Truyền thông Ukraine thừa nhận, tại chiến trường trung tâm Donbass, Quân đội Nga dựa vào cứ điểm Ocheretine đã phát triển tiến công ra các khu vực xung quanh, mới nhất là họ đã chiếm được làng Prohres và Vovche, cách Ocheretine 12 km và đang lộ rõ ý định khi tiến về Pokrovsk.Rõ ràng, trong khi Quân đội Ukraine đang bận giải quyết tình trạng khó khăn ở thành phố Toretsk, thì Quân đội Nga lại tiến hành các cuộc tấn công liên tục vào Pokrovsk, một trung tâm giao thông quan trọng ở miền đông Ukraine. Ngoài ra, Quân đội Nga cũng tăng cường tấn công vào Volchansk và Chasov Yar.Quân đội Ukraine rõ ràng đang điều chỉnh việc triển khai quân và cố gắng chống chọi với cuộc tấn công của Nga. Họ cũng đang tìm kiếm hướng phản công trong tương lai. Suy cho cùng, NATO tin rằng thời gian đang đứng về phía Ukraine, chỉ ra quan điểm hành động rằng, Quân đội Ukraine phải “kiên trì chiến đấu”.Và theo triết lý quân sự, tấn công là cách phòng thủ tốt nhất hiện nay, thì Quân đội Ukraine chỉ có thể dựa vào tấn công để “câu giờ” cuộc chiến ở Ukraine, chờ đợi sự thay đổi, chờ đợi NATO trực tiếp kết thúc, hoặc Quân đội Nga bất ngờ sụp đổ do nội chiến, giống như năm 1917. Khi Nga gây chiến với Ukraine thì mong NATO quay lại năm 1997; còn khi NATO gây chiến Nga, thì họ mong Nga có thể rơi vào năm 1917. Nói cách khác, Nga muốn NATO quay trở lại 27 năm trước (năm 1997); còn NATO muốn Nga quay lại 107 năm (năm 1917). Tức là NATO mong được thấy Quân đội Nga sụp đổ vì nội chiến như năm 1917, hơn là thấy Liên Xô trở nên hùng mạnh hơn sau năm 1917 và họ chỉ muốn chứng kiến cuộc nội chiến ở Nga.Trên thực tế, sau khi đến thăm Kiev, Moscow và Bắc Kinh, Thủ tướng Hungary, ông Orban đã nói rõ trong thư gửi các nước EU rằng, hy vọng giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine của Kiev, dựa trên tình trạng “bất ổn dân sự” xảy ra, sau khi Nga buộc phải huy động lực lượng là vô giá trị. Về điểm này, chúng ta đừng nói đến việc Quân đội Ukraine có thể buộc Nga phải huy động trên chiến trường trực diện hay không, mà chỉ nói về sự bền bỉ và kiên cường mà người Nga thể hiện lúc này, cũng đủ khiến hy vọng của Kiev trở nên “mỏng manh” hơn.Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, không chỉ cầu Crimea, Điện Kremlin và các tòa nhà mang tính biểu tượng khác của Nga liên tiếp bị tấn công, mà ngay cả sân bay của máy bay ném bom chiến lược cũng trở thành mục tiêu. Chưa kể các cuộc pháo kích vào các thành phố biên giới và khu vực nông thôn của Nga.Nhưng Nga không chỉ huy động thành công một phần 300.000 cựu chiến binh, mà giờ đây còn có hàng ngàn tình nguyện viên đăng ký gia nhập quân đội mỗi ngày; nhờ đó Nga hiện có thể duy trì lực lượng chiến đấu với khoảng 600.000 quân trên chiến trường Ukraine mỗi năm. Cuộc chiến ở Ukraine hiện đã bước sang năm thứ ba, điều đó có nghĩa là khoảng 2 triệu người Nga đã trải qua ngọn lửa chiến tranh ở Ukraine. Hơn nữa, những người này sau đó sẽ thâm nhập vào mọi ngóc ngách của xã hội Nga với tư cách là những nhà lãnh đạo. Điều này chắc chắn tăng cường sự gắn kết quốc gia của Nga.Ngoài ra, khi áp lực từ bên ngoài càng lớn, người Nga sẽ có khả năng chống chịu bên ngoài tốt hơn, khả năng phục hồi và sức chịu đựng của họ càng cao; điều này lịch sử đã chứng minh từ thời xưa. Nước Nga đã từng là mảnh đất chôn vùi tham vọng của Hoàng