Trong bài cuộc trả lời phóng vấn với hãng thông tấn Sputnik, theo ý kiến của Đại Tá Makar Aksenenko - Phó tiến sĩ khoa học quân sự kiêm cựu phi công thử nghiệm của Không quân Nga thì việc Việt Nam có thể mua lại 1 chiếc tiêm kích đa năng Su-30M2 (phiên bản nội địa hóa từ lô Su-30MK2 bị cắt giảm theo hợp đồng ký năm 2009) có thể sẽ không phát huy được tác dụng rõ rệt. Nguồn ảnh: Airliners.netTheo vị chuyên gia người Nga này, việc chỉ mua duy nhất một chiếc Su-30M2 sẽ không giúp gia tăng mức độ sẵn sàng chiến đấu của Không quân Việt Nam, thậm chí sẽ còn tạo ra vấn đề phức tạp trong công tác đảm bảo kỹ thuật cho nó. Trong ảnh là một nguyên mẫu Su-30M2 của Không quân Nga với kho vũ khí mà nó có thể mang theo. Nguồn ảnh: Airliners.netÔng còn gợi ý thêm: "Theo tôi, phương án hợp lý hơn là mua lô máy bay chiến đấu, ít nhất để thành lập một phi đội trong biên chế không quân, với triển vọng gia tăng số lượng máy bay để thành lập một trung đoàn. Phương án này là thuận lợi cả về kinh tế và về mặt phát triển cho Không quân Việt Nam". Nguồn ảnh: Russia Plane.Vậy phải hiểu lời nói của vị Đại tá Không quân Nga là như thế nào, việc ông đề nghị chúng ta mua cả lô máy bay chiến đấu phải chăng là lời khuyên rằng đừng mua nhỏ lẻ một chiếc mà hãy đưa về cả 4 chiếc Su-30M2 đáng lẽ đã nằm trong biên chế Không quân Việt Nam về nước? Nguồn ảnh: Planespotters.netNgoài 4 chiếc đầu tiên từ đơn hàng cắt giảm của Việt Nam, tổ hợp sản xuất máy bay Komsomolsk on Amur - KnAAPO chỉ lắp ráp thêm hơn chục chiếc Su-30M2 nữa, chủ yếu nhằm thử nghiệm tính năng và duy trì dây chuyền sản xuất để chờ đợi hợp đồng đặt mua Su-35. Do đó vai trò của Su-30M2 trong Không quân Nga hiện nay là không nối bật. Nguồn ảnh: Airliners.net.Vì quyết không lắp radar Irbis cho Su-30M2 mà vẫn chỉ trang bị cho nó loại N001VE-Pero - phiên bản nâng cấp từ N001VEP, khiến cho tính năng kỹ chiến thuật của Su-30M2 thua xa Su-30SM, thực tế cũng cho thấy Nga hiện tin dùng dòng Su-30SM hơn hẳn. Nguồn ảnh: Su-27 Flanker.Bởi lý do trên mà Su-30M2 đang chủ yếu được sử dụng trong công tác huấn luyện phi công lái tiêm kích Su-27SM3 hay Su-35S, nó bất đắc dĩ trở thành món hàng "bỏ thì thương mà vương thì tội" đối với Không quân Nga. Nguồn ảnh: Wikimedia.Trong trường hợp Việt Nam mua lại cả 4 chiếc Su-30M2 thuộc lô đầu thì đây sẽ là phương án mang lại lợi ích cho cả 2 bên. Phía Nga sẽ có tiền để đầu tư cho Su-30SM hay Su-35S, còn chúng ta sẽ có thêm chiến đấu cơ hiện đại vừa để bù đắp số lượng thiếu hụt, vừa để làm đội hình dự bị phòng khi có chiếc nào phải đưa vào dây chuyền bảo dưỡng kỹ thuật. Nguồn ảnh: Getty Images.Sau khi loại biên hoàn toàn dòng chiến đấu cơ MiG-21 từ năm 2015, Không quân Việt Nam vẫn chưa tìm được ứng cử viên nào thay thế cho dòng máy bay và khoảng trống mà MiG-21 để lại là rất lớn. Do đó gánh nặng duy trì sức chiến của không quân được đặt hết lên vai những chiếc tiêm kích Su-27SK và Su-30MK2V. Nguồn ảnh: alarabiya.net.Tuy các dòng tiêm kích Su-27SK và Su-30MK2V đều là các dòng chiến đấu cơ hiện đại nhưng với phạm vi tác chiến quá lớn ít nhiều cũng ảnh hưởng đến năng lực chiến đấu của các dòng máy bay này. Giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng này trong thời gian ngắn nhất là mua thêm máy bay chiến đấu mới hoặc máy bay đã qua sử dụng nhưng có độ khấu hao thấp. Nguồn ảnh: baogiaothong.vnDo đó đề nghị của phía Nga về việc Việt Nam nên mua những chiếc tiêm kích Su-30M2 thật sự rất đáng cân nhắc, ngay cả khi các chiến đấu cơ này đã qua sử dụng tuy nhiên tần suất hoạt động cũng không nhiều và cũng mới được sản xuất gần đây. Nguồn ảnh: viettimes.vn
Trong bài cuộc trả lời phóng vấn với hãng thông tấn Sputnik, theo ý kiến của Đại Tá Makar Aksenenko - Phó tiến sĩ khoa học quân sự kiêm cựu phi công thử nghiệm của Không quân Nga thì việc Việt Nam có thể mua lại 1 chiếc tiêm kích đa năng Su-30M2 (phiên bản nội địa hóa từ lô Su-30MK2 bị cắt giảm theo hợp đồng ký năm 2009) có thể sẽ không phát huy được tác dụng rõ rệt. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo vị chuyên gia người Nga này, việc chỉ mua duy nhất một chiếc Su-30M2 sẽ không giúp gia tăng mức độ sẵn sàng chiến đấu của Không quân Việt Nam, thậm chí sẽ còn tạo ra vấn đề phức tạp trong công tác đảm bảo kỹ thuật cho nó. Trong ảnh là một nguyên mẫu Su-30M2 của Không quân Nga với kho vũ khí mà nó có thể mang theo. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ông còn gợi ý thêm: "Theo tôi, phương án hợp lý hơn là mua lô máy bay chiến đấu, ít nhất để thành lập một phi đội trong biên chế không quân, với triển vọng gia tăng số lượng máy bay để thành lập một trung đoàn. Phương án này là thuận lợi cả về kinh tế và về mặt phát triển cho Không quân Việt Nam". Nguồn ảnh: Russia Plane.
