Bộ trưởng Công Thương Nga - ông Denis Manturov mới đây cho biết, việc phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu xa S-500 Prometheus đã bước vào giai đoạn cuối cùng sau khi từng bộ phận của tổ hợp được thử nghiệm riêng lẻ.“Tất cả thông số kỹ thuật chính của tên lửa S-500 đã được xác nhận trong các cuộc thử nghiệm và hiện tại đã sẵn sàng đi vào sản xuất hàng loạt”, ông Manturov tiết lộ đồng thời cung cấp thêm thông tin rằng sẽ bàn giao tổ hợp đầu tiên cho Bộ Quốc phòng Nga theo đúng tiến độ.Như vậy sau nhiều dự đoán trái ngược thì cuối cùng quan chức Nga đã lên tiếng xác nhận việc phát triển tổ hợp tên lửa S-500 vẫn đi đúng hướng, thậm chí quá trình hoàn thành hệ thống vũ khí tối tân này còn diễn ra nhanh hơn so với kế hoạch ban đầu.Ngoài phục vụ trong Quân đội Nga, dự kiến S-500 Prometheus cũng sẽ được Moskva cấp phép xuất khẩu trong tương lai không xa, vũ khí này chắc chắn sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng trên khắp thế giới.Tuy nhiên đến lúc này lại phát sinh một câu hỏi, đó là khi Nga nhanh chóng xuất khẩu S-500 thì nhu cầu với S-400 liệu có còn khi tính năng kỹ chiến thuật của sản phẩm mới rõ ràng ấn tượng hơn?Liệu Triumf có lâm vào hoàn cảnh phải "đại hạ giá" vì không còn ai hỏi mua, bất chấp việc nó từng là món hàng đắt khách nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.Nếu điều này xảy ra thì rõ ràng nhà sản xuất Almaz-Antey sẽ không vui, bởi vì họ đặt rất nhiều kỳ vọng vào S-400 nhưng mới chỉ xuất khẩu được cho Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi thương vụ với Ấn Độ vẫn chưa chắc chắn thành công 100%.Trong lúc "giao thời" như hiện nay, để đẩy mạnh việc bán S-400 ra bên ngoài thì cơ sở chế tạo liệu có thực hiện biện pháp "khuyến mãi", đó là phải hạ giá sản phẩm đến mức thấp nhất có thể?Tuy nhiên theo đánh giá từ các chuyên gia, viễn cảnh không mấy xán lạn trên của S-400 khó có khả năng xảy ra, bởi Triumf và Prometheus được thiết kế cho những nhiệm vụ khác nhau.Điểm mạnh của tên lửa phòng không S-400 đó là chống máy bay và tên lửa hành trình, trong khi đó vai trò chủ chốt của S-500 lại là đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.Mặc dù Nga quảng cáo tên lửa 77N6 của S-500 cũng có thể dùng để tiêu diệt máy bay, nhưng tầm bắn hiệu quả của nó không khác biệt bao nhiêu so với đạn 40N6 của S-400 vì vướng phải giới hạn đường chân trời vô tuyến điện từ của radar hỏa lực.Không chỉ có vậy, giá thành tên lửa 77N6 cũng ở mức quá cao, đồng thời năng lực đánh chặn mục tiêu bay thấp của nó lại không được đánh giá tốt.Quay lại trường hợp S-300, sở dĩ không còn đơn hàng đặt mua hệ thống phòng không đình đám một thời này là do Almaz-Antey không còn duy trì việc sản xuất nhằm giữ thị phần cho S-400 chứ chẳng phải do nhu cầu đã hết.Chính vì vậy, khi S-400 Triumf và S-500 Prometheus về cơ bản không "dẫm chân nhau" thì khó lòng xảy ra tình trạng Nga sẽ tiến hành đại hạ giá S-400 để tìm kiếm thêm hợp đồng xuất khẩu.
