Hội đồng Liên bang tức Thượng viện Nga đã khởi xướng việc đưa các máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160 và Tu-95 của họ tới biên giới nước Mỹ.Việc làm này nhằm thể hiện sự sẵn sàng thực hiện các cuộc tấn công đáp trả bất kỳ hành động khiêu khích nào của Washington gần biên giới Nga.Xét theo tình hình chính trị hiện nay ở Tây Bán cầu, chỉ có Venezuela hoặc Cuba có thể trở thành căn cứ của máy bay ném bom chiến lược Nga.Giới chuyên gia nhận định, trong trường hợp này, các máy bay ném bom chỉ cần cất cánh lên không trung là có thể tấn công bằng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân và tầm bắn của tên lửa chỉ cần trên 5.000 km sẽ uy hiếp một nửa nước Mỹ.Ông Franz Klintsevich - một thành viên của Hội đồng Liên bang Nga cho biết, Moskva có thể buộc Washington thay đổi ý định về các chuyến bay của oanh tạc cơ chiến lược trên lãnh thổ Ukraine.Nghị sĩ Klintsevich khẳng định những hành động như vậy của Mỹ là trái với các thỏa thuận quốc tế và các quy tắc an ninh. Theo ông, giới lãnh đạo Nga sẽ không ngồi yên mà sẽ có phản ứng tương xứng.Ông Klintsevich nói thêm rằng có những địa điểm gần biên giới nước Mỹ có thể triển khai máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược của Nga, điều này sẽ tác động mạnh đến Washington.“Tôi nghĩ rằng điều này sẽ đủ để người Mỹ thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận của họ đối với các chuyến bay như vậy. Nếu tôi ở vị trí của họ thì đã không đùa với Nga", ông Klintsevich tuyên bố trên trang InfoRus.Trước đó trên kênh truyền hình Russia 24, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko đã tuyên bố về sự cần thiết phải thành lập một căn cứ tên lửa của Nga trên lãnh thổ Cuba, với các hệ thống phòng không và chống tên lửa bổ sung được triển khai ở đó.Theo ông Korotchenko, Washington phải chịu trách nhiệm về việc này khi đã xé bỏ Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF), cho phép Nga tự do kiểm soát toàn bộ Tây Bán cầu.“Trước khi tàu khởi hành, chúng ta phải trở về Cuba. Cần tạo ra căn cứ quân sự của Nga ở đó và không chỉ là một trung tâm tình báo điện tử mà chúng tôi đã sử dụng đầy hiệu quả từ nhiều năm qua và giữ cho toàn bộ bán cầu Tây được che đậy"."Cần có một căn cứ mới với tên lửa Iskander-M nâng cấp khi tầm bắn được tăng lên. Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, nước Nga cần phải có động thái đáp trả tương ứng"."Không có gì ngăn cản chúng ta tăng cường khả năng cho các hệ thống vũ khí hiệu quả của mình trong việc mở rộng phạm vi của chúng thêm vài nghìn km. Cuba là điểm mấu chốt mà chúng tôi sẽ kiểm soát mọi thứ xảy ra", ông Igor Korotchenko phát biểu.Giới phân tích cho rằng nếu xảy ra trường hợp Mỹ không muốn giải quyết các vấn đề đang nổi lên thông qua biện pháp ngoại giao thì Nga không còn lựa chọn nào khác, nhất là khi việc tạo dựng một căn cứ tên lửa ở đây là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Nga.Tuy nhiên có vẻ như các nghị sĩ và chuyên gia quân sự Nga đã quên chưa tính tới việc liệu Cuba và Venezuela có đồng ý cho họ triển khai tên lửa tấn công và máy bay ném bom chiến lược lâu dài trên lãnh thổ mình hay không.Bởi vì nếu điều đó diễn ra, chắc chắn Mỹ sẽ phản ứng cực kỳ cứng rắn và nhiều khả năng sẽ làm sụp để nền kinh tế hai quốc gia này, chưa kể phản ứng quân sự đi kèm.