đế Napoléon Bonaparte, của trùm phát xít Hitle… Trên thực tế, Mỹ đã chuẩn bị cho việc NATO quay trở lại như trước năm 1991. Ngày 10/7, Nhà Trắng tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ triển khai các tên lửa tầm xa như tên lửa Standard-6, tên lửa hành trình Tomahawk và vũ khí siêu thanh đang được phát triển trên lãnh thổ Đức bắt đầu từ năm 2026.Ngoài ra, Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng, tầm bắn của những vũ khí này sẽ vượt xa tầm bắn của các tên lửa đất đối đất hiện có ở châu Âu. Rõ ràng, Mỹ sẽ triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở Đức và chuẩn bị cho việc Mỹ tăng quân ồ ạt ở các nước Đông Âu."Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung" được Liên Xô và Mỹ ký năm 1987 cấm hai nước sản xuất, sử dụng và tàng trữ tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 1.000 đến 5.500 km và tên lửa đất liền tầm ngắn với tầm bắn từ 500 đến 1.000 km và tên lửa hành trình, dù mang đầu đạn thông thường hay đầu đạn hạt nhân.Vào mùa xuân năm 1991, hiệp ước được thực hiện đầy đủ. Liên Xô đã phá hủy 1.752 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, còn Mỹ phá hủy 859 tên lửa. Tuy nhiên, vào tháng 2/2019, Mỹ tuyên bố chấm dứt hiệp ước và đến tháng 8 cùng năm, Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước. Do có ít tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất hơn nên Quân đội Nga hiện chủ yếu sử dụng tên lửa phóng từ trên không và trên biển trong các cuộc không kích tầm xa nhằm vào Ukraine. Tuy nhiên, dựa vào các hệ thống vệ tinh trinh sát của NATO, việc Quân đội Ukraine xác định máy bay ném bom Nga thực hiện các cuộc tấn công không phải là điều quá khó khăn.Nhưng chỉ vì thiếu các loại vũ khí, trang bị cần thiết mà Quân đội Ukraine không thể thực hiện phòng thủ và phản công hiệu quả. Vì vậy, sở dĩ Kiev hiện nay quyết tâm yêu cầu NATO cung cấp đủ hệ thống tên lửa phòng không, vì chỉ có những hệ thống phòng không hiện đại, họ mới an toàn trước tên lửa của Nga.Trên thực tế, so với tên lửa phóng từ trên biển và trên không, giá thành của tên lửa phóng từ mặt đất thấp hơn rất nhiều và chúng khó bị phát hiện và theo dõi hơn trong quá trình hoạt động. Điều này không chỉ làm tăng tính bất ngờ và hiệu quả của cuộc tấn công, mà còn giúp cuộc tấn công thành công hơn. Tất nhiên, Quân đội Nga cũng có tên lửa Iskander phóng từ mặt đất và thậm chí một số lượng lớn tên lửa đạn đạo Tochka-U phóng từ đất liền. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung nên số lượng tên lửa này vẫn còn hạn chế.Do đó, khi Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp được tổ chức, Điện Kremlin đã tuyên bố một cách “trang trọng” rằng, họ đã chuẩn bị sản xuất và triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Việc Mỹ và Nga cạnh tranh tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu, có nghĩa là tất cả các bên đang chuẩn bị cho sự kết thúc của cuộc chiến ở Ukraine.Suy cho cùng, chiến tranh Ukraine kết thúc, thì đồng nghĩa với việc vùng đệm giữa NATO và Nga không còn nữa. Bất cứ khi nào xảy ra xung đột, họ sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến trực tiếp và ác liệt; và khi đó, vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng. (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, TASS, Ukrinform, Southfront.press).
