Hiện nay hệ thống laser chiến đấu cùng với pháo ray điện từ được xem như những vũ khí đầy tính viễn tưởng nhưng lại có khả năng "thay đổi cuộc chơi" trong chiến tranh tương lai.Tuy nhiên công việc phát triển hai loại vũ khí này đang bị cho là lâm vào bế tắc, vì còn rất nhiều giải pháp kỹ thuật cần hoàn thiện, bên cạnh đó là chi phí chế tạo ở mức quá cao.Do vậy thật bất ngờ khi vào cuối tháng 12/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ rằng rằng hệ thống laser chiến đấu mang tên Peresvet đã chính thức làm nhiệm vụ trực chiến."Địa điểm triển khai hệ thống laser Peresvet đã được hoàn thành. Kể từ ngày 1/12/2019, vũ khí này đã làm nhiệm vụ chiến đấu trong đội hình của 5 sư đoàn tên lửa trực thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược", ông Shoigu nói rõ.Trước đó có thông tin cho rằng hệ thống laser chiến đấu của Nga được triển khai để bảo vệ các tổ hợp tên lửa mặt đất di động thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược.Điều này rõ ràng cho thấy thực tế rằng tổ hợp laser Peresvet có thể đối phó thành công không chỉ với máy bay không người lái như đã nêu trước đây mà gồm cả chiến đấu cơ hay đầu đạn ICBM.Tuy nhiên vẫn có không ít nghi ngờ về thông tin trên, bên cạnh đó cũng có dự đoán cho rằng Nga sẽ sớm đưa hệ thống Peresvet đi "thử lửa" tại nước ngoài để đánh giá chính xác hơn độ tin cậy của vũ khí này tại địa bàn hoạt động khác nhau.Không ngoài dự đoán, mới đây có thông tin cho biết, sau khi đánh giá xe tăng T-14 Armata, Nga đã bí mật gửi hệ thống laser chiến đấu Peresvet tối tân của mình tới Syria.Vũ khí này đã vượt qua các cuộc thử nghiệm một cách rất ấn tượng, thông qua việc bắn hạ thành công một máy bay không người lái do thám của Israel trên bầu trời phía Tây Nam Syria."Vũ khí chùm tia từ lâu nay vốn được xem là chỉ có trong khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên gần đây có thông tin biết một tổ hợp laser chiến đấu của Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái của Israel"."Cụ thể là vào ngày 27/5, máy bay quân sự của Israel bất ngờ tấn công địa điểm giáp ranh Cao nguyên Golan ở phía Tây Nam Syria, dẫn tới nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất"."Trong cùng ngày, máy bay không người lái Israel cũng đã tới biên giới Syria để trinh sát. Quân đội Syria đã phóng tên lửa phòng không để ép các phi cơ của Tel Aviv phải rút lui"."Tuy nhiên còn có vũ khí bí mật của Nga tham gia trận đánh này. Một chiếc UAV đã bị hạ nhưng camera trên máy bay không ghi nhận dấu hiệu bị phá hủy bởi tên lửa phòng không, điều đó cho thấy đây là vũ khí rất đặc biệt", nguồn tin tại thực địa cho biết.Mặc dù truyền thông khu vực cho rằng hệ thống laser chiến đấu Peresvet của Nga đã được "thử lửa" tại Syria nhưng Bộ Quốc phòng Nga lại chưa lên tiếng khẳng định, điều này trái với thói quen trước kia của họ.Chính vì vậy, có lẽ sẽ cần thêm một chút thời gian và bằng chứng nữa để kiểm tra độ tin cậy về thông tin vừa được báo chí địa phương và quốc tế đăng tải.
Hiện nay hệ thống laser chiến đấu cùng với pháo ray điện từ được xem như những vũ khí đầy tính viễn tưởng nhưng lại có khả năng "thay đổi cuộc chơi" trong chiến tranh tương lai.
Tuy nhiên công việc phát triển hai loại vũ khí này đang bị cho là lâm vào bế tắc, vì còn rất nhiều giải pháp kỹ thuật cần hoàn thiện, bên cạnh đó là chi phí chế tạo ở mức quá cao.
Do vậy thật bất ngờ khi vào cuối tháng 12/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ rằng rằng hệ thống laser chiến đấu mang tên Peresvet đã chính thức làm nhiệm vụ trực chiến.
"Địa điểm triển khai hệ thống laser Peresvet đã được hoàn thành. Kể từ ngày 1/12/2019, vũ khí này đã làm nhiệm vụ chiến đấu trong đội hình của 5 sư đoàn tên lửa trực thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược", ông Shoigu nói rõ.
Trước đó có thông tin cho rằng hệ thống laser chiến đấu của Nga được triển khai để bảo vệ các tổ hợp tên lửa mặt đất di động thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược.
Điều này rõ ràng cho thấy thực tế rằng tổ hợp laser Peresvet có thể đối phó thành công không chỉ với máy bay không người lái như đã nêu trước đây mà gồm cả chiến đấu cơ hay đầu đạn ICBM.
Tuy nhiên vẫn có không ít nghi ngờ về thông tin trên, bên cạnh đó cũng có dự đoán cho rằng Nga sẽ sớm đưa hệ thống Peresvet đi "thử lửa" tại nước ngoài để đánh giá chính xác hơn độ tin cậy của vũ khí này tại địa bàn hoạt động khác nhau.
Không ngoài dự đoán, mới đây có thông tin cho biết, sau khi đánh giá xe tăng T-14 Armata, Nga đã bí mật gửi hệ thống laser chiến đấu Peresvet tối tân của mình tới Syria.
Vũ khí này đã vượt qua các cuộc thử nghiệm một cách rất ấn tượng, thông qua việc bắn hạ thành công một máy bay không người lái do thám của Israel trên bầu trời phía Tây Nam Syria.
"Vũ khí chùm tia từ lâu nay vốn được xem là chỉ có trong khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên gần đây có thông tin biết một tổ hợp laser chiến đấu của Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái của Israel".
"Cụ thể là vào ngày 27/5, máy bay quân sự của Israel bất ngờ tấn công địa điểm giáp ranh Cao nguyên Golan ở phía Tây Nam Syria, dẫn tới nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất".
"Trong cùng ngày, máy bay không người lái Israel cũng đã tới biên giới Syria để trinh sát. Quân đội Syria đã phóng tên lửa phòng không để ép các phi cơ của Tel Aviv phải rút lui".
"Tuy nhiên còn có vũ khí bí mật của Nga tham gia trận đánh này. Một chiếc UAV đã bị hạ nhưng camera trên máy bay không ghi nhận dấu hiệu bị phá hủy bởi tên lửa phòng không, điều đó cho thấy đây là vũ khí rất đặc biệt", nguồn tin tại thực địa cho biết.
Mặc dù truyền thông khu vực cho rằng hệ thống laser chiến đấu Peresvet của Nga đã được "thử lửa" tại Syria nhưng Bộ Quốc phòng Nga lại chưa lên tiếng khẳng định, điều này trái với thói quen trước kia của họ.
Chính vì vậy, có lẽ sẽ cần thêm một chút thời gian và bằng chứng nữa để kiểm tra độ tin cậy về thông tin vừa được báo chí địa phương và quốc tế đăng tải.