Trong một phóng sự “Từ một nghị quyết khoa học” mới đây trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam về đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh, đã giúp cho độc giả có nhìn rõ nét hơn về các tổ hợp radar cảnh giới do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo. Trong đó nổi bật nhất là đài radar cảnh giới VRS-2DM. Nguồn ảnh: QPVN.Theo đó đài radar VRS-2DM là một trong nhiều sản phẩm quốc phòng được nghiên cứu, thiết kế và sản xuất bởi Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, là hệ thống đài radar bắt thấp sóng Decimet (dm) cũng là loại radar chủ lực sử dụng làm nhiệm vụ cảnh giới bắt các mục tiêu bay thấp và rất thấp. Nguồn ảnh: QPVN.Hiện tại đài radar cảnh giới VRS-2DM đã bắt đầu được đưa vào trang bị trong một số đơn vị trong Quân chủng Phòng không – Không quân, và được đánh giá vượt trội hơn một số thế hệ đài radar cảnh giới tầm thấp từng được Quân đội ta sử dụng. Nguồn ảnh: QPVN.Đài radar VRS-2DM có khả năng phát hiện các mục tiêu xa hàng trăm km, đặc biệt toàn bộ tổ hợp được thiết kế để triển khai và thu hồi bán tự động bằng điều khiển điện hoặc thủy lực, giúp giảm thời gian thu hồi đài xuống còn bằng ¼ so với các thế hệ đài cũ. Nguồn ảnh: QPVN.Theo Đồng chí Bùi Chiến Thắng – Kỹ sư thử nghiệm radar, Trung tâm sản xuất, Viện Nghiên cứu phát triển Viettel cho biết, đối với các thế hệ đài radar cũ trước đây quá trình thu hồi và triển khai phụ thuộc vào sức người khá nhiều vì phải tháo rời nhiều cụm bộ phận một cách thủ công. Tuy nhiên hiện tại nhược điểm này đã được khắc phục bằng các hệ thống thủy lực tự động và chỉ cần tới một nút bấm. Nguồn ảnh: QPVN.Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, việc thay thế toàn bộ các đài radar cảnh giới 2D bắt thấp dải sóng dm thế hệ cũ như P-15, P-19 hiện có bằng các đài radar thế hệ mới mua từ nước ngoài là không khả thi do có chi phí cao. Nguồn ảnh: QPVN.Trong khi đó chi phí tự nghiên cứu, chế tạo loại đài radar cảnh giới 2D sóng dm do Tập đoàn Viettel đang thực hiện lại có các tính năng tham số kỹ chiến thuật tương đương P-19 của Liên Xô trước đây, với việc tái sử dụng lại ăng ten cũ của P-19, P-15 thì kinh tế hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là quá trình triển khai cụm ăng ten cảnh giới trên đài radar VRS-2DM thông qua thiết bị điều khiển bán tự động sử dụng hệ thống thủy lực tự nâng. Nguồn ảnh: QPVN.Bên cạnh đó khả năng làm chủ thiết kế chế tạo các đài radar này cho phép dễ dàng nâng cấp, tùy biến phần mềm, phần cứng cho phù hợp với những yêu cầu kỹ chiến thuật phát sinh sau này, cũng như dễ dàng đảm bảo kỹ thuật cho khí tài mà không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Nguồn ảnh: QPVN.Về thành phần chiến đấu, đài radar cảnh giới VRS-2DM gồm một xe ăng ten thiết bị và một xe cho kíp đài làm việc. Hai thành phần chiến đấu này có thể triển khai cách nhau hơn 500m nên có tính an toàn cao hơn. Nguồn ảnh: QPVN.Kíp trắc thủ làm việc trên xe chỉ huy được thiết kế rộng rãi, thoáng mát, tiện nghi tách biệt hoàn toàn với xe thiết bị, từ đó giúp loại trừ ảnh hưởng của bức xạ sóng điện từ và tăng tỉ lệ sống sót của kíp đài trong trường hợp bị tên lửa diệt radar của đối phương tấn công. Nguồn ảnh: QPVN.Ngoài các thông số kỹ thuật đã được công bố trước đây, đài radar VRS-2DM gần đây cũng đã được nâng cấp trang bị với máy hỏi đáp nhận diện địch ta IFF do trong nước tự thiết kế và sản xuất. Đây có thể được xem là một nâng cấp quan trọng giúp VRS-2DM sở hữu năng lực cảnh giới toàn diện hơn các đài thế hệ cũ. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là máy hỏi đáp nhận diện địch ta IFF do trong nước tự thiết kế và trang bị lên trên các tổ hợp đài radar cảnh giới tầm thấp VRS-2DM của Tập đoàn Viettel. Nguồn ảnh: QPVN.Đài radar cảnh giới VRS-2DM còn có khả năng hoạt động liên tục khi có sự cố kỹ thuật nhờ được trang bị dự phòng nhiều cấp, sẵn sàng kết nối vào hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia VQ. Nguồn ảnh: QPVN.Hiện tại đài radar VRS-2DM hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí để xuất khẩu và đã được giới thiệu tại triển lãm quốc phòng Indodefence tại Indonesia vào tháng 11 năm ngoái. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Hé lộ những thiết bị quân sự hiện đại do Viettel sản xuất. (nguồn QPVN)
Trong một phóng sự “Từ một nghị quyết khoa học” mới đây trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam về đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh, đã giúp cho độc giả có nhìn rõ nét hơn về các tổ hợp radar cảnh giới do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo. Trong đó nổi bật nhất là đài radar cảnh giới VRS-2DM. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo đó đài radar VRS-2DM là một trong nhiều sản phẩm quốc phòng được nghiên cứu, thiết kế và sản xuất bởi Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, là hệ thống đài radar bắt thấp sóng Decimet (dm) cũng là loại radar chủ lực sử dụng làm nhiệm vụ cảnh giới bắt các mục tiêu bay thấp và rất thấp. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện tại đài radar cảnh giới VRS-2DM đã bắt đầu được đưa vào trang bị trong một số đơn vị trong Quân chủng Phòng không – Không quân, và được đánh giá vượt trội hơn một số thế hệ đài radar cảnh giới tầm thấp từng được Quân đội ta sử dụng. Nguồn ảnh: QPVN.
