Người Liên Xô, trong thế chiến hai không gọi chiến thuật của mình là chiến thuật biển tăng mà gọi nó với một cái tên mỹ miều hơn rất nhiều, chiến thuật "bầy sói", một cách cực kỳ hữu hiệu để đối phó với các xe tặng hạng nạng của Phát xít Đức lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Wargame. Xe tăng T-34 và bản nâng cấp T-34-85 với nòng súng 85 mm của nó có rất ít cơ hội để xuyên thủng giáp mặt của chiếc Tiger hay Pz IV của đối phương vì cần phải tiếp cận vào khoảng cách dưới 500 mét (đối với T-34-85) và thậm chí là luồn cánh, bắn từ phía sau (đối với T-34) nên việc đấu tăng theo kiểu 1 đổi 1 là điều không thể, chiếc T-34 sẽ bị xóa sổ từ trước khi kịp tiếp cận xe tăng địch. Nguồn ảnh: Wikiband.Để khắc phục được điểm yếu đó, chiến thuật "bầy sói" được ra đời. Theo đó, các xe tăng T-34 sẽ tập trung thành từng nhóm nhỏ với số lượng từ 4 chiếc hoặc nhiều hơn, cùng xông lên áp sát xe tăng đối phương, trong trường hợp xấu nhất sẽ có tối đa một nửa quân số bị hạ gục trên đường tiếp cận, một nửa còn lại vẫn thừa khả năng hạ gục "con cọp" do xe tăng Tiger có độ cơ động rất kém, quay nòng rất chậm và khó có khả năng sống sót khi bị áp sát. Nguồn ảnh: Youtube.Chiến thuật "bầy sói" của Liên Xô đã tỏ ra quá hiệu quả và người Nga lúc bấy giờ cũng có thừa quá nhiều xe tăng do các cơ sở nhà máy, xí nghiệp làm việc với năng suất cực kỳ lớn nhất là vào nửa cuối thế chiến hai. Nguồn ảnh: Onlycarz.Với giáp mặt thân xe dày 47 mm nghiêng 60 độ và giáp tháp pháo trước dày 52 mm nghiêng 50 độ, chiếc T-34 có vừa có đủ khả năng chống chọi lại với hỏa lực chống tăng của đối phương mà vẫn giữ được sự cơ động gọn nhẹ của mình với khối lượng chỉ 26,5 tấn. Nguồn ảnh: Anaga.Được trang bị động cơ Diesel 12 xilanh cung cấp 500 sức ngựa, xe có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 53 km/h, rất thích hợp với chiến thuật đi săn theo kiểu "bầy đàn" khi trong thực tế vận tốc của xe có thể dễ dàng đạt tới 45 km/h. Nguồn ảnh: Prime.T-34 có nhiều phiên bản nhưng thực chất chỉ là các thay đổi ở tháp pháo và nòng súng, phổ biến nhất là phiên bản T-34-76 với cỡ nòng 76 mm và T-34-85 với cỡ nòng 85 mm. Trong đó, phiên bản T-34-85 có hỏa lực vượt trội hơn với khoang lái rộng rãi hơn và giáp tháp pháo dày hơn, tuy nhiên do nặng hơn nên tốc độ của nó có bị giảm đi đôi chút. Nguồn ảnh: Xenophon.Chiếc xe tăng huyền thoại của người Liên Xô đã trở thành biểu tượng ở mặt trận phía đông châu Âu nhất là vào giai đoạn cuối chién tranh, đỉnh điểm là vào năm 1943 với... 1.300 chiếc T-34-76 xuất xưởng mỗi tháng và trong hai năm cuối thế chiến hai có tới 22.609 chiếc T-34-85 được "ra lò". Nguồn ảnh: Abyss.Huyền thoại này còn góp mặt trong chiến tranh Triều Tiên và trong cả cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Histomil.Có thể nói trong lịch sử, chưa có một mẫu xe tăng nào được sản xuất với số lượng nhiều và phổ biến như T-34, đây cũng chính là mẫu xe tăng hạng trung tái định hình lại cách thức thiết kế và chế tạo xe tăng trên toàn thế giới sau này. Nguồn ảnh: Zoom.
