Theo Philippines Aerospace, trong một nỗ lực nhằm cung cấp vũ khí hiện đại cho Quân đội Philippines, có khả năng Nga sẽ chấp thuận việc cung cấp khoản tín dụng hàng tỷ USD giúp Manila nhập khẩu các công nghệ quân sự tối tân nhất. Nguồn ảnh: Wiki.Các nguồn tin hé lộ số tiền rơi vào khoảng 2 tỷ USD giúp Philippines nhập khẩu các chiến đấu cơ Su-35, Su-30SME và tổ hợp phòng không Pantsir-S1, Buk-M2E. Nguồn ảnh: Wiki.Không ngoại trừ khả năng, Nga cũng mời chào Philippines mua tàu ngầm Đề án 636 hay còn gọi là Kilo của mình. Trong thời gian gần đây, Philippines luôn lên tiếng về việc thành lập lực lượng tàu ngầm của quốc gia này những vẫn chưa cho biết loại tàu ngầm nào sẽ được chọn. Nguồn ảnh: Flickr.Nguồn ảnh: Flickr.Nga là một nhà cung cấp vũ khí rất dễ tính, nhất là với các nước đang phát triển. Trong quá khứ, Nga đã từng bán cho Indonesia một loạt các chiến đấu cơ Su-35. Đổi lại Indonesia sẽ cung cấp coffe và dầu thô cho phía Nga thay vì phải thanh toán bằng tiền mặt. Nguồn ảnh: Aviation.Với Philippines, sau cuộc tấn công khủng bố ở Marawi, nước này đang rất mạnh tay chi tiền để nâng cấp vũ khí. Nhận thấy điều đó, nhiều nước trên thế giới đã mang các loại vũ khí hiện đại nhất của mình tới Philippines để chào hàng. Nguồn ảnh: Haocing.Tại triển lãm quốc phòng ADAS 2018 vừa được tổ chức tại Malina hồi cuối tháng 9 vừa rồi, có thể thấy một loạt các thiết bị quân sự thuộc hàng "khủng" như máy bay Su-35, huấn luyện cơ Yak-130, trực thăng Mi-35M, thiết giáp lưỡng cư BMP-3,... Nguồn ảnh: Defense.Thực tế, sức chiến đấu của quân đội Philippines không phải là kém và màn trình diễn của quân đội nước này trong trận chiến Marawi với khủng bố IS đã cho thấy điều đó. Tuy nhiên điều Philippines cần nhất lúc này là nâng cấp trang bị vũ khí và bổ sung thêm các khí tài hạng nặng vào biên chế quân đội nước này. Nguồn ảnh: Defense.Đây cũng là một trong số nhiều quốc gia ở Đông Nam Á có sở hữu đường biển rất rộng và nằm biệt lập với lục địa nhưng lại không sở hữu lực lượng tàu ngầm. Thực tế thì Hải quân Philippines khá kém, đội tàu nổi cũng không có bất cứ chiến hạm nào đặc biệt. Nguồn ảnh: Defense. Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm Kilo Đề án 636.
Theo Philippines Aerospace, trong một nỗ lực nhằm cung cấp vũ khí hiện đại cho Quân đội Philippines, có khả năng Nga sẽ chấp thuận việc cung cấp khoản tín dụng hàng tỷ USD giúp Manila nhập khẩu các công nghệ quân sự tối tân nhất. Nguồn ảnh: Wiki.
Các nguồn tin hé lộ số tiền rơi vào khoảng 2 tỷ USD giúp Philippines nhập khẩu các chiến đấu cơ Su-35, Su-30SME và tổ hợp phòng không Pantsir-S1, Buk-M2E. Nguồn ảnh: Wiki.
Không ngoại trừ khả năng, Nga cũng mời chào Philippines mua tàu ngầm Đề án 636 hay còn gọi là Kilo của mình. Trong thời gian gần đây, Philippines luôn lên tiếng về việc thành lập lực lượng tàu ngầm của quốc gia này những vẫn chưa cho biết loại tàu ngầm nào sẽ được chọn. Nguồn ảnh: Flickr.
Nguồn ảnh: Flickr.
Nga là một nhà cung cấp vũ khí rất dễ tính, nhất là với các nước đang phát triển. Trong quá khứ, Nga đã từng bán cho Indonesia một loạt các chiến đấu cơ Su-35. Đổi lại Indonesia sẽ cung cấp coffe và dầu thô cho phía Nga thay vì phải thanh toán bằng tiền mặt. Nguồn ảnh: Aviation.
Với Philippines, sau cuộc tấn công khủng bố ở Marawi, nước này đang rất mạnh tay chi tiền để nâng cấp vũ khí. Nhận thấy điều đó, nhiều nước trên thế giới đã mang các loại vũ khí hiện đại nhất của mình tới Philippines để chào hàng. Nguồn ảnh: Haocing.
Tại triển lãm quốc phòng ADAS 2018 vừa được tổ chức tại Malina hồi cuối tháng 9 vừa rồi, có thể thấy một loạt các thiết bị quân sự thuộc hàng "khủng" như máy bay Su-35, huấn luyện cơ Yak-130, trực thăng Mi-35M, thiết giáp lưỡng cư BMP-3,... Nguồn ảnh: Defense.
Thực tế, sức chiến đấu của quân đội Philippines không phải là kém và màn trình diễn của quân đội nước này trong trận chiến Marawi với khủng bố IS đã cho thấy điều đó. Tuy nhiên điều Philippines cần nhất lúc này là nâng cấp trang bị vũ khí và bổ sung thêm các khí tài hạng nặng vào biên chế quân đội nước này. Nguồn ảnh: Defense.
Đây cũng là một trong số nhiều quốc gia ở Đông Nam Á có sở hữu đường biển rất rộng và nằm biệt lập với lục địa nhưng lại không sở hữu lực lượng tàu ngầm. Thực tế thì Hải quân Philippines khá kém, đội tàu nổi cũng không có bất cứ chiến hạm nào đặc biệt. Nguồn ảnh: Defense.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm Kilo Đề án 636.