Trong thời gian gần đây, các nhà phân tích quốc phòng và blogger quân sự người Nga đã chú ý đến một sự phát triển mới tiềm năng trong kho vũ khí quân sự của Moscow, cụ thể là đạn bom lượn hạng nhẹ D-30SN. Suy đoán này nảy sinh sau khi một bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Telegram, cho thấy một máy bay tiêm kích bom Su-34HBO cải tiến, mang theo hai quả bom này dưới một bên cánh.Khi so sánh loại bom D-30SN với các loại bom FAB hiện có, được trang bị mô-đun cánh lượn UMPC, thì bom D-30SN có tầm bay xa hơn nhiều so với các quả bom cải tiến từ bom rơi tự do FAB của Liên Xô/Nga. Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng, không giống như các loại bom FAB, bom D-30SN của Nga có các đặc điểm khí động học được cải tiến.Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, bom D-30SN có thể đạt được tầm bay lên tới 120 km, mặc dù con số này là trong điều kiện tối ưu. Làm phép so sánh, bom FAB cùng trọng lượng được trang bị thêm mô-đun cánh lượn UMPC, có thể đánh trúng mục tiêu cách xa tới 80 km. Dựa trên các bức ảnh này, rõ ràng là tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga hiện đã chuyển sang sản xuất hàng loạt bom dẫn đường trên không. Những quả bom này được thiết kế riêng cho các cuộc tấn công chính xác vào các khu vực phía sau chiến tuyến và không cần phải lắp ráp mô-đun UMPK bởi thợ kỹ thuật sân bay nữa.Theo truyền thông Nga, không phải loại máy bay nào cũng có thể sử dụng bom D-30SN. Hiện nay, chỉ máy bay tiêm kích bom Su-34HBO đã được hiện đại hóa toàn diện mới có khả năng sử dụng loại bom tiên tiến này. Các chuyên gia quốc phòng Nga lưu ý rằng, những nâng cấp trên máy bay Su-34HBO bao gồm các hệ thống ngắm mục tiêu tiên tiến, hệ thống điện tử hàng không được cải tiến và mấu treo vũ khí được gia cố, để có thể mang được các loại vũ khí dẫn đường có trọng lượng lớn hơn. Máy bay tiêm kích bom Su-34HBO đã trải qua quá trình hiện đại hóa đáng kể, từ những kinh nghiệm chiến đấu ở chiến trường Ukraine, để tăng cường hiệu quả chiến đấu. Quan trọng nhất là việc tích hợp các hệ thống radar và quang điện tiên tiến giúp tăng cường độ chính xác khi nhắm mục tiêu. Ngoài ra, hệ thống liên lạc của máy bay Su-34HBO đã được nâng cấp, đảm bảo phối hợp tốt hơn với cả các đơn vị trên mặt đất và trên không. Su-34 HBO cũng được nâng cấp các phần mềm mới, giúp cải thiện độ chính xác và hiệu quả hơn trong nhiều tình huống chiến đấu, giúp Su-34HBO có thể thả cả bom thường và bom dẫn đường một cách hiệu quả.Bom lượn D-30SN là bom lượn dẫn đường chính xác, có hình dáng khí động học giúp nó lướt về phía mục tiêu từ độ cao lớn. Khả năng này cho phép bom được thả từ khoảng cách xa đáng kể, do đó tăng phạm vi tấn công và giảm thiểu rủi ro cho máy bay thả bom trước các hệ thống phòng không của đối phương. Mặt khác, bom phá FAB, bao gồm các mẫu như FAB-250, FAB-500, FAB-1500, FAB-3000 đều là bom thả rơi tự do. Chúng dựa vào trọng lực để tạo quỹ đạo và có thiết kế đơn giản, tập trung vào việc mang theo nhiều thuốc nổ mạnh, dùng cho mục đích ném bom thông thường.Khi nói đến hệ thống và cảm biến, bom D-30SN nổi bật với công nghệ dẫn đường hiện đại. Điều này bao gồm cả hệ thống dẫn đường vệ tinh và quán tính, giúp bom đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách xa. Ngoài ra, các cảm biến hiệu chỉnh giữa đường bay và khả năng dẫn đường mục tiêu, giúp tăng cường thêm độ chính xác của nó.Bom FAB có thiết kế đơn giản, độ chính xác dựa vào kỹ năng thả bom của phi công và độ cao của máy bay thả bom, thông qua các máy ngắm bom đơn giản; chúng không có cảm biến hoặc hệ thống dẫn đường, nên người ta còn gọi là “bom ngu”.Bom FAB có thiết kế đơn