Tập đoàn vũ khí khổng lồ của Nga Rostec tuyên bố, họ đã hoàn thành việc phát triển tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp cho các đơn vị đổ bộ đường không. Hệ thống phòng không mới nhất được gọi là Ptitselov. Ảnh: Rostec.Hệ thống Ptitselov sẽ có thể được thả xuống khu vực chiến đấu từ máy bay vận tải quân sự bằng dù. Rostec tuyên bố rằng, tổ hợp phòng không này được chế tạo trên khung gầm của xe tấn công đổ bộ đường không BMD-4M. Ảnh: Rostec.So với phiên bản tiền nhiệm, BMD-4M được cải tiến ở cả khung thân và động cơ, cho phép những chiến xa này hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên sự ra đời và phát triển của BMD-4M đi kèm với những bất đồng về khả năng của cỗ máy chiến đấu này trong quân đội Nga. Ảnh: Rostec.Năm 2012, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cho biết, xe chiến đấu bộ binh BMD-4M không đáp ứng yêu cầu của quân đội Nga. Tuy nhiên, sau đó, Lực lượng Dù đã trả lời rằng, xe chiến đấu bộ binh này đáp ứng đầy đủ yêu cầu của họ. Ảnh: Rostec.Năm 2016, BMD-4M chính thức được đưa vào biên chế Lực lượng đổ bộ đường không Nga. Ptitselov thực chất là một phần bổ sung cho BMD-4M. Tức là thay vì tháp pháo tiêu chuẩn, hệ thống phòng không này được đặt vào đúng vị trí của nó. Ảnh: Rostec.Khung gầm BMD-4M được trang bị động cơ diesel UTD-29 cung cấp công suất 450 mã lực, mang lại khả năng cơ động vượt trội trên mọi địa hình. Nó có thể đạt tốc độ tối đa là 70 km/h và phạm vi hoạt động tầm 500 km. Khung gầm được bọc thép nhẹ. Ảnh: Rostec.BMD-4M nâng cấp có thân rộng hơn so với phiên bản trước đó; xe có chiều dài 6 m, chiều rộng 3,15 m và chiều cao 2,7 m. Kíp chiến đấu 3 người (bao gồm trưởng xe, lái xe và pháo thủ) cùng sáu lính bộ binh được trang bị vũ khí đầy đủ. Người lái ngồi ở phía trước và động cơ được đặt ở phần sau của xe. Ảnh: Rostec.Hệ thống phòng không Ptitselov được thiết kế để chống lại các mục tiêu trên không ở cự ly tầm thấp như bao gồm máy bay cánh bằng, trực thăng, máy bay không người lái và cả tên lửa hành trình. Ảnh: Rostec.Hệ thống phòng không Ptitselov không được trang bị radar, cảm biến của nó là khí tài quang-điện tử, có khả năng quan sát ngày/đêm được lắp ở chính giữa tháp pháo và hai bên tháp là bệ phóng tên lửa. Do không sử dụng radar nên Ptitselov không lo bị chế áp điện tử của đối phương. Ảnh: Rostec.Theo các nguồn tin trên các phương tiện truyền thông Nga, Ptitselov có thể thực hiện ngắm bắn mục tiêu theo góc hướng 360 độ. Đồng thời, hệ thống quan sát quang học cũng như tổ hợp vũ khí cũng có thể di chuyển trong mặt phẳng thẳng đứng. Ảnh: Rostec.Tổ hợp vũ khí phòng không Ptitselov được chế tạo dựa trên nền tảng vũ khí phòng không Sosna của Nga. Hệ thống có 12 tên lửa, được bố trí trong module chiến đấu ở hai bên. Tên lửa là loại 9M340 Sosna-R, có đường kính 130mm, trọng lượng trong khoảng 30-31kg; Ảnh: Rostec.Cự ly tiêu diệt mục tiêu tối đa của tên lửa 9M340 là 10 km; độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa là 5 km, mục tiêu bay thấp nhất mà tên lửa 9M340 có thể tiêu diệt là 150 mét. Tốc độ bay tối đa của tên lửa 9M340 lên tới 900 m/s; sử dụng đầu đạn phân mảnh. Ảnh: Rostec.Bản thân mô-đun chiến đấu hoặc hệ thống phòng không Ptitselov