Hội đồng Liên bang tức Thượng viện Nga đã khởi xướng việc đưa các máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160 và Tu-95 của họ tới biên giới nước Mỹ.
Việc làm này nhằm thể hiện sự sẵn sàng thực hiện các cuộc tấn công đáp trả bất kỳ hành động khiêu khích nào của Washington gần biên giới Nga.
Xét theo tình hình chính trị hiện nay ở Tây Bán cầu, chỉ có Venezuela hoặc Cuba có thể trở thành căn cứ của máy bay ném bom chiến lược Nga.
Giới chuyên gia nhận định, trong trường hợp này, các máy bay ném bom chỉ cần cất cánh lên không trung là có thể tấn công bằng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân và tầm bắn của tên lửa chỉ cần trên 5.000 km sẽ uy hiếp một nửa nước Mỹ.
Ông Franz Klintsevich - một thành viên của Hội đồng Liên bang Nga cho biết, Moskva có thể buộc Washington thay đổi ý định về các chuyến bay của oanh tạc cơ chiến lược trên lãnh thổ Ukraine.
Nghị sĩ Klintsevich khẳng định những hành động như vậy của Mỹ là trái với các thỏa thuận quốc tế và các quy tắc an ninh. Theo ông, giới lãnh đạo Nga sẽ không ngồi yên mà sẽ có phản ứng tương xứng.
Ông Klintsevich nói thêm rằng có những địa điểm gần biên giới nước Mỹ có thể triển khai máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược của Nga, điều này sẽ tác động mạnh đến Washington.
“Tôi nghĩ rằng điều này sẽ đủ để người Mỹ thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận của họ đối với các chuyến bay như vậy. Nếu tôi ở vị trí của họ thì đã không đùa với Nga", ông Klintsevich tuyên bố trên trang InfoRus.
Trước đó trên kênh truyền hình Russia 24, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko đã tuyên bố về sự cần thiết phải thành lập một căn cứ tên lửa của Nga trên lãnh thổ Cuba, với các hệ thống phòng không và chống tên lửa bổ sung được triển khai ở đó.
Theo ông Korotchenko, Washington phải chịu trách nhiệm về việc này khi đã xé bỏ Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF), cho phép Nga tự do kiểm soát toàn bộ Tây Bán cầu.
“Trước khi tàu khởi hành, chúng ta phải trở về Cuba. Cần tạo ra căn cứ quân sự của Nga ở đó và không chỉ là một trung tâm tình báo điện tử mà chúng tôi đã sử dụng đầy hiệu quả từ nhiều năm qua và giữ cho toàn bộ bán cầu Tây được che đậy".
"Cần có một căn cứ mới với tên lửa Iskander-M nâng cấp khi tầm bắn được tăng lên. Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, nước Nga cần phải có động thái đáp trả tương ứng".
"Không có gì ngăn cản chúng ta tăng cường khả năng cho các hệ thống vũ khí hiệu quả của mình trong việc mở rộng phạm vi của chúng thêm vài nghìn km. Cuba là điểm mấu chốt mà chúng tôi sẽ kiểm soát mọi thứ xảy ra", ông Igor Korotchenko phát biểu.
Giới phân tích cho rằng nếu xảy ra trường hợp Mỹ không muốn giải quyết các vấn đề đang nổi lên thông qua biện pháp ngoại giao thì Nga không còn lựa chọn nào khác, nhất là khi việc tạo dựng một căn cứ tên lửa ở đây là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Nga.
Tuy nhiên có vẻ như các nghị sĩ và chuyên gia quân sự Nga đã quên chưa tính tới việc liệu Cuba và Venezuela có đồng ý cho họ triển khai tên lửa tấn công và máy bay ném bom chiến lược lâu dài trên lãnh thổ mình hay không.
Bởi vì nếu điều đó diễn ra, chắc chắn Mỹ sẽ phản ứng cực kỳ cứng rắn và nhiều khả năng sẽ làm sụp để nền kinh tế hai quốc gia này, chưa kể phản ứng quân sự đi kèm.