Bộ trưởng Công Thương Nga - ông Denis Manturov mới đây cho biết, việc phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu xa S-500 Prometheus đã bước vào giai đoạn cuối cùng sau khi từng bộ phận của tổ hợp được thử nghiệm riêng lẻ.
“Tất cả thông số kỹ thuật chính của tên lửa S-500 đã được xác nhận trong các cuộc thử nghiệm và hiện tại đã sẵn sàng đi vào sản xuất hàng loạt”, ông Manturov tiết lộ đồng thời cung cấp thêm thông tin rằng sẽ bàn giao tổ hợp đầu tiên cho Bộ Quốc phòng Nga theo đúng tiến độ.
Như vậy sau nhiều dự đoán trái ngược thì cuối cùng quan chức Nga đã lên tiếng xác nhận việc phát triển tổ hợp tên lửa S-500 vẫn đi đúng hướng, thậm chí quá trình hoàn thành hệ thống vũ khí tối tân này còn diễn ra nhanh hơn so với kế hoạch ban đầu.
Ngoài phục vụ trong Quân đội Nga, dự kiến S-500 Prometheus cũng sẽ được Moskva cấp phép xuất khẩu trong tương lai không xa, vũ khí này chắc chắn sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng trên khắp thế giới.
Tuy nhiên đến lúc này lại phát sinh một câu hỏi, đó là khi Nga nhanh chóng xuất khẩu S-500 thì nhu cầu với S-400 liệu có còn khi tính năng kỹ chiến thuật của sản phẩm mới rõ ràng ấn tượng hơn?
Liệu Triumf có lâm vào hoàn cảnh phải "đại hạ giá" vì không còn ai hỏi mua, bất chấp việc nó từng là món hàng đắt khách nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Nếu điều này xảy ra thì rõ ràng nhà sản xuất Almaz-Antey sẽ không vui, bởi vì họ đặt rất nhiều kỳ vọng vào S-400 nhưng mới chỉ xuất khẩu được cho Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi thương vụ với Ấn Độ vẫn chưa chắc chắn thành công 100%.
Trong lúc "giao thời" như hiện nay, để đẩy mạnh việc bán S-400 ra bên ngoài thì cơ sở chế tạo liệu có thực hiện biện pháp "khuyến mãi", đó là phải hạ giá sản phẩm đến mức thấp nhất có thể?
Tuy nhiên theo đánh giá từ các chuyên gia, viễn cảnh không mấy xán lạn trên của S-400 khó có khả năng xảy ra, bởi Triumf và Prometheus được thiết kế cho những nhiệm vụ khác nhau.
Điểm mạnh của tên lửa phòng không S-400 đó là chống máy bay và tên lửa hành trình, trong khi đó vai trò chủ chốt của S-500 lại là đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Mặc dù Nga quảng cáo tên lửa 77N6 của S-500 cũng có thể dùng để tiêu diệt máy bay, nhưng tầm bắn hiệu quả của nó không khác biệt bao nhiêu so với đạn 40N6 của S-400 vì vướng phải giới hạn đường chân trời vô tuyến điện từ của radar hỏa lực.
Không chỉ có vậy, giá thành tên lửa 77N6 cũng ở mức quá cao, đồng thời năng lực đánh chặn mục tiêu bay thấp của nó lại không được đánh giá tốt.
Quay lại trường hợp S-300, sở dĩ không còn đơn hàng đặt mua hệ thống phòng không đình đám một thời này là do Almaz-Antey không còn duy trì việc sản xuất nhằm giữ thị phần cho S-400 chứ chẳng phải do nhu cầu đã hết.
Chính vì vậy, khi S-400 Triumf và S-500 Prometheus về cơ bản không "dẫm chân nhau" thì khó lòng xảy ra tình trạng Nga sẽ tiến hành đại hạ giá S-400 để tìm kiếm thêm hợp đồng xuất khẩu.