Vậy phải hiểu lời nói của vị Đại tá Không quân Nga là như thế nào, việc ông đề nghị chúng ta mua cả lô máy bay chiến đấu phải chăng là lời khuyên rằng đừng mua nhỏ lẻ một chiếc mà hãy đưa về cả 4 chiếc Su-30M2 đáng lẽ đã nằm trong biên chế Không quân Việt Nam về nước? Nguồn ảnh: Planespotters.net
Ngoài 4 chiếc đầu tiên từ đơn hàng cắt giảm của Việt Nam, tổ hợp sản xuất máy bay Komsomolsk on Amur - KnAAPO chỉ lắp ráp thêm hơn chục chiếc Su-30M2 nữa, chủ yếu nhằm thử nghiệm tính năng và duy trì dây chuyền sản xuất để chờ đợi hợp đồng đặt mua Su-35. Do đó vai trò của Su-30M2 trong Không quân Nga hiện nay là không nối bật. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Vì quyết không lắp radar Irbis cho Su-30M2 mà vẫn chỉ trang bị cho nó loại N001VE-Pero - phiên bản nâng cấp từ N001VEP, khiến cho tính năng kỹ chiến thuật của Su-30M2 thua xa Su-30SM, thực tế cũng cho thấy Nga hiện tin dùng dòng Su-30SM hơn hẳn. Nguồn ảnh: Su-27 Flanker.
Bởi lý do trên mà Su-30M2 đang chủ yếu được sử dụng trong công tác huấn luyện phi công lái tiêm kích Su-27SM3 hay Su-35S, nó bất đắc dĩ trở thành món hàng "bỏ thì thương mà vương thì tội" đối với Không quân Nga. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Trong trường hợp Việt Nam mua lại cả 4 chiếc Su-30M2 thuộc lô đầu thì đây sẽ là phương án mang lại lợi ích cho cả 2 bên. Phía Nga sẽ có tiền để đầu tư cho Su-30SM hay Su-35S, còn chúng ta sẽ có thêm chiến đấu cơ hiện đại vừa để bù đắp số lượng thiếu hụt, vừa để làm đội hình dự bị phòng khi có chiếc nào phải đưa vào dây chuyền bảo dưỡng kỹ thuật. Nguồn ảnh: Getty Images.
Sau khi loại biên hoàn toàn dòng chiến đấu cơ MiG-21 từ năm 2015, Không quân Việt Nam vẫn chưa tìm được ứng cử viên nào thay thế cho dòng máy bay và khoảng trống mà MiG-21 để lại là rất lớn. Do đó gánh nặng duy trì sức chiến của không quân được đặt hết lên vai những chiếc tiêm kích Su-27SK và Su-30MK2V. Nguồn ảnh: alarabiya.net.
Tuy các dòng tiêm kích Su-27SK và Su-30MK2V đều là các dòng chiến đấu cơ hiện đại nhưng với phạm vi tác chiến quá lớn ít nhiều cũng ảnh hưởng đến năng lực chiến đấu của các dòng máy bay này. Giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng này trong thời gian ngắn nhất là mua thêm máy bay chiến đấu mới hoặc máy bay đã qua sử dụng nhưng có độ khấu hao thấp. Nguồn ảnh: baogiaothong.vn
Do đó đề nghị của phía Nga về việc Việt Nam nên mua những chiếc tiêm kích Su-30M2 thật sự rất đáng cân nhắc, ngay cả khi các chiến đấu cơ này đã qua sử dụng tuy nhiên tần suất hoạt động cũng không nhiều và cũng mới được sản xuất gần đây. Nguồn ảnh: viettimes.vn