có thể được điều khiển từ xa bởi trắc thủ. Trắc thủ điều khiển xạ thủ bên trong khoang chiến đấu của xe đổ bộ BMD-4M hoặc một thiết bị điều khiển từ bên ngoài thông qua cáp nối, tối đa đến 500 mét. Ảnh: Rostec.Bên trong bảng điều khiển, trắc thủ có thể điều khiển tên lửa đã bắn vì nó có một camera ở phía trước, truyền trực tiếp tín hiệu video đến xạ thủ điều khiển. Phạm vi phát hiện và theo dõi tối đa của các vật thể bay lớn là 30 km; hệ thống được thiết kế để hoạt động ở chế độ tự động và bán tự động. Ảnh: Rostec.Công ty Rostec được cho là đã hoàn thành việc phát triển Ptitselov vào năm ngoái. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine đã làm thay đổi kế hoạch nhiều dự án vũ khí của Nga và Ptitselov cũng không là ngoại lệ. Gần 12 tháng sau, Rostec thông báo rằng họ đã hoàn thành quá trình phát triển.Các bài kiểm tra của Ptitselov đang chờ xử lý. Do xung đột với Ukraine, một số hệ thống phòng không có thể được thử nghiệm trực tiếp trong điều kiện chiến đấu thực tế ngay tại chiến trường Ukraine.Quân đội Nga đã thông báo rằng BMD-4M đang hoạt động tốt ở chiến trường Ukraine và nó cũng bị hỏng hóc hoặc bị Ukraine phá hủy. Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông Nga, BMD-4M có thể sửa chữa ngay tại chiến trường.Các chuyên gia Nga cho rằng, việc lựa chọn khung gầm BMD-4M cho Ptitselov là quyết định đúng đắn. Chủ yếu là về việc giảm chi phí bảo dưỡng, một khung gầm thống nhất có thể hoạt động theo đội hình và khả năng sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, Ptitselov hiệu quả đến mức nào, thì phải đợi Nga thử nghiệm ở chiến trường Ukraine. Xe chiến đấu bộ binh BMD-4M của lính dù Nga. Nguồn QĐND
Tập đoàn vũ khí khổng lồ của Nga Rostec tuyên bố, họ đã hoàn thành việc phát triển tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp cho các đơn vị đổ bộ đường không. Hệ thống phòng không mới nhất được gọi là Ptitselov. Ảnh: Rostec.
Hệ thống Ptitselov sẽ có thể được thả xuống khu vực chiến đấu từ máy bay vận tải quân sự bằng dù. Rostec tuyên bố rằng, tổ hợp phòng không này được chế tạo trên khung gầm của xe tấn công đổ bộ đường không BMD-4M. Ảnh: Rostec.
So với phiên bản tiền nhiệm, BMD-4M được cải tiến ở cả khung thân và động cơ, cho phép những chiến xa này hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên sự ra đời và phát triển của BMD-4M đi kèm với những bất đồng về khả năng của cỗ máy chiến đấu này trong quân đội Nga. Ảnh: Rostec.
Năm 2012, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cho biết, xe chiến đấu bộ binh BMD-4M không đáp ứng yêu cầu của quân đội Nga. Tuy nhiên, sau đó, Lực lượng Dù đã trả lời rằng, xe chiến đấu bộ binh này đáp ứng đầy đủ yêu cầu của họ. Ảnh: Rostec.
Năm 2016, BMD-4M chính thức được đưa vào biên chế Lực lượng đổ bộ đường không Nga. Ptitselov thực chất là một phần bổ sung cho BMD-4M. Tức là thay vì tháp pháo tiêu chuẩn, hệ thống phòng không này được đặt vào đúng vị trí của nó. Ảnh: Rostec.
Khung gầm BMD-4M được trang bị động cơ diesel UTD-29 cung cấp công suất 450 mã lực, mang lại khả năng cơ động vượt trội trên mọi địa hình. Nó có thể đạt tốc độ tối đa là 70 km/h và phạm vi hoạt động tầm 500 km. Khung gầm được bọc thép nhẹ. Ảnh: Rostec.
