Vào cuối năm 2019, hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf và tổ hợp pháo - tên lửa kết hợp Pantsir-S1 đã được Nga đưa tới Serbia tham dự cuộc tập trận chung mang tên Slavic Shield 2019.Đây là lần đầu tiên Nga triển khai vũ khí phòng không tối tân như tổ hợp S-400 Triumf tại nước ngoài, cho thấy Nga đặc biệt coi trọng mối quan hệ đồng minh chiến lược với Serbia.Sau khi tới nơi, các hệ thống S-400 và Pantsir-S1 đã được lắp đặt tại căn cứ không quân Batajnica gần thủ đô Belgrade của Serbia và bước vào tình trạng trực chiến.Ngoài hoạt động tập trận, đây còn được xem là dịp để Nga giới thiệu tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí tối tân tới một trong những đối tác quan trọng nhất tại khu vực Balkan.Được biết quân đội Serbia cũng đang có nhu cầu thay thế các tổ hợp S-125 Pechora huyền thoại từng lập nên chiến công bắn hạ máy bay ném bom tàng hình F-117A Night Hawk của Mỹ.Tuy vậy tham vọng của Nga đã không thành sự thật khi Tổng thống Serbia - ông Alexandr Vucic tuyên bố nước này muốn sở hữu hệ thống phòng không S-400 và Pantsir-S1, nhưng hiện chưa đủ khả năng mua vì quá đắt tiền.Lựa chọn của Serbia đã khiến Nga cảm thấy bất ngờ, khi Belgrade quyết định đặt niềm tin vào hệ thống phòng không FK-3 (phiên bản xuất khẩu của HQ-22) do Trung Quốc sản xuất.Căn cứ theo thông tin vừa được công bố, Serbia đã mua ít nhất 3 khẩu đội hệ thống phòng không FK-3, quá trình đàm phán diễn ra trong bí mật và chỉ vừa được tiết lộ.Nhà sản xuất giới thiệu HQ-22 có tầm bắn tối thiểu/tối đa: 5/100 km, độ cao nhỏ nhất/lớn nhất: 50/27.000 m, sử dụng hệ dẫn đường kết hợp theo sóng radio của đài điều khiển và radar bán chủ động, có khả năng chống chế áp điện tử cao.Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không HQ-22 được trang bị 1 đài radar điều khiển hỏa lực, có thể dẫn đường cho tên lửa đánh chặn tối đa 12 mục tiêu cùng lúc.Đối tượng tác chiến của HQ-22 rất đa dạng, nó tiêu diệt được máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, phi cơ không người lái và một số mục tiêu đường không khác.HQ-22 tầm trung có nhiệm vụ chính là hỗ trợ HQ-9B chuyên đánh tầm xa trong đội hình tác chiến hỗn hợp theo mô hình cao - thấp thường thấy.Phiên bản xuất khẩu FK-3 đã bị giảm tầm bắn tối đa xuống còn 100 km, các thông số còn lại tương tự HQ-22, nhưng chỉ cần như vậy nó vẫn xứng đáng là chủ lực của lực lượng phòng không Serbia.Đặt cạnh S-400 Triumf thì rõ ràng tính năng kỹ chiến thuật của FK-3 thua kém khá nhiều, nên giá thành rẻ được cho là yếu tố quyết định khiến Serbia đặt niềm tin vào vũ khí này.Hiện tại cả hai phía Trung Quốc và Serbia đều chưa công bố giá trị cụ thể của hợp đồng, cũng như thời gian bắt đầu bàn giao hệ thống tên lửa phòng không nói trên.
Vào cuối năm 2019, hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf và tổ hợp pháo - tên lửa kết hợp Pantsir-S1 đã được Nga đưa tới Serbia tham dự cuộc tập trận chung mang tên Slavic Shield 2019.
Đây là lần đầu tiên Nga triển khai vũ khí phòng không tối tân như tổ hợp S-400 Triumf tại nước ngoài, cho thấy Nga đặc biệt coi trọng mối quan hệ đồng minh chiến lược với Serbia.
Sau khi tới nơi, các hệ thống S-400 và Pantsir-S1 đã được lắp đặt tại căn cứ không quân Batajnica gần thủ đô Belgrade của Serbia và bước vào tình trạng trực chiến.
Ngoài hoạt động tập trận, đây còn được xem là dịp để Nga giới thiệu tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí tối tân tới một trong những đối tác quan trọng nhất tại khu vực Balkan.
Được biết quân đội Serbia cũng đang có nhu cầu thay thế các tổ hợp S-125 Pechora huyền thoại từng lập nên chiến công bắn hạ máy bay ném bom tàng hình F-117A Night Hawk của Mỹ.
Tuy vậy tham vọng của Nga đã không thành sự thật khi Tổng thống Serbia - ông Alexandr Vucic tuyên bố nước này muốn sở hữu hệ thống phòng không S-400 và Pantsir-S1, nhưng hiện chưa đủ khả năng mua vì quá đắt tiền.
Lựa chọn của Serbia đã khiến Nga cảm thấy bất ngờ, khi Belgrade quyết định đặt niềm tin vào hệ thống phòng không FK-3 (phiên bản xuất khẩu của HQ-22) do Trung Quốc sản xuất.
Căn cứ theo thông tin vừa được công bố, Serbia đã mua ít nhất 3 khẩu đội hệ thống phòng không FK-3, quá trình đàm phán diễn ra trong bí mật và chỉ vừa được tiết lộ.
Nhà sản xuất giới thiệu HQ-22 có tầm bắn tối thiểu/tối đa: 5/100 km, độ cao nhỏ nhất/lớn nhất: 50/27.000 m, sử dụng hệ dẫn đường kết hợp theo sóng radio của đài điều khiển và radar bán chủ động, có khả năng chống chế áp điện tử cao.
Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không HQ-22 được trang bị 1 đài radar điều khiển hỏa lực, có thể dẫn đường cho tên lửa đánh chặn tối đa 12 mục tiêu cùng lúc.
Đối tượng tác chiến của HQ-22 rất đa dạng, nó tiêu diệt được máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, phi cơ không người lái và một số mục tiêu đường không khác.
HQ-22 tầm trung có nhiệm vụ chính là hỗ trợ HQ-9B chuyên đánh tầm xa trong đội hình tác chiến hỗn hợp theo mô hình cao - thấp thường thấy.
Phiên bản xuất khẩu FK-3 đã bị giảm tầm bắn tối đa xuống còn 100 km, các thông số còn lại tương tự HQ-22, nhưng chỉ cần như vậy nó vẫn xứng đáng là chủ lực của lực lượng phòng không Serbia.
Đặt cạnh S-400 Triumf thì rõ ràng tính năng kỹ chiến thuật của FK-3 thua kém khá nhiều, nên giá thành rẻ được cho là yếu tố quyết định khiến Serbia đặt niềm tin vào vũ khí này.
Hiện tại cả hai phía Trung Quốc và Serbia đều chưa công bố giá trị cụ thể của hợp đồng, cũng như thời gian bắt đầu bàn giao hệ thống tên lửa phòng không nói trên.