giản, thường không có hệ thống phụ trợ hoặc hỗ trợ bổ sung. Tuy nhiên giá thành của các loại bom này rẻ, thường được dùng trong các chiến dịch ném bom “rải thảm”, khi lực lượng phòng không của đối phương đã bị tê liệt. Chúng không được chính xác như các loại bom dẫn đường hiện đại như D-30SN.Bom D-30SN có một điểm khác biệt quan trọng khác, đó là được trang bị các hệ thống phụ trợ, như các mô-đun dẫn đường bổ sung hoặc hệ thống liên kết dữ liệu, để cập nhật dẫn đường theo thời gian thực, giúp tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động của nó. Đặc biệt là nó được trang bị một động cơ phụ trợ, giúp tăng thêm tầm bay, biến nó thành một tên lửa hành trình theo đúng nghĩa.Trong bối cảnh quân sự ngày nay, đối thủ gần nhất của Mỹ đối với bom lượn D-30SN của Nga là bom GBU-39/B. Cả D-30SN của Nga và GBU-39/B của Mỹ đều tận dụng công nghệ dẫn đường chính xác và có chung khả năng lướt về phía mục tiêu, nhưng chúng khác nhau về hệ thống, đầu đạn và tầm hoạt động.Những quả bom này được phóng từ máy bay ở độ cao lớn, giúp chúng bay được khoảng cách xa, do đó giảm thiểu rủi ro cho máy bay thả bom. D-30SN sử dụng phương pháp tiếp cận dẫn đường kép với hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và vệ tinh GLONASS, tương tự như hệ thống dẫn đường GPS/INS của GBU-39/B, giúp đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách xa.Về đầu đạn, bom D-30SN được trang bị đầu đạn nổ mạnh thông thường, được thiết kế để tấn công các mục tiêu kiên cố trên mặt đất. Còm bom GBU-39/B có đầu đạn nổ phân mảnh nhỏ hơn nặng 113 kg (250 pound), được thiết kế để xuyên sâu, khiến nó đặc biệt hiệu quả khi tấn công các boongke ngầm hoặc các công trình kiên cố, trong khi D-30SN lại vượt trội trong các cuộc tấn công đa năng hơn. (Nguồn ảnh: Alamy, TASS, Wikipedia).
Trong thời gian gần đây, các nhà phân tích quốc phòng và blogger quân sự người Nga đã chú ý đến một sự phát triển mới tiềm năng trong kho vũ khí quân sự của Moscow, cụ thể là đạn bom lượn hạng nhẹ D-30SN. Suy đoán này nảy sinh sau khi một bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Telegram, cho thấy một máy bay tiêm kích bom Su-34HBO cải tiến, mang theo hai quả bom này dưới một bên cánh.
Khi so sánh loại bom D-30SN với các loại bom FAB hiện có, được trang bị mô-đun cánh lượn UMPC, thì bom D-30SN có tầm bay xa hơn nhiều so với các quả bom cải tiến từ bom rơi tự do FAB của Liên Xô/Nga. Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng, không giống như các loại bom FAB, bom D-30SN của Nga có các đặc điểm khí động học được cải tiến.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, bom D-30SN có thể đạt được tầm bay lên tới 120 km, mặc dù con số này là trong điều kiện tối ưu. Làm phép so sánh, bom FAB cùng trọng lượng được trang bị thêm mô-đun cánh lượn UMPC, có thể đánh trúng mục tiêu cách xa tới 80 km.
Dựa trên các bức ảnh này, rõ ràng là tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga hiện đã chuyển sang sản xuất hàng loạt bom dẫn đường trên không. Những quả bom này được thiết kế riêng cho các cuộc tấn công chính xác vào các khu vực phía sau chiến tuyến và không cần phải lắp ráp mô-đun UMPK bởi thợ kỹ thuật sân bay nữa.
Theo truyền thông Nga, không phải loại máy bay nào cũng có thể sử dụng bom D-30SN. Hiện nay, chỉ máy bay tiêm kích bom Su-34HBO đã được hiện đại hóa toàn diện mới có khả năng sử dụng loại bom tiên tiến này.
Các chuyên gia quốc phòng Nga lưu ý rằng, những nâng cấp trên máy bay Su-34HBO bao gồm các hệ thống ngắm mục tiêu tiên tiến, hệ thống điện tử hàng không được cải tiến và mấu treo vũ khí được gia cố, để có thể mang được các loại vũ khí dẫn đường có trọng lượng lớn hơn.