Truyền thông Ukraine thừa nhận, tại chiến trường trung tâm Donbass, Quân đội Nga dựa vào cứ điểm Ocheretine đã phát triển tiến công ra các khu vực xung quanh, mới nhất là họ đã chiếm được làng Prohres và Vovche, cách Ocheretine 12 km và đang lộ rõ ý định khi tiến về Pokrovsk.
Rõ ràng, trong khi Quân đội Ukraine đang bận giải quyết tình trạng khó khăn ở thành phố Toretsk, thì Quân đội Nga lại tiến hành các cuộc tấn công liên tục vào Pokrovsk, một trung tâm giao thông quan trọng ở miền đông Ukraine. Ngoài ra, Quân đội Nga cũng tăng cường tấn công vào Volchansk và Chasov Yar.
Quân đội Ukraine rõ ràng đang điều chỉnh việc triển khai quân và cố gắng chống chọi với cuộc tấn công của Nga. Họ cũng đang tìm kiếm hướng phản công trong tương lai. Suy cho cùng, NATO tin rằng thời gian đang đứng về phía Ukraine, chỉ ra quan điểm hành động rằng, Quân đội Ukraine phải “kiên trì chiến đấu”.
Và theo triết lý quân sự, tấn công là cách phòng thủ tốt nhất hiện nay, thì Quân đội Ukraine chỉ có thể dựa vào tấn công để “câu giờ” cuộc chiến ở Ukraine, chờ đợi sự thay đổi, chờ đợi NATO trực tiếp kết thúc, hoặc Quân đội Nga bất ngờ sụp đổ do nội chiến, giống như năm 1917.
Khi Nga gây chiến với Ukraine thì mong NATO quay lại năm 1997; còn khi NATO gây chiến Nga, thì họ mong Nga có thể rơi vào năm 1917. Nói cách khác, Nga muốn NATO quay trở lại 27 năm trước (năm 1997); còn NATO muốn Nga quay lại 107 năm (năm 1917). Tức là NATO mong được thấy Quân đội Nga sụp đổ vì nội chiến như năm 1917, hơn là thấy Liên Xô trở nên hùng mạnh hơn sau năm 1917 và họ chỉ muốn chứng kiến cuộc nội chiến ở Nga.
Trên thực tế, sau khi đến thăm Kiev, Moscow và Bắc Kinh, Thủ tướng Hungary, ông Orban đã nói rõ trong thư gửi các nước EU rằng, hy vọng giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine của Kiev, dựa trên tình trạng “bất ổn dân sự” xảy ra, sau khi Nga buộc phải huy động lực lượng là vô giá trị.
Về điểm này, chúng ta đừng nói đến việc Quân đội Ukraine có thể buộc Nga phải huy động trên chiến trường trực diện hay không, mà chỉ nói về sự bền bỉ và kiên cường mà người Nga thể hiện lúc này, cũng đủ khiến hy vọng của Kiev trở nên “mỏng manh” hơn.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, không chỉ cầu Crimea, Điện Kremlin và các tòa nhà mang tính biểu tượng khác của Nga liên tiếp bị tấn công, mà ngay cả sân bay của máy bay ném bom chiến lược cũng trở thành mục tiêu. Chưa kể các cuộc pháo kích vào các thành phố biên giới và khu vực nông thôn của Nga.
Nhưng Nga không chỉ huy động thành công một phần 300.000 cựu chiến binh, mà giờ đây còn có hàng ngàn tình nguyện viên đăng ký gia nhập quân đội mỗi ngày; nhờ đó Nga hiện có thể duy trì lực lượng chiến đấu với khoảng 600.000 quân trên chiến trường Ukraine mỗi năm.
Cuộc chiến ở Ukraine hiện đã bước sang năm thứ ba, điều đó có nghĩa là khoảng 2 triệu người Nga đã trải qua ngọn lửa chiến tranh ở Ukraine. Hơn nữa, những người này sau đó sẽ thâm nhập vào mọi ngóc ngách của xã hội Nga với tư cách là những nhà lãnh đạo. Điều này chắc chắn tăng cường sự gắn kết quốc gia của Nga.