BMD-4M nâng cấp có thân rộng hơn so với phiên bản trước đó; xe có chiều dài 6 m, chiều rộng 3,15 m và chiều cao 2,7 m. Kíp chiến đấu 3 người (bao gồm trưởng xe, lái xe và pháo thủ) cùng sáu lính bộ binh được trang bị vũ khí đầy đủ. Người lái ngồi ở phía trước và động cơ được đặt ở phần sau của xe. Ảnh: Rostec.
Hệ thống phòng không Ptitselov được thiết kế để chống lại các mục tiêu trên không ở cự ly tầm thấp như bao gồm máy bay cánh bằng, trực thăng, máy bay không người lái và cả tên lửa hành trình. Ảnh: Rostec.
Hệ thống phòng không Ptitselov không được trang bị radar, cảm biến của nó là khí tài quang-điện tử, có khả năng quan sát ngày/đêm được lắp ở chính giữa tháp pháo và hai bên tháp là bệ phóng tên lửa. Do không sử dụng radar nên Ptitselov không lo bị chế áp điện tử của đối phương. Ảnh: Rostec.
Theo các nguồn tin trên các phương tiện truyền thông Nga, Ptitselov có thể thực hiện ngắm bắn mục tiêu theo góc hướng 360 độ. Đồng thời, hệ thống quan sát quang học cũng như tổ hợp vũ khí cũng có thể di chuyển trong mặt phẳng thẳng đứng. Ảnh: Rostec.
Tổ hợp vũ khí phòng không Ptitselov được chế tạo dựa trên nền tảng vũ khí phòng không Sosna của Nga. Hệ thống có 12 tên lửa, được bố trí trong module chiến đấu ở hai bên. Tên lửa là loại 9M340 Sosna-R, có đường kính 130mm, trọng lượng trong khoảng 30-31kg; Ảnh: Rostec.
Cự ly tiêu diệt mục tiêu tối đa của tên lửa 9M340 là 10 km; độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa là 5 km, mục tiêu bay thấp nhất mà tên lửa 9M340 có thể tiêu diệt là 150 mét. Tốc độ bay tối đa của tên lửa 9M340 lên tới 900 m/s; sử dụng đầu đạn phân mảnh. Ảnh: Rostec.
Bản thân mô-đun chiến đấu hoặc hệ thống phòng không Ptitselov có thể được điều khiển từ xa bởi trắc thủ. Trắc thủ điều khiển xạ thủ bên trong khoang chiến đấu của xe đổ bộ BMD-4M hoặc một thiết bị điều khiển từ bên ngoài thông qua cáp nối, tối đa đến 500 mét. Ảnh: Rostec.
Bên trong bảng điều khiển, trắc thủ có thể điều khiển tên lửa đã bắn vì nó có một camera ở phía trước, truyền trực tiếp tín hiệu video đến xạ thủ điều khiển. Phạm vi phát hiện và theo dõi tối đa của các vật thể bay lớn là 30 km; hệ thống được thiết kế để hoạt động ở chế độ tự động và bán tự động. Ảnh: Rostec.
Công ty Rostec được cho là đã hoàn thành việc phát triển Ptitselov vào năm ngoái. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine đã làm thay đổi kế hoạch nhiều dự án vũ khí của Nga và Ptitselov cũng không là ngoại lệ. Gần 12 tháng sau, Rostec thông báo rằng họ đã hoàn thành quá trình phát triển.
Các bài kiểm tra của Ptitselov đang chờ xử lý. Do xung đột với Ukraine, một số hệ thống phòng không có thể được thử nghiệm trực tiếp trong điều kiện chiến đấu thực tế ngay tại chiến trường Ukraine.
Quân đội Nga đã thông báo rằng BMD-4M đang hoạt động tốt ở chiến trường Ukraine và nó cũng bị hỏng hóc hoặc bị Ukraine phá hủy. Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông Nga, BMD-4M có thể sửa chữa ngay tại chiến trường.
Các chuyên gia Nga cho rằng, việc lựa chọn khung gầm BMD-4M cho Ptitselov là quyết định đúng đắn. Chủ yếu là về việc giảm chi phí bảo dưỡng, một khung gầm thống nhất có thể hoạt động theo đội hình và khả năng sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, Ptitselov hiệu quả đến mức nào, thì phải đợi Nga thử nghiệm ở chiến trường Ukraine.
Xe chiến đấu bộ binh BMD-4M của lính dù Nga. Nguồn QĐND