Máy bay tiêm kích bom Su-34HBO đã trải qua quá trình hiện đại hóa đáng kể, từ những kinh nghiệm chiến đấu ở chiến trường Ukraine, để tăng cường hiệu quả chiến đấu. Quan trọng nhất là việc tích hợp các hệ thống radar và quang điện tiên tiến giúp tăng cường độ chính xác khi nhắm mục tiêu.
Ngoài ra, hệ thống liên lạc của máy bay Su-34HBO đã được nâng cấp, đảm bảo phối hợp tốt hơn với cả các đơn vị trên mặt đất và trên không. Su-34 HBO cũng được nâng cấp các phần mềm mới, giúp cải thiện độ chính xác và hiệu quả hơn trong nhiều tình huống chiến đấu, giúp Su-34HBO có thể thả cả bom thường và bom dẫn đường một cách hiệu quả.
Bom lượn D-30SN là bom lượn dẫn đường chính xác, có hình dáng khí động học giúp nó lướt về phía mục tiêu từ độ cao lớn. Khả năng này cho phép bom được thả từ khoảng cách xa đáng kể, do đó tăng phạm vi tấn công và giảm thiểu rủi ro cho máy bay thả bom trước các hệ thống phòng không của đối phương.
Mặt khác, bom phá FAB, bao gồm các mẫu như FAB-250, FAB-500, FAB-1500, FAB-3000 đều là bom thả rơi tự do. Chúng dựa vào trọng lực để tạo quỹ đạo và có thiết kế đơn giản, tập trung vào việc mang theo nhiều thuốc nổ mạnh, dùng cho mục đích ném bom thông thường.
Khi nói đến hệ thống và cảm biến, bom D-30SN nổi bật với công nghệ dẫn đường hiện đại. Điều này bao gồm cả hệ thống dẫn đường vệ tinh và quán tính, giúp bom đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách xa. Ngoài ra, các cảm biến hiệu chỉnh giữa đường bay và khả năng dẫn đường mục tiêu, giúp tăng cường thêm độ chính xác của nó.
Bom FAB có thiết kế đơn giản, độ chính xác dựa vào kỹ năng thả bom của phi công và độ cao của máy bay thả bom, thông qua các máy ngắm bom đơn giản; chúng không có cảm biến hoặc hệ thống dẫn đường, nên người ta còn gọi là “bom ngu”.
Bom FAB có thiết kế đơn giản, thường không có hệ thống phụ trợ hoặc hỗ trợ bổ sung. Tuy nhiên giá thành của các loại bom này rẻ, thường được dùng trong các chiến dịch ném bom “rải thảm”, khi lực lượng phòng không của đối phương đã bị tê liệt. Chúng không được chính xác như các loại bom dẫn đường hiện đại như D-30SN.
Bom D-30SN có một điểm khác biệt quan trọng khác, đó là được trang bị các hệ thống phụ trợ, như các mô-đun dẫn đường bổ sung hoặc hệ thống liên kết dữ liệu, để cập nhật dẫn đường theo thời gian thực, giúp tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động của nó. Đặc biệt là nó được trang bị một động cơ phụ trợ, giúp tăng thêm tầm bay, biến nó thành một tên lửa hành trình theo đúng nghĩa.
Trong bối cảnh quân sự ngày nay, đối thủ gần nhất của Mỹ đối với bom lượn D-30SN của Nga là bom GBU-39/B. Cả D-30SN của Nga và GBU-39/B của Mỹ đều tận dụng công nghệ dẫn đường chính xác và có chung khả năng lướt về phía mục tiêu, nhưng chúng khác nhau về hệ thống, đầu đạn và tầm hoạt động.
Những quả bom này được phóng từ máy bay ở độ cao lớn, giúp chúng bay được khoảng cách xa, do đó giảm thiểu rủi ro cho máy bay thả bom. D-30SN sử dụng phương pháp tiếp cận dẫn đường kép với hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và vệ tinh GLONASS, tương tự như hệ thống dẫn đường GPS/INS của GBU-39/B, giúp đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách xa.
Về đầu đạn, bom D-30SN được trang bị đầu đạn nổ mạnh thông thường, được thiết kế để tấn công các mục tiêu kiên cố trên mặt đất. Còm bom GBU-39/B có đầu đạn nổ phân mảnh nhỏ hơn nặng 113 kg (250 pound), được thiết kế để xuyên sâu, khiến nó đặc biệt hiệu quả khi tấn công các boongke ngầm hoặc các công trình kiên cố, trong khi D-30SN lại vượt trội trong các cuộc tấn công đa năng hơn. (Nguồn ảnh: Alamy, TASS, Wikipedia).