Đài radar VRS-2DM có khả năng phát hiện các mục tiêu xa hàng trăm km, đặc biệt toàn bộ tổ hợp được thiết kế để triển khai và thu hồi bán tự động bằng điều khiển điện hoặc thủy lực, giúp giảm thời gian thu hồi đài xuống còn bằng ¼ so với các thế hệ đài cũ. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo Đồng chí Bùi Chiến Thắng – Kỹ sư thử nghiệm radar, Trung tâm sản xuất, Viện Nghiên cứu phát triển Viettel cho biết, đối với các thế hệ đài radar cũ trước đây quá trình thu hồi và triển khai phụ thuộc vào sức người khá nhiều vì phải tháo rời nhiều cụm bộ phận một cách thủ công. Tuy nhiên hiện tại nhược điểm này đã được khắc phục bằng các hệ thống thủy lực tự động và chỉ cần tới một nút bấm. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, việc thay thế toàn bộ các đài radar cảnh giới 2D bắt thấp dải sóng dm thế hệ cũ như P-15, P-19 hiện có bằng các đài radar thế hệ mới mua từ nước ngoài là không khả thi do có chi phí cao. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong khi đó chi phí tự nghiên cứu, chế tạo loại đài radar cảnh giới 2D sóng dm do Tập đoàn Viettel đang thực hiện lại có các tính năng tham số kỹ chiến thuật tương đương P-19 của Liên Xô trước đây, với việc tái sử dụng lại ăng ten cũ của P-19, P-15 thì kinh tế hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là quá trình triển khai cụm ăng ten cảnh giới trên đài radar VRS-2DM thông qua thiết bị điều khiển bán tự động sử dụng hệ thống thủy lực tự nâng. Nguồn ảnh: QPVN.
Bên cạnh đó khả năng làm chủ thiết kế chế tạo các đài radar này cho phép dễ dàng nâng cấp, tùy biến phần mềm, phần cứng cho phù hợp với những yêu cầu kỹ chiến thuật phát sinh sau này, cũng như dễ dàng đảm bảo kỹ thuật cho khí tài mà không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Nguồn ảnh: QPVN.
Về thành phần chiến đấu, đài radar cảnh giới VRS-2DM gồm một xe ăng ten thiết bị và một xe cho kíp đài làm việc. Hai thành phần chiến đấu này có thể triển khai cách nhau hơn 500m nên có tính an toàn cao hơn. Nguồn ảnh: QPVN.
Kíp trắc thủ làm việc trên xe chỉ huy được thiết kế rộng rãi, thoáng mát, tiện nghi tách biệt hoàn toàn với xe thiết bị, từ đó giúp loại trừ ảnh hưởng của bức xạ sóng điện từ và tăng tỉ lệ sống sót của kíp đài trong trường hợp bị tên lửa diệt radar của đối phương tấn công. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài các thông số kỹ thuật đã được công bố trước đây, đài radar VRS-2DM gần đây cũng đã được nâng cấp trang bị với máy hỏi đáp nhận diện địch ta IFF do trong nước tự thiết kế và sản xuất. Đây có thể được xem là một nâng cấp quan trọng giúp VRS-2DM sở hữu năng lực cảnh giới toàn diện hơn các đài thế hệ cũ. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là máy hỏi đáp nhận diện địch ta IFF do trong nước tự thiết kế và trang bị lên trên các tổ hợp đài radar cảnh giới tầm thấp VRS-2DM của Tập đoàn Viettel. Nguồn ảnh: QPVN.
Đài radar cảnh giới VRS-2DM còn có khả năng hoạt động liên tục khi có sự cố kỹ thuật nhờ được trang bị dự phòng nhiều cấp, sẵn sàng kết nối vào hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia VQ. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện tại đài radar VRS-2DM hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí để xuất khẩu và đã được giới thiệu tại triển lãm quốc phòng Indodefence tại Indonesia vào tháng 11 năm ngoái. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Hé lộ những thiết bị quân sự hiện đại do Viettel sản xuất. (nguồn QPVN)