Theo tạp chí Popular Mechanics, các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga có thể trở nên vô dụng trong cuộc chiến chống lại tiêm kích F-15 và F-16 trong tương lai không xa.Lý do là bởi những tiêm kích nói trên sẽ nhận được hệ thống phòng thủ laser đặc biệt, cho phép bắn hạ tên lửa dẫn đường sắp tiếp cận. Điều này nghĩa là ngay cả khi đó là tên lửa đánh chặn của tổ hợp S-400, chúng cũng sẽ bị bắn hạ cách xa mục tiêu.“Các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Mỹ sẽ trang bị 'tia laser tử thần'. Trong tương lai tất cả tiêm kích thế hệ thứ tư của không quân, cũng như cường kích A-10C Warthog có thể được trang bị hệ thống tự bảo vệ bằng laser năng lượng cao (SHiELD)"."Không quân Mỹ dự kiến sẽ triển khai hệ thống vũ khí laser trên máy bay chiến đấu giữa thập niên 2020. Họ dựa vào tổ hợp laser SHiELD của nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin, vũ khí sẽ bảo vệ chiến đấu cơ khỏi các tên lửa đang lao tới"."Tia laser là vũ khí cần thiết để bắn hạ tên lửa không đối không và đất đối không của đối phương. Mỹ tự tin cho rằng đây sẽ là hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên được cài đặt trên máy bay chiến đấu"."Nguồn phát tia laser sẽ được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo, công suất của nó có thể lên tới hàng chục KW", tạp chí Popular Mechanics nêu rõ.Trên thực tế, một tia laser có công suất vài chục KW đủ khả năng bắn hạ tên lửa ở khoảng cách vài km, giới chuyên gia cho rằng đây là đòn đáp trả rất đáng kể của Mỹ đối với các hệ thống phòng không Nga, chẳng hạn như S-400.Giới chuyên gia quân sự còn cho rằng với sự xuất hiện của loại vũ khí như vậy, Nga cần chuyển sang sử dụng tên lửa phòng không siêu thanh dẫn đường để vô hiệu hóa hệ thống laser lắp trên máy bay đối phương.Trước nguy cơ bị Mỹ dẫn trước, thật bất ngờ khi biết rằng Nga cũng đã có động thái đáp trả tương xứng bằng việc lên kế hoạch trang bị một tổ hợp vũ khí laser tương tự cho tiêm kích đa năng MiG-35.Theo tạp chí Military Watch, MiG-35 là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất đang được Nga chế tạo, vũ khí laser sẽ mở rộng đáng kể khả năng của chiếc tiêm kích đa chức năng thế hệ 4,5 này.Ấn phẩm lưu ý rằng MiG-35 được trang bị để thử nghiệm với "hệ thống vũ khí laser"; trong tương lai, nó dự kiến sẽ được tích hợp vào máy bay kết hợp với pháo, tên lửa và bom dẫn đường.Ngoài ra còn có lưu ý, nhiệm vụ chính của tia laser này là "làm mù" cảm biến và vô hiệu hóa những thiết bị điện tử của máy bay đối phương chứ không chỉ giới hạn ở phòng thủ tên lửa."Vũ khí laser sẽ bổ sung cho các tính năng công nghệ cao hiện có của MiG-35, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, động cơ vector lực đẩy 3 chiều và tên lửa siêu thanh tầm cực xa", Military Watch nhấn mạnh thêm.Tờ báo Mỹ cũng lưu ý rằng công nghệ laser phòng thủ được thiết kế để "làm mù" tên lửa tiếp cận đang được sử dụng trên máy bay chiến đấu Su-57, tuy vậy thông tin trên bị cho là thiếu chính xác.
Theo tạp chí Popular Mechanics, các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga có thể trở nên vô dụng trong cuộc chiến chống lại tiêm kích F-15 và F-16 trong tương lai không xa.
Lý do là bởi những tiêm kích nói trên sẽ nhận được hệ thống phòng thủ laser đặc biệt, cho phép bắn hạ tên lửa dẫn đường sắp tiếp cận. Điều này nghĩa là ngay cả khi đó là tên lửa đánh chặn của tổ hợp S-400, chúng cũng sẽ bị bắn hạ cách xa mục tiêu.
“Các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Mỹ sẽ trang bị 'tia laser tử thần'. Trong tương lai tất cả tiêm kích thế hệ thứ tư của không quân, cũng như cường kích A-10C Warthog có thể được trang bị hệ thống tự bảo vệ bằng laser năng lượng cao (SHiELD)".
"Không quân Mỹ dự kiến sẽ triển khai hệ thống vũ khí laser trên máy bay chiến đấu giữa thập niên 2020. Họ dựa vào tổ hợp laser SHiELD của nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin, vũ khí sẽ bảo vệ chiến đấu cơ khỏi các tên lửa đang lao tới".
"Tia laser là vũ khí cần thiết để bắn hạ tên lửa không đối không và đất đối không của đối phương. Mỹ tự tin cho rằng đây sẽ là hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên được cài đặt trên máy bay chiến đấu".
"Nguồn phát tia laser sẽ được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo, công suất của nó có thể lên tới hàng chục KW", tạp chí Popular Mechanics nêu rõ.
Trên thực tế, một tia laser có công suất vài chục KW đủ khả năng bắn hạ tên lửa ở khoảng cách vài km, giới chuyên gia cho rằng đây là đòn đáp trả rất đáng kể của Mỹ đối với các hệ thống phòng không Nga, chẳng hạn như S-400.
Giới chuyên gia quân sự còn cho rằng với sự xuất hiện của loại vũ khí như vậy, Nga cần chuyển sang sử dụng tên lửa phòng không siêu thanh dẫn đường để vô hiệu hóa hệ thống laser lắp trên máy bay đối phương.
Trước nguy cơ bị Mỹ dẫn trước, thật bất ngờ khi biết rằng Nga cũng đã có động thái đáp trả tương xứng bằng việc lên kế hoạch trang bị một tổ hợp vũ khí laser tương tự cho tiêm kích đa năng MiG-35.
Theo tạp chí Military Watch, MiG-35 là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất đang được Nga chế tạo, vũ khí laser sẽ mở rộng đáng kể khả năng của chiếc tiêm kích đa chức năng thế hệ 4,5 này.
Ấn phẩm lưu ý rằng MiG-35 được trang bị để thử nghiệm với "hệ thống vũ khí laser"; trong tương lai, nó dự kiến sẽ được tích hợp vào máy bay kết hợp với pháo, tên lửa và bom dẫn đường.
Ngoài ra còn có lưu ý, nhiệm vụ chính của tia laser này là "làm mù" cảm biến và vô hiệu hóa những thiết bị điện tử của máy bay đối phương chứ không chỉ giới hạn ở phòng thủ tên lửa.
"Vũ khí laser sẽ bổ sung cho các tính năng công nghệ cao hiện có của MiG-35, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, động cơ vector lực đẩy 3 chiều và tên lửa siêu thanh tầm cực xa", Military Watch nhấn mạnh thêm.
Tờ báo Mỹ cũng lưu ý rằng công nghệ laser phòng thủ được thiết kế để "làm mù" tên lửa tiếp cận đang được sử dụng trên máy bay chiến đấu Su-57, tuy vậy thông tin trên bị cho là thiếu chính xác.