Cuộc chiến tổng lực cường độ cao, cả Quân đội Nga và Ukraine đều có những sáng kiến làm giảm thiệt hại trong chiến đấu. Đặc biệt là việc chống những vũ khí tấn công theo kiểu “đột nóc”, tức là đầu đạn lao thẳng từ trên xuống, thay vì tấn công theo chiều ngang như các loại đạn pháo. Quân đội Ukraine tổ chức phòng thủ trước máy bay không người lái (UAV) cảm tử của Nga theo cách truyền thống, khi họ sử dụng lưới ngụy trang bằng lớp lưới mắt cáo (chúng ta thường gọi là lưới B40), để che chắn cho các khẩu pháo tự hành; ngăn chặn UAV cảm tử "Lancet" của quân đội Nga tấn công.Cách đây vài ngày, quân đội Ukraine đã công bố bộ ảnh, có thể thấy quân đội Ukraine đã sử dụng một lớp lưới thép B40 lên nóc một khẩu lựu pháo tự hành 155mm M109 của Mỹ sản xuất và hiệu quả thật đáng kinh ngạc, khi một UAV Lancet đã bị chặn bởi tấm lưới thép.Mặc dù chiếc UAV cảm tử Lancet, đã xuyên thủng lưới thép và treo trên thân xe, nhưng không thể gây bất kỳ thiệt hại nào cho khẩu pháo phía dưới dưới. Có vẻ như quân đội Ukraine đã sử dụng sự linh hoạt của lưới thép, để vô hiệu hóa ngòi nổ của UAV cảm tử Lancet, khiến cuộc tấn công thất bại.Tuy nhiên, phương pháp dùng lưới thép che chắn này, chỉ có thể được sử dụng để phòng thủ các vị trí cố định, nếu xe tăng và pháo tự hành ở trạng thái cơ động, chúng không thể được bao phủ hoàn toàn bằng lưới thép và khi đó, chúng không thể bảo vệ trước cuộc tấn công của UAV cảm tử "Lancet". Còn để chống lại tên lửa chống tăng Javelin mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, Quân đội Nga cũng có sáng kiến lắp các loại “thép lồng”, như một “chiếc ô” trên những nóc tháp pháo của xe tăng T-72B3, tham chiến ở chiến trường Ukraine.Với loại mái che, Quân đội Nga hy vọng có thể chống lại tên lửa chống tăng "Javelin", nhưng bởi vì hiệu quả kém, nên đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, mái thép kiểu giáp lồng, do quân đội Nga hàn trên nóc xe tăng hồi đầu cuộc chiến, cũng có thể phát huy tác dụng phòng vệ trước UAV cảm tử. UAV Lancet thực chất là một loại tên lửa lảng vảng do Tập đoàn Kalashnikov của Nga phát triển và sản xuất. UAV "Lancet" có tổng trọng lượng 12 kg, đầu đạn từ 1 đến 3 kg, bán kính chiến đấu 40 km, thời lượng pin 30 phút và tốc độ bay 80 km/h. Có khả năng tự động định vị và tiêu diệt mục tiêu, sử dụng công cụ tìm kiếm bằng camera TV.Trong vài tháng qua, UAV cảm tử "Lancet" của Nga đã đạt được hàng trăm kết quả chiến đấu hiệu quả, phá hủy một số lượng lớn thiết bị kỹ thuật của quân đội Ukraine, bao gồm hệ thống tên lửa S-300, pháo lựu FH-70 và M777, pháo tự hành M-109 và các mục tiêu khác.Do có đầu trinh sát quang học và chức năng tìm kiếm mặt đất, nên tên lửa lảng vảng "Lancet" có lợi thế lớn hơn trong việc chống lại các mục tiêu chiến thuật. Tuy nhiên, do sức mạnh của đầu đạn nhỏ, Lancet không hiệu quả lắm trước các mục tiêu như xe tăng, hay các công sự có nắp kiên cố.Hiện tại, có một số lượng lớn