Công việc chụp trinh sát bằng các phương tiện bay không người lái (UAV) là một bước đột phá quan trọng trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và bản đồ 3D có độ chính xác cao. Và để tạo nên được những tấm bản đồ 3D địa hình như trong ảnh có sự đóng góp và hy sinh rất lớn của những người lính bản đồ. Nguồn ảnh: QPVN.Thiếu tá- Tiến sĩ Phạm Xuân Hoàng, trợ lý Phòng bản đồ viễn thám, Cục Bản đồ, hiện là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, có thể nói anh chính là người giúp vẽ nên hình hài của tổ quốc ở một góc nhìn khác. Biến những tấm bản đồ quân sự vốn dĩ khó sử dụng trở nên thân thiện với người lính hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: QPVN.Sử dụng những thiết bị bay không người lái UAV trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình quân sự chỉ là một trong rất nhiều công việc mà Phạm Xuân Hoàng đang đảm nhận, dù thời gian công tác tại Cục bản đồ chưa dài nhưng với sự nổ lực cố gắng hết mình anh luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Nguồn ảnh: QPVN.Mong muốn công hiến cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ quân sự Việt, được Phạm Xuân Hoàng ấp ủ từ khi anh bước chân vào Học viện kỹ thuật quân sự. Với kết quả học tập xuất sắc của mình anh được học viện cử sang Liên bang Nga học ngành nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên bằng phương pháp hàng không vũ trụ. Nguồn ảnh: QPVN.Đây chính là cơ hội để Phạm Xuân Hoàng rèn luyện bản thân, trao dồi thêm kiến thức chuyên ngành, và kết quả cho sự nổ lực đó chính là tấm bằng thạc sĩ mà anh có được. Sau khi về nước Phạm Xuân Hoàng được điều về công tác tại Cục bản đồ thuộc Bộ Tổng tham mưu, một trong những cơ quan đầu ngành về địa hình quân sự. Nguồn ảnh: QPVN.Từ nhiều khó khăn ban đầu giờ đây Thiếu tá Phạm Xuân Hoàng đã làm chủ và khai thác được nhiều loại thiết bị UAV khác nhau mà Phòng bản đồ viễn thám được trang bị. Không chỉ nắm vững trang bị kỹ thuật anh còn thực hiện hiệu quả việc chuyển giao khai tác, tư vấn, vận hành, xử lý dữ liệu bay UAV cho nhiều đơn vị trong quân đội. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là Phạm Xuân Hoàng cùng đồng đội bên cạnh chiếc UAV GeoScan 101, một mẫu UAV trinh sát viễn thám trên không do Nga phát triển. Nó được xem như là con mắt thần của người lính bản đồ trong việc thu thập dữ liệu địa hình từ trên không. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh một buổi giới thiệu sản phẩm bản đồ địa hình 3D của Trung tân huấn luyện Miếu Môn do Phạm Xuân Hoàng cùng các đồng đội của mình tại Phòng bản đồ viễn thám thiết kế xây dựng với độ chính xác gần như tuyệt đối. Nguồn ảnh: QPVN.Theo Phạm Xuân Hoàng, để nâng cao năng lực tiếp cận với các công nghệ trinh sát viễn thám quân sự trên thế giới anh không ngừng trao dồi kiến thức ngoại ngữ của mình gồm tiếng Nga và tiếng Anh. Với anh ngoại ngữ chính là phương tiện giúp anh tiếp cận với khoa học công nghệ thế giới. Nguồn ảnh: QPVN.Là một cán bộ trẻ nhưng Phạm Xuân Hoàng đã chứng tỏ được tài năng của mình khi tham gia xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ thành công hàng loạt đề tài khoa học cấp nhà nước có giá trị thực tiễn cao được ứng dụng trong và ngoài quân đội. Nguồn ảnh: QPVN.Điển hình như đề tài ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 để xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và thông tin địa lý quân sự, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và bảo đảm địa hình ngoài lãnh thổ. Nguồn ảnh: QPVN.Yêu nghề, say mê công việc, nhiệt huyết theo đuổi đam mê là những gì có thể thấy khi tiếp xúc với Tiến sĩ 8X Phạm Xuân Hoàng, là cá nhân điển hình tiên tiến trong 3 năm thực hiện cuộc vận động, phát huy truyền thống cống hiến tài năng, xưng danh bộ đội cụ Hồ của toàn quân. Nguồn ảnh: QPVN.Đó chính là hành trang, là động lực để Thiếu tá - Tiến sĩ Phạm Xuân Hoàng phát huy sở trường, tài năng, cống hiến hết sức mình cho ngành bản đồ quân sự. Nguồn ảnh: QPVN.Bởi theo anh từng nói: “Hạnh phúc cho những người lính bản đồ là được đi rất nhiều nơi, được ngắm nhìn tổ quốc từ nhiều góc nhìn khác nhau và càng đi xa thì càng thấy tổ quốc Việt Nam thật sự tươi đẹp”. Nguồn ảnh: QPVN.
