Theo truyền thông Serbia, trong hôm 11/1, Bộ trưởng Quốc phòng Serbia - Alexander Vulin và Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Serbia - Trung tướng Milan Moysilovic đã đến thăm Viện Kỹ thuật Quân sự (VTI), tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ quân sự hàng đầu của Serbia. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Cũng trong chuyến thăm này các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Serbia đã được giới thiệu hơn 40 sản phẩm quốc phòng mới do VTI phát triển. Được biết, trong năm 2018 Quân đội Serbia đã đưa vào trang ít nhất 29 loại vũ khí mới và hầu hết trong số đó đều do các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Beograd tự nghiên cứu và sản xuất trong nước. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Serbia có một nền công nghiệp quốc phòng khá phát triển, họ tự chủ được hầu hết vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự cho bộ binh và một phần của phòng không - không quân. Trong ảnh là một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt sử dụng đạn rocket từ 122mm – 128mm đang được VTI phát triển cho Quân đội Serbia. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Có một điều khá dễ nhận thấy là các nền công nghiệp quốc phòng hiện tại của Serbia chịu ảnh hưởng khá lớn từ Liên Xô, các loại vũ khí mới của nước này đa phần được phát triển dựa trên một số loại vũ khí có từ thời Chiến tranh Lạnh và do Liên Xô (hay Nga sau này) chuyển giao công nghệ. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Các quan chức Bộ Quốc phòng Serbia được lãnh đạo viện VTI giới thiệu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt LRSVM, nó có kết cấu module cho phép sử dụng linh hoạt nhiều loại rocket khác nhau, trong đó có cả đạn 122 mm của pháo phản lực BM-21 Grad của Liên Xô. Toàn bộ tổ hợp pháo này được đặt trên các khung gầm xe tải đặc chủng FAP 2026 cũng do Serbia chế tạo. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Đáng chú ý là VTI đã phát triển một loại đạn rocket phóng loạt dẫn đường có điều chỉnh nhờ tích hợp bộ thu tín hiệu định vị toàn cầu lắp ở mũi quả đạn giành cho các tổ hợp LRSVM. Tầm bắn của các loại đạn rocket trang bị cho LRSVM cũng rất đa dạng, dao động chỉ từ 8,6 km cho tới tận 50 km, đi kèm theo đó là độ sai lệch từ vài chục m tới dưới 10 m. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Trong ảnh là tên lửa chống tăng có điều khiển Malyutka 2T do Serbia sản xuất, nó đã thực sự lột xác so với thiết kế gốc của tên lửa 9M14 Malyutka Liên Xô khi được trang bị đầu đạn nối tiếp để xuyên phá giáp phản ứng nổ (ERA). Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Biến thể Malyutka 2T có tầm bắn lên tới 5.000 m do kéo dài phần thân, xuyên được 1.000 mm thép đồng nhất sau ERA, được dẫn hướng bán tự động bằng cách bám chùm laser. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Phiên bản nâng cấp mới của xe bọc thép chở quân bánh lốp 4x4 BOV M11, ở gói nâng cấp này BOV M11 được trang bị thêm một modul chiến đấu tự động với súng máy 7.62mm hoặc 12.7mm ngoài ra còn có các thiết bị trinh sát chiến trường khác. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Một số pod vũ khí giành cho trực thăng vũ trang H145M – Airbus của Serbia với các loại rocket 80mm và pod súng máy 7.62mm. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Còn đây là các loại quân trang do VTI sản xuất trong nước để trang bị cho binh sĩ Serbia, chúng cũng có thiết kế khá hiện đại và không thua kém gì trang bị của quân đội các nước phương Tây. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Trong ảnh là xe bọc thép chở quân Lazar-3 cùng kíp chiến đấu 9 người do Serbia tự chế tạo. Bản thân Serbia cũng sở hữu năng lực sản xuất các dòng súng bộ binh khá mạnh và có thể đáp ứng được nhu cầu cho Quân đội trong nước. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Mời độc giả xem video: Sức mạnh quân đội Serbia trong năm 2018. (nguồn Military Forces XXI Century)