hình ảnh và video cho thấy UAV "Lancet" có tỷ lệ đánh trúng mục tiêu rất cao, nhưng khả năng sát thương không quá lớn. Và khẩu pháo tự hành của Quân đội Ukraine, bị UAV cảm tử "Lancet" của Nga đánh trúng, may mắn là nó sống sót.Với các mục tiêu như xe tăng, UAV Lancet không thể phá hủy được lớp giáp dày của xe tăng, mà chỉ làm nổ lớp giáp phản ứng nổ, hay phá hủy thùng nhiên liệu phụ phía sau; với lưới thép bảo vệ, có thể ngăn chặn hiệu quả UAV như Lancet.Đầu đạn của UAV cảm tử "Lancet" tương đối nhỏ, chỉ từ 1-3kg, tương đương với quả đạn cối 82mm, chỉ có thể phá hủy mục tiêu được bảo vệ kém, chứ không thể tiêu diệt mục tiêu có lớp giáp bảo vệ tốt như xe tăng. Có khả năng trong thời gian tới, Nga sẽ nhanh chóng cải tiến UAV "Lancet" và lắp đầu đạn theo kiểu nổ nối tiếp, giống như đầu đạn tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ, với trọng lượng đầu đạn trung bình lên 6-8 kg, để nó có thể phá hủy lớp giáp của xe tăng. Một nhược điểm nữa của UAV tự sát "Lancet" là thiết kế tích hợp của hệ thống không đủ tốt, cánh không thể gập lại, đường ray phóng quá dài và nặng, không thuận lợi cho việc mang vác trong các hoạt động chiến đấu độc lập.Để giải quyết vấn đề này, trước mắt công ty Kalashnikov của Nga có thể cải tiến về ngòi nổ cho đầu đạn của Lancet; chẳng hạn như thay thế ngòi chạm nổ, có thể kích nổ đầu đạn khi tên lửa vướng vào lưới thép. Như vậy, dù không thể phá hủy được phương tiện, nhưng cũng đủ tiêu diệt những sinh lực xung quanh.
Cuộc chiến tổng lực cường độ cao, cả Quân đội Nga và Ukraine đều có những sáng kiến làm giảm thiệt hại trong chiến đấu. Đặc biệt là việc chống những vũ khí tấn công theo kiểu “đột nóc”, tức là đầu đạn lao thẳng từ trên xuống, thay vì tấn công theo chiều ngang như các loại đạn pháo.
Quân đội Ukraine tổ chức phòng thủ trước máy bay không người lái (UAV) cảm tử của Nga theo cách truyền thống, khi họ sử dụng lưới ngụy trang bằng lớp lưới mắt cáo (chúng ta thường gọi là lưới B40), để che chắn cho các khẩu pháo tự hành; ngăn chặn UAV cảm tử "Lancet" của quân đội Nga tấn công.
Cách đây vài ngày, quân đội Ukraine đã công bố bộ ảnh, có thể thấy quân đội Ukraine đã sử dụng một lớp lưới thép B40 lên nóc một khẩu lựu pháo tự hành 155mm M109 của Mỹ sản xuất và hiệu quả thật đáng kinh ngạc, khi một UAV Lancet đã bị chặn bởi tấm lưới thép.
Mặc dù chiếc UAV cảm tử Lancet, đã xuyên thủng lưới thép và treo trên thân xe, nhưng không thể gây bất kỳ thiệt hại nào cho khẩu pháo phía dưới dưới. Có vẻ như quân đội Ukraine đã sử dụng sự linh hoạt của lưới thép, để vô hiệu hóa ngòi nổ của UAV cảm tử Lancet, khiến cuộc tấn công thất bại.
Tuy nhiên, phương pháp dùng lưới thép che chắn này, chỉ có thể được sử dụng để phòng thủ các vị trí cố định, nếu xe tăng và pháo tự hành ở trạng thái cơ động, chúng không thể được bao phủ hoàn toàn bằng lưới thép và khi đó, chúng không thể bảo vệ trước cuộc tấn công của UAV cảm tử "Lancet".
