"Các khinh hạm Đô đốc Grigorovich và Đô đốc Essen đang chuẩn bị khởi hành từ Sevastopol để triển khai ở khu vực hàng hải xa xôi nhằm tăng cường lực lượng đặc nhiệm thường trực của Hải quân Nga ở Biển Địa Trung Hải", nguồn tin từ Hải quân Nga cho biết.Trước đó vào năm 2020, khinh hạm Đô đốc Makarov cũng đã hoạt động tại Hải đội Địa Trung Hải này của Hải quân Nga cùng với khinh hạm Đô đốc Grigorovich. Và khinh hạm Đô đốc Makarov đã được đưa về Sevastopol để bảo dưỡng định kỳ.Hai con tàu Đô đốc Grigorovich và Đô đốc Essen lần lượt là các khinh hạm hạng nặng lớp Krivak IV đầu tiên của Dự án 11356 và được đóng nối tiếp nhau bởi nhà máy đóng tàu Yantar của Nga.Khinh hạm hạng nặng thuộc lớp Krivak IV có vũ trang cực kỳ đáng nể, với chiều dài thân là 124,8m với lực choán nước tiêu chuẩn là 3.620 tấn, lớn nhất là 4.035 tấn.Với kích thước và tải trọng này, Đô Đốc Grigorovich và Essen có cho mình bãi đáp/cất cánh và nhà chứa cho một chiếc máy bay trực thăng Ka-27.Ngoài chiếc trực thăng, tải trọng còn lại của các khinh hạm này đều dành cho hệ thống vũ trang, với những hệ thống vũ khí hiện đại nhất, nguy hiểm nhất.Cụ thể, tàu có 8 giếng phóng UKSK dành cho việc phóng những tên lửa hành trình chống hạm, đối không như Kalibr, Oniks hoặc Zircon – một tên lửa siêu thanh được coi là một “sát thủ hàng không mẫu hạm” của Nga.Những chiếc tàu khu trục này còn có thêm 1 bệ phóng tên lửa RBU-6000, kèm theo đó là khả năng triển khai tên lửa đất đối không 9M317M và 2 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.Hệ thống hoả lực của các khinh hạm này còn bao gồm cả hải pháo A-190 cỡ nòng 100mm, cùng 2 khẩu pháo cao tốc AK-630.Với lượng tải trọng lớn như vậy, nhưng những con tàu khu trục này vẫn có thể đảm bảo vận tốc tới 30 hải lý/ giờ nhờ việc được trang bị tới 2 tua bin khí tăng áp DT-59, 2 tua bin khí hành trành DS-71.Ngoài ra, để hỗ trợ việc có thể sử dụng được các hoả lực một cách hiệu quả, các khinh ham này đang trang bị hệ thống radar điểu khiển hoả lực hiện đại với: JSC 5P-10, Puma FCS, 3R14N-11356 FCS, MR-90 Orekh SAM FCS.Để phát hiện mục tiêu triển khai khai hoả, các tàu khu trục này có cho mình hệ thống radar tìm kiếm trên không, tìm kiếm bề mặt cũng như hệ thống sonar MGK-335EM-03 với Vinyetka-EM.Để phòng thủ, các khinh hạm hạng này cũng có cho mình bộ hệ thống cảnh báo sớm bao gồm: TK-25-5 và các biện pháp đối phó với 4 KT-216 để hỗ trợ.Tính đến nay, có hai quốc gia sở hữu và khai thác dòng khinh hạm hạng nặng này bao gồm Nga và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Ydex. Cận cảnh sức mạnh hỏa lực trên khinh hạm hiện đại bậc nhất của Nga. Nguồn: Arronlee33.
"Các khinh hạm Đô đốc Grigorovich và Đô đốc Essen đang chuẩn bị khởi hành từ Sevastopol để triển khai ở khu vực hàng hải xa xôi nhằm tăng cường lực lượng đặc nhiệm thường trực của Hải quân Nga ở Biển Địa Trung Hải", nguồn tin từ Hải quân Nga cho biết.
Trước đó vào năm 2020, khinh hạm Đô đốc Makarov cũng đã hoạt động tại Hải đội Địa Trung Hải này của Hải quân Nga cùng với khinh hạm Đô đốc Grigorovich. Và khinh hạm Đô đốc Makarov đã được đưa về Sevastopol để bảo dưỡng định kỳ.
Hai con tàu Đô đốc Grigorovich và Đô đốc Essen lần lượt là các khinh hạm hạng nặng lớp Krivak IV đầu tiên của Dự án 11356 và được đóng nối tiếp nhau bởi nhà máy đóng tàu Yantar của Nga.
Khinh hạm hạng nặng thuộc lớp Krivak IV có vũ trang cực kỳ đáng nể, với chiều dài thân là 124,8m với lực choán nước tiêu chuẩn là 3.620 tấn, lớn nhất là 4.035 tấn.
Với kích thước và tải trọng này, Đô Đốc Grigorovich và Essen có cho mình bãi đáp/cất cánh và nhà chứa cho một chiếc máy bay trực thăng Ka-27.
Ngoài chiếc trực thăng, tải trọng còn lại của các khinh hạm này đều dành cho hệ thống vũ trang, với những hệ thống vũ khí hiện đại nhất, nguy hiểm nhất.
Cụ thể, tàu có 8 giếng phóng UKSK dành cho việc phóng những tên lửa hành trình chống hạm, đối không như Kalibr, Oniks hoặc Zircon – một tên lửa siêu thanh được coi là một “sát thủ hàng không mẫu hạm” của Nga.
Những chiếc tàu khu trục này còn có thêm 1 bệ phóng tên lửa RBU-6000, kèm theo đó là khả năng triển khai tên lửa đất đối không 9M317M và 2 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.
Hệ thống hoả lực của các khinh hạm này còn bao gồm cả hải pháo A-190 cỡ nòng 100mm, cùng 2 khẩu pháo cao tốc AK-630.
Với lượng tải trọng lớn như vậy, nhưng những con tàu khu trục này vẫn có thể đảm bảo vận tốc tới 30 hải lý/ giờ nhờ việc được trang bị tới 2 tua bin khí tăng áp DT-59, 2 tua bin khí hành trành DS-71.
Ngoài ra, để hỗ trợ việc có thể sử dụng được các hoả lực một cách hiệu quả, các khinh ham này đang trang bị hệ thống radar điểu khiển hoả lực hiện đại với: JSC 5P-10, Puma FCS, 3R14N-11356 FCS, MR-90 Orekh SAM FCS.
Để phát hiện mục tiêu triển khai khai hoả, các tàu khu trục này có cho mình hệ thống radar tìm kiếm trên không, tìm kiếm bề mặt cũng như hệ thống sonar MGK-335EM-03 với Vinyetka-EM.
Để phòng thủ, các khinh hạm hạng này cũng có cho mình bộ hệ thống cảnh báo sớm bao gồm: TK-25-5 và các biện pháp đối phó với 4 KT-216 để hỗ trợ.
Tính đến nay, có hai quốc gia sở hữu và khai thác dòng khinh hạm hạng nặng này bao gồm Nga và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Ydex.
Cận cảnh sức mạnh hỏa lực trên khinh hạm hiện đại bậc nhất của Nga. Nguồn: Arronlee33.