Được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn kể từ năm 1940, xe tăng T-34 là một trong những quân bài chủ chốt giúp Liên Xô chiến thắng được Đức quốc xã ở Mặt trận phía Đông. Và câu hỏi được khá nhiều người yêu thích T-34 quan tâm là để sở hữu một chiếc xe tăng T-34, Quân đội Liên Xô phải bỏ ra bao nhiêu tiền? Nguồn ảnh: Tank.Trong nền kinh tế kế hoạch bao cấp ở Liên Xô thời đó, việc định giá một chiếc xe tăng là khá khó khăn vì đây vốn dĩ là một sản phẩm đặc thù của nhà nước, lại không được phân phối theo "giá thị trường" mà được sản xuất để phục vụ quân đội. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên, nhiều tài liệu vẫn áng chừng được giá trị của chiếc xe tăng này, dựa trên số giờ lao động để có thể tạo ra được một chiếc xe tăng hoàn thiện và giá trị thực của những nguyên vật liệu làm nên nó. Nguồn ảnh: Pinterest.Do được lắp ráp theo dây chuyền, vậy nên giá của những chiếc xe tăng hạng trung T-34 sẽ càng ngày càng rẻ nếu dây chuyền lắp ráp được mở rộng và giá của nó còn phụ thuộc cả vào vị trí đặt dây chuyền sản xuất do ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển nguyên liệu đến và vận chuyển sản phẩm ra khỏi nhà máy đưa tới đơn vị. Nguồn ảnh: Factory.Lấy ví dụ ở nhà máy 183 đặt tại khu tổ hiệp công nghiệp nặng ở Ural, giá của chiếc T-34 qua các năm từ 1941 tới năm 1945 đã giảm dần từ 259.256 RUB xuống còn 136.380 RUB - nghĩa là rẻ đi 1 nửa chỉ sau 5 năm sản xuất. Đồng nghĩa với việc công suất của nhà máy phải tăng lên gấp nhiều lần. Nguồn ảnh: Tanker.Một nhà máy khác là nhà máy số 112 của Liên Xô, giá xe tăng T-34 năm 1942 là 209.700 RUB nhưng tới cuối chiến tranh chỉ giảm được một phần nhỏ, xuống còn 173.000 RUB cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Legen.Quy đổi ra giá USD thời điểm đó, mỗi chiếc xe tăng T-34 thời điểm đó sẽ có giá khoảng 4100 USD, tương đương với khoảng 71.000 USD vào thởi điểm hiện tại. Đây rõ ràng là một cái giá khá rẻ so với các loại xe tăng cùng thời. Vào thời điểm năm 1945 khi T-34 có giá thấp nhất, chiếc xe tăng này chỉ tương đương với 2100 USD, bằng 36.000 USD theo tỉ giá hiện tại. Nguồn ảnh: Workshop.Không chỉ rẻ, T-34 còn nổi tiếng với thiết kế tối giản. Theo nhiều tài liệu của Liên Xô, mỗi chiếc xe tăng T-34 cần khoảng 3000 giờ làm việc của công nhân trên dây chuyền để hoàn thành. Để tiện so sánh, chiếc xe tăng hạng nặng của Đức là Tiger I có số giờ làm việc là... 55.000 giờ để hoàn thiện. Nguồn ảnh: Pinterest.Một điểm thú vị đó là xe tăng T-34 của Liên Xô cũng là mẫu tăng đầu tiên trên thế giới có hệ thống xoay tháp pháo bằng máy chứ không phải bằng tay. Kèm theo đó là hệ thống khớp nối tháp pháo cực kỳ đơn giản, giúp giảm thời gian lắp ráp xuống khoảng 5 tới 6 lần so với kiểu khớp nối cũ. Ảnh: Xe tăng Liên Xô được Đức tịch thu làm chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: Achtung.Ngoài ra, không thể kể đến công lao của Mỹ đã giúp Liên Xô trong việc tạo ra những chiếc xe tăng này. Cụ thể, phần lớn các dây chuyền khủng nhất của Liên Xô thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều được thiết kế bởi hãng... Ford - hãng sản xuất ô-tô lớn nhất của Mỹ thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Tanker.Cụ thể, 28% các máy móc thiết bị công nghiệp phục vụ cho lắp ráp của Liên Xô được Mỹ viện trợ theo chương trình Lend-Lease, 45% các loại dây điện, dây dẫn Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều là hàng Mỹ, 56% nhôm của Liên Xô là do Mỹ viện trợ và khoảng 50% thép cũng là của Mỹ. Nguồn ảnh: Achtung.Điều này cũng lý giải tại sao chiếc T-34 và chiếc M4 Sherman của Mỹ có giá tương đương nhau vì hai chiếc xe tăng này đều có cùng trọng lượng và cùng được sản xuất trên dây chuyền do Ford thiết kế. Tuy vậy, về hiệu quả sử dụng thì có vẻ như người Liên Xô đã làm tốt hơn người Mỹ rất nhiều. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Lính dù Đức diệt xe tăng T-34 của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn kể từ năm 1940, xe tăng T-34 là một trong những quân bài chủ chốt giúp Liên Xô chiến thắng được Đức quốc xã ở Mặt trận phía Đông. Và câu hỏi được khá nhiều người yêu thích T-34 quan tâm là để sở hữu một chiếc xe tăng T-34, Quân đội Liên Xô phải bỏ ra bao nhiêu tiền? Nguồn ảnh: Tank.
