược trở lại. Nguồn ảnh: Medic.Tuy nhiên, mũ tai bèo cũng không phải là không có điểm yếu. Cụ thể, loại mũ này hoàn toàn không có tác dụng chống đỡ mảnh văng, mảnh rơi của bom đạn, càng không thể chống đỡ được những viên đạn bắn trực diện từ phía đối phương, thậm chí đạn đập xuống đất nảy lên chiếc mũ tai bèo này cũng không thể đỡ được. Nguồn ảnh: Qoura.Có thể nói, chiếc mũ này hoàn toàn không có tác dụng bảo vệ người lính trong lúc giao tranh. Nguồn ảnh: Pinterest.Tương tự như mũ tai bèo, tác dụng của mũ cối cũng gần như tương tự. Ngoài ra, mũ cối Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ còn có chất lượng cực kỳ tốt, có thể ngồi lên mà không sợ mũ bị bẹp. Nguồn ảnh: Badi.Chiếc mũ cối này còn có tác dụng múc nước, làm... chậu thau rửa mặt. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong quá trình chiến đấu, mũ cối cũng một phần nào bảo vệ được bộ phận đầu của người lính. Cụ thể, chiếc mũ cối có thể đỡ được những mảnh rơi, mảnh văng hết tầm từ bom, đạn. Khi tác chiến trong môi trường đô thị, chiếc mũ cối còn giúp người lính đỡ bị cộc đầu khi di chuyển. Nguồn ảnh: Cherries.Với những tác dụng của chiếc mũ cối, chiếc mũ này vẫn "sống tốt" trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam tới tận ngày hôm nay. Nguồn ảnh: Digger.Lực lượng thanh niên xung phong với chiếc mũ cối huyền thoại. Nguồn ảnh: Quansuvn.Mũ cối cùng các vũ khí hạng nặng của lực lượng bộ binh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: Vbaf.
Những chiếc mũ cối quen thuộc của anh Bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Mỹ hóa ra lại có nhiều tác dụng hơn những gì người ta tưởng. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngoài tác dụng che nắng che mưa, để nước mưa không dội xối xả vào mặt khiến người lính mất tầm nhìn, những chiếc mũ tai bèo còn có nhiều tác dụng phụ khác dù không nằm trong "hướng dẫn sử dụng" nhưng vẫn được người lính sử dụng như một "tính năng" của chiếc mũ này. Nguồn ảnh: Qoura.
Cụ thể, mũ tai bèo có thể sử dụng như một chiếc... khăn mặt, người lính khi hành quân bộ mồ hôi mồ kê nhễ nhại có thể sử dụng chiếc mũ này để lau mặt một cách đơn giản, hoặc nhúng vào nước rồi đội lên đầu, tác dụng giảm nhiệt sẽ rất rõ rệt. Nguồn ảnh: Era.
Các loại mũ tai bèo với vành rộng còn rất thích hợp khi đi rừng, côn trùng từ trên cao sẽ không thể nhảy thẳng vào đầu, vào mặt người lính được mà sẽ rơi vào phần tai bèo. Phần tai bèo này cũng giúp che chắn côn trùng từ trên cao chui tọt vào cổ áo người lính khi rơi xuống. Nguồn ảnh: QDND.
Trong quá trình chiến đấu, người lính sẽ phải chui rục qua những hàng rào dây thép gai, bụi rậm, chiếc mũ tai bèo cũng sẽ giúp che tóc tai của người lính, giúp người lính không bị vướng tóc vào cây cối, hàng rào và bị giật ngược trở lại. Nguồn ảnh: Medic.
Tuy nhiên, mũ tai bèo cũng không phải là không có điểm yếu. Cụ thể, loại mũ này hoàn toàn không có tác dụng chống đỡ mảnh văng, mảnh rơi của bom đạn, càng không thể chống đỡ được những viên đạn bắn trực diện từ phía đối phương, thậm chí đạn đập xuống đất nảy lên chiếc mũ tai bèo này cũng không thể đỡ được. Nguồn ảnh: Qoura.
Có thể nói, chiếc mũ này hoàn toàn không có tác dụng bảo vệ người lính trong lúc giao tranh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tương tự như mũ tai bèo, tác dụng của mũ cối cũng gần như tương tự. Ngoài ra, mũ cối Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ còn có chất lượng cực kỳ tốt, có thể ngồi lên mà không sợ mũ bị bẹp. Nguồn ảnh: Badi.
Chiếc mũ cối này còn có tác dụng múc nước, làm... chậu thau rửa mặt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong quá trình chiến đấu, mũ cối cũng một phần nào bảo vệ được bộ phận đầu của người lính. Cụ thể, chiếc mũ cối có thể đỡ được những mảnh rơi, mảnh văng hết tầm từ bom, đạn. Khi tác chiến trong môi trường đô thị, chiếc mũ cối còn giúp người lính đỡ bị cộc đầu khi di chuyển. Nguồn ảnh: Cherries.
Với những tác dụng của chiếc mũ cối, chiếc mũ này vẫn "sống tốt" trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam tới tận ngày hôm nay. Nguồn ảnh: Digger.
Lực lượng thanh niên xung phong với chiếc mũ cối huyền thoại. Nguồn ảnh: Quansuvn.
Mũ cối cùng các vũ khí hạng nặng của lực lượng bộ binh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: Vbaf.