Theo truyền thông Serbia, trong hôm 11/1, Bộ trưởng Quốc phòng Serbia - Alexander Vulin và Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Serbia - Trung tướng Milan Moysilovic đã đến thăm Viện Kỹ thuật Quân sự (VTI), tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ quân sự hàng đầu của Serbia. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Cũng trong chuyến thăm này các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Serbia đã được giới thiệu hơn 40 sản phẩm quốc phòng mới do VTI phát triển. Được biết, trong năm 2018 Quân đội Serbia đã đưa vào trang ít nhất 29 loại vũ khí mới và hầu hết trong số đó đều do các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Beograd tự nghiên cứu và sản xuất trong nước. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Serbia có một nền công nghiệp quốc phòng khá phát triển, họ tự chủ được hầu hết vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự cho bộ binh và một phần của phòng không - không quân. Trong ảnh là một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt sử dụng đạn rocket từ 122mm – 128mm đang được VTI phát triển cho Quân đội Serbia. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Có một điều khá dễ nhận thấy là các nền công nghiệp quốc phòng hiện tại của Serbia chịu ảnh hưởng khá lớn từ Liên Xô, các loại vũ khí mới của nước này đa phần được phát triển dựa trên một số loại vũ khí có từ thời Chiến tranh Lạnh và do Liên Xô (hay Nga sau này) chuyển giao công nghệ. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Serbia được lãnh đạo viện VTI giới thiệu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt LRSVM, nó có kết cấu module cho phép sử dụng linh hoạt nhiều loại rocket khác nhau, trong đó có cả đạn 122 mm của pháo phản lực BM-21 Grad của Liên Xô. Toàn bộ tổ hợp pháo này được đặt trên các khung gầm xe tải đặc chủng FAP 2026 cũng do Serbia chế tạo. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Đáng chú ý là VTI đã phát triển một loại đạn rocket phóng loạt dẫn đường có điều chỉnh nhờ tích hợp bộ thu tín hiệu định vị toàn cầu lắp ở mũi quả đạn giành cho các tổ hợp LRSVM. Tầm bắn của các loại đạn rocket trang bị cho LRSVM cũng rất đa dạng, dao động chỉ từ 8,6 km cho tới tận 50 km, đi kèm theo đó là độ sai lệch từ vài chục m tới dưới 10 m. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Trong ảnh là tên lửa chống tăng có điều khiển Malyutka 2T do Serbia sản xuất, nó đã thực sự lột xác so với thiết kế gốc của tên lửa 9M14 Malyutka Liên Xô khi được trang bị đầu đạn nối tiếp để xuyên phá giáp phản ứng nổ (ERA). Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Biến thể Malyutka 2T có tầm bắn lên tới 5.000 m do kéo dài phần thân, xuyên được 1.000 mm thép đồng nhất sau ERA, được dẫn hướng bán tự động bằng cách bám chùm laser. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Phiên bản nâng cấp mới của xe bọc thép chở quân bánh lốp 4x4 BOV M11, ở gói nâng cấp này BOV M11 được trang bị thêm một modul chiến đấu tự động với súng máy 7.62mm hoặc 12.7mm ngoài ra còn có các thiết bị trinh sát chiến trường khác. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Một số pod vũ khí giành cho trực thăng vũ trang H145M – Airbus của Serbia với các loại rocket 80mm và pod súng máy 7.62mm. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Còn đây là các loại quân trang do VTI sản xuất trong nước để trang bị cho binh sĩ Serbia, chúng cũng có thiết kế khá hiện đại và không thua kém gì trang bị của quân đội các nước phương Tây. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Trong ảnh là xe bọc thép chở quân Lazar-3 cùng kíp chiến đấu 9 người do Serbia tự chế tạo. Bản thân Serbia cũng sở hữu năng lực sản xuất các dòng súng bộ binh khá mạnh và có thể đáp ứng được nhu cầu cho Quân đội trong nước. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh quân đội Serbia trong năm 2018. (nguồn Military Forces XXI Century)