Trong nền kinh tế kế hoạch bao cấp ở Liên Xô thời đó, việc định giá một chiếc xe tăng là khá khó khăn vì đây vốn dĩ là một sản phẩm đặc thù của nhà nước, lại không được phân phối theo "giá thị trường" mà được sản xuất để phục vụ quân đội. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu vẫn áng chừng được giá trị của chiếc xe tăng này, dựa trên số giờ lao động để có thể tạo ra được một chiếc xe tăng hoàn thiện và giá trị thực của những nguyên vật liệu làm nên nó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do được lắp ráp theo dây chuyền, vậy nên giá của những chiếc xe tăng hạng trung T-34 sẽ càng ngày càng rẻ nếu dây chuyền lắp ráp được mở rộng và giá của nó còn phụ thuộc cả vào vị trí đặt dây chuyền sản xuất do ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển nguyên liệu đến và vận chuyển sản phẩm ra khỏi nhà máy đưa tới đơn vị. Nguồn ảnh: Factory.
Lấy ví dụ ở nhà máy 183 đặt tại khu tổ hiệp công nghiệp nặng ở Ural, giá của chiếc T-34 qua các năm từ 1941 tới năm 1945 đã giảm dần từ 259.256 RUB xuống còn 136.380 RUB - nghĩa là rẻ đi 1 nửa chỉ sau 5 năm sản xuất. Đồng nghĩa với việc công suất của nhà máy phải tăng lên gấp nhiều lần. Nguồn ảnh: Tanker.
Một nhà máy khác là nhà máy số 112 của Liên Xô, giá xe tăng T-34 năm 1942 là 209.700 RUB nhưng tới cuối chiến tranh chỉ giảm được một phần nhỏ, xuống còn 173.000 RUB cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Legen.
Quy đổi ra giá USD thời điểm đó, mỗi chiếc xe tăng T-34 thời điểm đó sẽ có giá khoảng 4100 USD, tương đương với khoảng 71.000 USD vào thởi điểm hiện tại. Đây rõ ràng là một cái giá khá rẻ so với các loại xe tăng cùng thời. Vào thời điểm năm 1945 khi T-34 có giá thấp nhất, chiếc xe tăng này chỉ tương đương với 2100 USD, bằng 36.000 USD theo tỉ giá hiện tại. Nguồn ảnh: Workshop.
Không chỉ rẻ, T-34 còn nổi tiếng với thiết kế tối giản. Theo nhiều tài liệu của Liên Xô, mỗi chiếc xe tăng T-34 cần khoảng 3000 giờ làm việc của công nhân trên dây chuyền để hoàn thành. Để tiện so sánh, chiếc xe tăng hạng nặng của Đức là Tiger I có số giờ làm việc là... 55.000 giờ để hoàn thiện. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một điểm thú vị đó là xe tăng T-34 của Liên Xô cũng là mẫu tăng đầu tiên trên thế giới có hệ thống xoay tháp pháo bằng máy chứ không phải bằng tay. Kèm theo đó là hệ thống khớp nối tháp pháo cực kỳ đơn giản, giúp giảm thời gian lắp ráp xuống khoảng 5 tới 6 lần so với kiểu khớp nối cũ. Ảnh: Xe tăng Liên Xô được Đức tịch thu làm chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: Achtung.
Ngoài ra, không thể kể đến công lao của Mỹ đã giúp Liên Xô trong việc tạo ra những chiếc xe tăng này. Cụ thể, phần lớn các dây chuyền khủng nhất của Liên Xô thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều được thiết kế bởi hãng... Ford - hãng sản xuất ô-tô lớn nhất của Mỹ thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Tanker.
Cụ thể, 28% các máy móc thiết bị công nghiệp phục vụ cho lắp ráp của Liên Xô được Mỹ viện trợ theo chương trình Lend-Lease, 45% các loại dây điện, dây dẫn Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều là hàng Mỹ, 56% nhôm của Liên Xô là do Mỹ viện trợ và khoảng 50% thép cũng là của Mỹ. Nguồn ảnh: Achtung.
Điều này cũng lý giải tại sao chiếc T-34 và chiếc M4 Sherman của Mỹ có giá tương đương nhau vì hai chiếc xe tăng này đều có cùng trọng lượng và cùng được sản xuất trên dây chuyền do Ford thiết kế. Tuy vậy, về hiệu quả sử dụng thì có vẻ như người Liên Xô đã làm tốt hơn người Mỹ rất nhiều. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Lính dù Đức diệt xe tăng T-34 của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.