Người Liên Xô, trong thế chiến hai không gọi chiến thuật của mình là chiến thuật biển tăng mà gọi nó với một cái tên mỹ miều hơn rất nhiều, chiến thuật "bầy sói", một cách cực kỳ hữu hiệu để đối phó với các xe tặng hạng nạng của Phát xít Đức lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Wargame.
Xe tăng T-34 và bản nâng cấp T-34-85 với nòng súng 85 mm của nó có rất ít cơ hội để xuyên thủng giáp mặt của chiếc Tiger hay Pz IV của đối phương vì cần phải tiếp cận vào khoảng cách dưới 500 mét (đối với T-34-85) và thậm chí là luồn cánh, bắn từ phía sau (đối với T-34) nên việc đấu tăng theo kiểu 1 đổi 1 là điều không thể, chiếc T-34 sẽ bị xóa sổ từ trước khi kịp tiếp cận xe tăng địch. Nguồn ảnh: Wikiband.
Để khắc phục được điểm yếu đó, chiến thuật "bầy sói" được ra đời. Theo đó, các xe tăng T-34 sẽ tập trung thành từng nhóm nhỏ với số lượng từ 4 chiếc hoặc nhiều hơn, cùng xông lên áp sát xe tăng đối phương, trong trường hợp xấu nhất sẽ có tối đa một nửa quân số bị hạ gục trên đường tiếp cận, một nửa còn lại vẫn thừa khả năng hạ gục "con cọp" do xe tăng Tiger có độ cơ động rất kém, quay nòng rất chậm và khó có khả năng sống sót khi bị áp sát. Nguồn ảnh: Youtube.
Chiến thuật "bầy sói" của Liên Xô đã tỏ ra quá hiệu quả và người Nga lúc bấy giờ cũng có thừa quá nhiều xe tăng do các cơ sở nhà máy, xí nghiệp làm việc với năng suất cực kỳ lớn nhất là vào nửa cuối thế chiến hai. Nguồn ảnh: Onlycarz.
Với giáp mặt thân xe dày 47 mm nghiêng 60 độ và giáp tháp pháo trước dày 52 mm nghiêng 50 độ, chiếc T-34 có vừa có đủ khả năng chống chọi lại với hỏa lực chống tăng của đối phương mà vẫn giữ được sự cơ động gọn nhẹ của mình với khối lượng chỉ 26,5 tấn. Nguồn ảnh: Anaga.
Được trang bị động cơ Diesel 12 xilanh cung cấp 500 sức ngựa, xe có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 53 km/h, rất thích hợp với chiến thuật đi săn theo kiểu "bầy đàn" khi trong thực tế vận tốc của xe có thể dễ dàng đạt tới 45 km/h. Nguồn ảnh: Prime.
T-34 có nhiều phiên bản nhưng thực chất chỉ là các thay đổi ở tháp pháo và nòng súng, phổ biến nhất là phiên bản T-34-76 với cỡ nòng 76 mm và T-34-85 với cỡ nòng 85 mm. Trong đó, phiên bản T-34-85 có hỏa lực vượt trội hơn với khoang lái rộng rãi hơn và giáp tháp pháo dày hơn, tuy nhiên do nặng hơn nên tốc độ của nó có bị giảm đi đôi chút. Nguồn ảnh: Xenophon.
Chiếc xe tăng huyền thoại của người Liên Xô đã trở thành biểu tượng ở mặt trận phía đông châu Âu nhất là vào giai đoạn cuối chién tranh, đỉnh điểm là vào năm 1943 với... 1.300 chiếc T-34-76 xuất xưởng mỗi tháng và trong hai năm cuối thế chiến hai có tới 22.609 chiếc T-34-85 được "ra lò". Nguồn ảnh: Abyss.
Huyền thoại này còn góp mặt trong chiến tranh Triều Tiên và trong cả cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Histomil.
Có thể nói trong lịch sử, chưa có một mẫu xe tăng nào được sản xuất với số lượng nhiều và phổ biến như T-34, đây cũng chính là mẫu xe tăng hạng trung tái định hình lại cách thức thiết kế và chế tạo xe tăng trên toàn thế giới sau này. Nguồn ảnh: Zoom.