Còn để chống lại tên lửa chống tăng Javelin mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, Quân đội Nga cũng có sáng kiến lắp các loại “thép lồng”, như một “chiếc ô” trên những nóc tháp pháo của xe tăng T-72B3, tham chiến ở chiến trường Ukraine.
Với loại mái che, Quân đội Nga hy vọng có thể chống lại tên lửa chống tăng "Javelin", nhưng bởi vì hiệu quả kém, nên đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, mái thép kiểu giáp lồng, do quân đội Nga hàn trên nóc xe tăng hồi đầu cuộc chiến, cũng có thể phát huy tác dụng phòng vệ trước UAV cảm tử.
UAV Lancet thực chất là một loại tên lửa lảng vảng do Tập đoàn Kalashnikov của Nga phát triển và sản xuất. UAV "Lancet" có tổng trọng lượng 12 kg, đầu đạn từ 1 đến 3 kg, bán kính chiến đấu 40 km, thời lượng pin 30 phút và tốc độ bay 80 km/h. Có khả năng tự động định vị và tiêu diệt mục tiêu, sử dụng công cụ tìm kiếm bằng camera TV.
Trong vài tháng qua, UAV cảm tử "Lancet" của Nga đã đạt được hàng trăm kết quả chiến đấu hiệu quả, phá hủy một số lượng lớn thiết bị kỹ thuật của quân đội Ukraine, bao gồm hệ thống tên lửa S-300, pháo lựu FH-70 và M777, pháo tự hành M-109 và các mục tiêu khác.
Do có đầu trinh sát quang học và chức năng tìm kiếm mặt đất, nên tên lửa lảng vảng "Lancet" có lợi thế lớn hơn trong việc chống lại các mục tiêu chiến thuật. Tuy nhiên, do sức mạnh của đầu đạn nhỏ, Lancet không hiệu quả lắm trước các mục tiêu như xe tăng, hay các công sự có nắp kiên cố.
Hiện tại, có một số lượng lớn hình ảnh và video cho thấy UAV "Lancet" có tỷ lệ đánh trúng mục tiêu rất cao, nhưng khả năng sát thương không quá lớn. Và khẩu pháo tự hành của Quân đội Ukraine, bị UAV cảm tử "Lancet" của Nga đánh trúng, may mắn là nó sống sót.
Với các mục tiêu như xe tăng, UAV Lancet không thể phá hủy được lớp giáp dày của xe tăng, mà chỉ làm nổ lớp giáp phản ứng nổ, hay phá hủy thùng nhiên liệu phụ phía sau; với lưới thép bảo vệ, có thể ngăn chặn hiệu quả UAV như Lancet.
Đầu đạn của UAV cảm tử "Lancet" tương đối nhỏ, chỉ từ 1-3kg, tương đương với quả đạn cối 82mm, chỉ có thể phá hủy mục tiêu được bảo vệ kém, chứ không thể tiêu diệt mục tiêu có lớp giáp bảo vệ tốt như xe tăng.
Có khả năng trong thời gian tới, Nga sẽ nhanh chóng cải tiến UAV "Lancet" và lắp đầu đạn theo kiểu nổ nối tiếp, giống như đầu đạn tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ, với trọng lượng đầu đạn trung bình lên 6-8 kg, để nó có thể phá hủy lớp giáp của xe tăng.
Một nhược điểm nữa của UAV tự sát "Lancet" là thiết kế tích hợp của hệ thống không đủ tốt, cánh không thể gập lại, đường ray phóng quá dài và nặng, không thuận lợi cho việc mang vác trong các hoạt động chiến đấu độc lập.
Để giải quyết vấn đề này, trước mắt công ty Kalashnikov của Nga có thể cải tiến về ngòi nổ cho đầu đạn của Lancet; chẳng hạn như thay thế ngòi chạm nổ, có thể kích nổ đầu đạn khi tên lửa vướng vào lưới thép. Như vậy, dù không thể phá hủy được phương tiện, nhưng cũng đủ tiêu diệt những sinh lực xung quanh.