Ngoài ra, khi áp lực từ bên ngoài càng lớn, người Nga sẽ có khả năng chống chịu bên ngoài tốt hơn, khả năng phục hồi và sức chịu đựng của họ càng cao; điều này lịch sử đã chứng minh từ thời xưa. Nước Nga đã từng là mảnh đất chôn vùi tham vọng của Hoàng đế Napoléon Bonaparte, của trùm phát xít Hitle…
Trên thực tế, Mỹ đã chuẩn bị cho việc NATO quay trở lại như trước năm 1991. Ngày 10/7, Nhà Trắng tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ triển khai các tên lửa tầm xa như tên lửa Standard-6, tên lửa hành trình Tomahawk và vũ khí siêu thanh đang được phát triển trên lãnh thổ Đức bắt đầu từ năm 2026.
Ngoài ra, Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng, tầm bắn của những vũ khí này sẽ vượt xa tầm bắn của các tên lửa đất đối đất hiện có ở châu Âu. Rõ ràng, Mỹ sẽ triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở Đức và chuẩn bị cho việc Mỹ tăng quân ồ ạt ở các nước Đông Âu.
"Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung" được Liên Xô và Mỹ ký năm 1987 cấm hai nước sản xuất, sử dụng và tàng trữ tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 1.000 đến 5.500 km và tên lửa đất liền tầm ngắn với tầm bắn từ 500 đến 1.000 km và tên lửa hành trình, dù mang đầu đạn thông thường hay đầu đạn hạt nhân.
Vào mùa xuân năm 1991, hiệp ước được thực hiện đầy đủ. Liên Xô đã phá hủy 1.752 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, còn Mỹ phá hủy 859 tên lửa. Tuy nhiên, vào tháng 2/2019, Mỹ tuyên bố chấm dứt hiệp ước và đến tháng 8 cùng năm, Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước.
Do có ít tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất hơn nên Quân đội Nga hiện chủ yếu sử dụng tên lửa phóng từ trên không và trên biển trong các cuộc không kích tầm xa nhằm vào Ukraine. Tuy nhiên, dựa vào các hệ thống vệ tinh trinh sát của NATO, việc Quân đội Ukraine xác định máy bay ném bom Nga thực hiện các cuộc tấn công không phải là điều quá khó khăn.
Nhưng chỉ vì thiếu các loại vũ khí, trang bị cần thiết mà Quân đội Ukraine không thể thực hiện phòng thủ và phản công hiệu quả. Vì vậy, sở dĩ Kiev hiện nay quyết tâm yêu cầu NATO cung cấp đủ hệ thống tên lửa phòng không, vì chỉ có những hệ thống phòng không hiện đại, họ mới an toàn trước tên lửa của Nga.
Trên thực tế, so với tên lửa phóng từ trên biển và trên không, giá thành của tên lửa phóng từ mặt đất thấp hơn rất nhiều và chúng khó bị phát hiện và theo dõi hơn trong quá trình hoạt động. Điều này không chỉ làm tăng tính bất ngờ và hiệu quả của cuộc tấn công, mà còn giúp cuộc tấn công thành công hơn.
Tất nhiên, Quân đội Nga cũng có tên lửa Iskander phóng từ mặt đất và thậm chí một số lượng lớn tên lửa đạn đạo Tochka-U phóng từ đất liền. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung nên số lượng tên lửa này vẫn còn hạn chế.
Do đó, khi Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp được tổ chức, Điện Kremlin đã tuyên bố một cách “trang trọng” rằng, họ đã chuẩn bị sản xuất và triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Việc Mỹ và Nga cạnh tranh tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu, có nghĩa là tất cả các bên đang chuẩn bị cho sự kết thúc của cuộc chiến ở Ukraine.
Suy cho cùng, chiến tranh Ukraine kết thúc, thì đồng nghĩa với việc vùng đệm giữa NATO và Nga không còn nữa. Bất cứ khi nào xảy ra xung đột, họ sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến trực tiếp và ác liệt; và khi đó, vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng. (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, TASS, Ukrinform, Southfront.press).