Tổng giám đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport - ông Alexander Mikheev cho biết, tại Diễn đàn Army-2020, đơn vị dự kiến sẽ ký kết hợp đồng cung cấp tiêm kích đa năng Su-35 với tổng trị giá khoảng 7 tỷ USD.Tham khảo đơn giá xuất khẩu một chiếc tiêm kích Su-35 cho không quân Trung Quốc vào khoảng 104 - 105 triệu USD, giới truyền thông ước tính rằng Nga đang nói về thương vụ đối với khoảng 67 máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4,5.Ông Mikheev phát biểu: “Đương nhiên chúng tôi không ngừng làm việc nhằm ký kết hợp đồng mới cho tiêm kích Su-35, cũng như các sản phẩm khác mà doanh nghiệp quảng bá đến các khách hàng nước ngoài"."Trong trung hạn, Rosoboronexport dự kiến nhận được hơn 7 tỷ USD từ việc cung cấp máy bay chiến đấu Su-35. Chiếc tiêm kích siêu cơ động này có tất cả các tính năng để trở thành một phi cơ dẫn đầu thị trường"."Su-35 có hiệu suất bay hoàn hảo, nổi bật bởi khả năng sống sót cao, có thể mang tải trọng chiến đấu lớn và được trang bị nhiều loại vũ khí hàng không dẫn đường mới nhất”, Tổng giám đốc Rosoboronexport nhấn mạnh.Đáng chú ý là khách hàng mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga không được nêu tên, tuy nhiên các đối tác lớn nhất của Nga, cụ thể là Ấn Độ và Trung Quốc đã từ bỏ việc mua sắm thêm các tiêm kích loại này.Hiện tại Trung Quốc tỏ ra hài lòng với 24 tiêm kích Su-35SK, trong khi New Delhi tập trung hơn vào các biến thể nâng cấp của Su-30MKI Super Sukhoi với tính năng kỹ chiến thuật tương đương.Đang tồn tại giả định rằng Algeria có thể sẽ mua một lô 24 máy bay chiến đấu Su-35, và có lẽ con số tương tự đang được thảo luận đối với Tehran, sau khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ vào tháng 10.Mặc dù vậy đây vẫn chỉ là phỏng đoán của báo chí, chưa có tuyên bố chính thức nào về điều này. Như vậy với con số 67 tiêm kích, thực chất vẫn còn một (hoặc vài) khách hàng bí ẩn đang yêu cầu giữ kín các cuộc đàm phán.Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Su-35 là sự lựa chọn phù hợp hơn với nhiều quốc gia trong khi tiêm kích tàng hình Su-57E vẫn chưa thực sự sẵn sàng để xuất khẩu cũng như chưa hoàn thiện tính năng.Cụ thể, đặc tính kỹ chiến thuật của Su-35 đã rất gần với tiêm kích thế hệ năm khi được áp dụng nhiều công nghệ tương đương, yêu cầu đảm bảo hậu cần của nó cũng tỏ ra đơn giản hơn rất nhiều.Hơn nữa tiềm năng hiện đại hóa của Su-35 còn khá lớn, trong tương lai nó dự kiến sẽ tích hợp radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) cũng như động cơ Izdeliye 30 của Su-57.Thậm chí mới đây tạp chí Military Watch của Mỹ đã đưa ra nhận định rằng Su-35 là tiêm kích hiệu quả nhất của Nga trong việc chiếm lĩnh thị trường quốc tế, nó sẽ cạnh tranh quyết liệt với F-35 Lightning II.Thành tích thực chiến tại Syria, độ tin cậy khi phục vụ trong không quân Nga rõ ràng là “giấy thông hành” đảm bảo nhất cho thành công của tiêm kích Su-35.
Tổng giám đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport - ông Alexander Mikheev cho biết, tại Diễn đàn Army-2020, đơn vị dự kiến sẽ ký kết hợp đồng cung cấp tiêm kích đa năng Su-35 với tổng trị giá khoảng 7 tỷ USD.
Tham khảo đơn giá xuất khẩu một chiếc tiêm kích Su-35 cho không quân Trung Quốc vào khoảng 104 - 105 triệu USD, giới truyền thông ước tính rằng Nga đang nói về thương vụ đối với khoảng 67 máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4,5.
Ông Mikheev phát biểu: “Đương nhiên chúng tôi không ngừng làm việc nhằm ký kết hợp đồng mới cho tiêm kích Su-35, cũng như các sản phẩm khác mà doanh nghiệp quảng bá đến các khách hàng nước ngoài".
"Trong trung hạn, Rosoboronexport dự kiến nhận được hơn 7 tỷ USD từ việc cung cấp máy bay chiến đấu Su-35. Chiếc tiêm kích siêu cơ động này có tất cả các tính năng để trở thành một phi cơ dẫn đầu thị trường".
"Su-35 có hiệu suất bay hoàn hảo, nổi bật bởi khả năng sống sót cao, có thể mang tải trọng chiến đấu lớn và được trang bị nhiều loại vũ khí hàng không dẫn đường mới nhất”, Tổng giám đốc Rosoboronexport nhấn mạnh.
Đáng chú ý là khách hàng mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga không được nêu tên, tuy nhiên các đối tác lớn nhất của Nga, cụ thể là Ấn Độ và Trung Quốc đã từ bỏ việc mua sắm thêm các tiêm kích loại này.
Hiện tại Trung Quốc tỏ ra hài lòng với 24 tiêm kích Su-35SK, trong khi New Delhi tập trung hơn vào các biến thể nâng cấp của Su-30MKI Super Sukhoi với tính năng kỹ chiến thuật tương đương.
Đang tồn tại giả định rằng Algeria có thể sẽ mua một lô 24 máy bay chiến đấu Su-35, và có lẽ con số tương tự đang được thảo luận đối với Tehran, sau khi lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ vào tháng 10.
Mặc dù vậy đây vẫn chỉ là phỏng đoán của báo chí, chưa có tuyên bố chính thức nào về điều này. Như vậy với con số 67 tiêm kích, thực chất vẫn còn một (hoặc vài) khách hàng bí ẩn đang yêu cầu giữ kín các cuộc đàm phán.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Su-35 là sự lựa chọn phù hợp hơn với nhiều quốc gia trong khi tiêm kích tàng hình Su-57E vẫn chưa thực sự sẵn sàng để xuất khẩu cũng như chưa hoàn thiện tính năng.
Cụ thể, đặc tính kỹ chiến thuật của Su-35 đã rất gần với tiêm kích thế hệ năm khi được áp dụng nhiều công nghệ tương đương, yêu cầu đảm bảo hậu cần của nó cũng tỏ ra đơn giản hơn rất nhiều.
Hơn nữa tiềm năng hiện đại hóa của Su-35 còn khá lớn, trong tương lai nó dự kiến sẽ tích hợp radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) cũng như động cơ Izdeliye 30 của Su-57.
Thậm chí mới đây tạp chí Military Watch của Mỹ đã đưa ra nhận định rằng Su-35 là tiêm kích hiệu quả nhất của Nga trong việc chiếm lĩnh thị trường quốc tế, nó sẽ cạnh tranh quyết liệt với F-35 Lightning II.
Thành tích thực chiến tại Syria, độ tin cậy khi phục vụ trong không quân Nga rõ ràng là “giấy thông hành” đảm bảo nhất cho thành công của tiêm kích Su-35.