Công việc chụp trinh sát bằng các phương tiện bay không người lái (UAV) là một bước đột phá quan trọng trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và bản đồ 3D có độ chính xác cao. Và để tạo nên được những tấm bản đồ 3D địa hình như trong ảnh có sự đóng góp và hy sinh rất lớn của những người lính bản đồ. Nguồn ảnh: QPVN.
Thiếu tá- Tiến sĩ Phạm Xuân Hoàng, trợ lý Phòng bản đồ viễn thám, Cục Bản đồ, hiện là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, có thể nói anh chính là người giúp vẽ nên hình hài của tổ quốc ở một góc nhìn khác. Biến những tấm bản đồ quân sự vốn dĩ khó sử dụng trở nên thân thiện với người lính hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: QPVN.
Sử dụng những thiết bị bay không người lái UAV trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình quân sự chỉ là một trong rất nhiều công việc mà Phạm Xuân Hoàng đang đảm nhận, dù thời gian công tác tại Cục bản đồ chưa dài nhưng với sự nổ lực cố gắng hết mình anh luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Nguồn ảnh: QPVN.
Mong muốn công hiến cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ quân sự Việt, được Phạm Xuân Hoàng ấp ủ từ khi anh bước chân vào Học viện kỹ thuật quân sự. Với kết quả học tập xuất sắc của mình anh được học viện cử sang Liên bang Nga học ngành nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên bằng phương pháp hàng không vũ trụ. Nguồn ảnh: QPVN.
Đây chính là cơ hội để Phạm Xuân Hoàng rèn luyện bản thân, trao dồi thêm kiến thức chuyên ngành, và kết quả cho sự nổ lực đó chính là tấm bằng thạc sĩ mà anh có được. Sau khi về nước Phạm Xuân Hoàng được điều về công tác tại Cục bản đồ thuộc Bộ Tổng tham mưu, một trong những cơ quan đầu ngành về địa hình quân sự. Nguồn ảnh: QPVN.
Từ nhiều khó khăn ban đầu giờ đây Thiếu tá Phạm Xuân Hoàng đã làm chủ và khai thác được nhiều loại thiết bị UAV khác nhau mà Phòng bản đồ viễn thám được trang bị. Không chỉ nắm vững trang bị kỹ thuật anh còn thực hiện hiệu quả việc chuyển giao khai tác, tư vấn, vận hành, xử lý dữ liệu bay UAV cho nhiều đơn vị trong quân đội. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là Phạm Xuân Hoàng cùng đồng đội bên cạnh chiếc UAV GeoScan 101, một mẫu UAV trinh sát viễn thám trên không do Nga phát triển. Nó được xem như là con mắt thần của người lính bản đồ trong việc thu thập dữ liệu địa hình từ trên không. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh một buổi giới thiệu sản phẩm bản đồ địa hình 3D của Trung tân huấn luyện Miếu Môn do Phạm Xuân Hoàng cùng các đồng đội của mình tại Phòng bản đồ viễn thám thiết kế xây dựng với độ chính xác gần như tuyệt đối. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo Phạm Xuân Hoàng, để nâng cao năng lực tiếp cận với các công nghệ trinh sát viễn thám quân sự trên thế giới anh không ngừng trao dồi kiến thức ngoại ngữ của mình gồm tiếng Nga và tiếng Anh. Với anh ngoại ngữ chính là phương tiện giúp anh tiếp cận với khoa học công nghệ thế giới. Nguồn ảnh: QPVN.
Là một cán bộ trẻ nhưng Phạm Xuân Hoàng đã chứng tỏ được tài năng của mình khi tham gia xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ thành công hàng loạt đề tài khoa học cấp nhà nước có giá trị thực tiễn cao được ứng dụng trong và ngoài quân đội. Nguồn ảnh: QPVN.
Điển hình như đề tài ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 để xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và thông tin địa lý quân sự, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và bảo đảm địa hình ngoài lãnh thổ. Nguồn ảnh: QPVN.
Yêu nghề, say mê công việc, nhiệt huyết theo đuổi đam mê là những gì có thể thấy khi tiếp xúc với Tiến sĩ 8X Phạm Xuân Hoàng, là cá nhân điển hình tiên tiến trong 3 năm thực hiện cuộc vận động, phát huy truyền thống cống hiến tài năng, xưng danh bộ đội cụ Hồ của toàn quân. Nguồn ảnh: QPVN.
Đó chính là hành trang, là động lực để Thiếu tá - Tiến sĩ Phạm Xuân Hoàng phát huy sở trường, tài năng, cống hiến hết sức mình cho ngành bản đồ quân sự. Nguồn ảnh: QPVN.
Bởi theo anh từng nói: “Hạnh phúc cho những người lính bản đồ là được đi rất nhiều nơi, được ngắm nhìn tổ quốc từ nhiều góc nhìn khác nhau và càng đi xa thì càng thấy tổ quốc Việt Nam thật sự tươi đẹp”. Nguồn ảnh: QPVN.