Cả Nga và NATO đang đẩy mạnh việc nghiên cứu trang bị pháo nòng lớn cho xe tăng. Pháp, Mỹ, Đức muốn cỡ nòng 130mm, trong khi đó Nga tham vọng trang bị pháo cỡ 152mm cho xe tăng T-14 Armata. Tuy vậy dường như tất cả đang đi vào vết xe đổ của Liên Xô trước đây.Vào thập niên 1980, trong bối cảnh vị thế số 1 về xe tăng đang bị đe dọa, xe tăng mới của phương Tây tỏ ra vượt hơn hẳn so với những chiếc tăng cùng loại của Liên Xô; vì vậy Moscow đề ra dự án Object 292 với việc trang bị cho xe tăng pháo nòng lớn để tăng cường sức mạnh hỏa lực.Được phát triển vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 đề án Object 292 của Liên Xô nhằm mục đích tạo ra một chiếc xe tăng có ưu thế hỏa lực vượt trội trước xe tăng khối NATO.Các nhà chế tạo xe tăng Liên Xô cho rằng, nếu xe tăng của họ được trang bị pháo có sức hủy diệt lớn, thì xe tăng phương Tây dù được trang bị lớp giáp tốt cũng khó có thể sống sót khi bị bắn trúng.Sau khi nghiên cứu đánh giá, cuối cùng pháo nòng xoắn LP-83 cỡ nòng 152,4mm đã được giới quân sự Liên Xô lựa chọn để trang bị cho xe tăng thuộc dự án Object 292.Có thể nói LP-83 là khẩu pháo lớn nhất từng được lắp trên xe tăng chủ lực từ trước cho đến nay. Nếu như trúng phát bắn từ khẩu pháo này, gần như mọi xe tăng đều bị phá hủy ngay lập tức.Pháo LP-83 có thể bắn được rất nhiều loại đạn, từ đạn nổ phân mảnh, đạn xuyên giáp động năng và thậm chí nó còn có thể bắn cả đạn hạt nhân chiến thuật.Dự án Object 292 phát triển với việc trưng dụng khung gầm xe tăng T-80 để tiết kiệm chi phí; tháp pháo được sửa đổi với khoang chứa đạn riêng ở phía sau khá giống với xe tăng phương Tây.Tuy vậy ngay khi mẫu thử nghiệm vừa được hoàn thiện, các nhà thiết kế Liên Xô liền nhận ra những bất cập của việc lắp khẩu pháo lớn lên một chiếc xe tăng thông thường.Đầu tiên là do pháo quá lớn nên khi lắp nên các khung gầm xe tăng hiện có làm không gian thêm chật chội, vì thế mà Object 292 chỉ có thể mang theo 16 viên đạn thay vì từ 40 viên như đã số các xe tăng thông thường.Thứ đến là độ giật của pháo 152mm rất lớn, khi lắp trên một khung gầm xe tăng thông thường vốn có trọng lượng lượng không cân xứng khiến cho độ chính xác của pháo giảm đi rõ rệt.Chưa hết độ giật của pháo cũng khiến khung gầm cũng như các chi tiết cấu thành xe tăng nhanh xuống cấp cho dù chúng đã được gia cố.Pháo lớn cũng khiến trọng lượng xe tăng lên, trọng tâm cân bằng của xe có sự thay đổi, điều này làm cho độ cơ động của xe giảm xuống. Chính vì các nguyên nhân chính trên, dự án đã bị đóng lại khi mới chỉ có một nguyên mẫu được chế tạo.Một số ý kiến cho rằng dự án Object 292 thất bại là do chúng ra đời vào thời điểm "hoàng hôn" của Liên Xô, Nga tiếp quản sau này lại thiếu kinh phí để phát triển và hoàn thiện chúng.Tuy vậy các chuyên gia phân tích quân sự đều cho rằng, yếu tố kỹ thuật không giải quyết được mới là vấn đề chính khiến dự án bị hủy bỏ.Rõ ràng việc tăng hỏa lực cho xe tăng không đơn thuần chỉ là lắp một pháo có cỡ nòng lớn hơn, mà đòi phải có giải pháp triệt để và tổng thể hơn trong chế tạo, nghĩa là khung thân xe tăng phải được phát triển hoàn toàn mới cho pháo cỡ 152mm.Nhưng nếu làm thế đồng nghĩa với việc tăng kích thước và trọng lượng xe tăng, điều này sẽ cực kỳ tốn kém trong khâu chế tạo và đồng bộ hạ tầng. Vì vậy, lắp pháo lớn lên các xe tăng vốn được phát triển xung quanh pháo 125mm, cho dù là T-14 Armata đi nữa vẫn là bài toán chưa có lời giải thấu đáo.
Cả Nga và NATO đang đẩy mạnh việc nghiên cứu trang bị pháo nòng lớn cho xe tăng. Pháp, Mỹ, Đức muốn cỡ nòng 130mm, trong khi đó Nga tham vọng trang bị pháo cỡ 152mm cho xe tăng T-14 Armata. Tuy vậy dường như tất cả đang đi vào vết xe đổ của Liên Xô trước đây.
Vào thập niên 1980, trong bối cảnh vị thế số 1 về xe tăng đang bị đe dọa, xe tăng mới của phương Tây tỏ ra vượt hơn hẳn so với những chiếc tăng cùng loại của Liên Xô; vì vậy Moscow đề ra dự án Object 292 với việc trang bị cho xe tăng pháo nòng lớn để tăng cường sức mạnh hỏa lực.
Được phát triển vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 đề án Object 292 của Liên Xô nhằm mục đích tạo ra một chiếc xe tăng có ưu thế hỏa lực vượt trội trước xe tăng khối NATO.
Các nhà chế tạo xe tăng Liên Xô cho rằng, nếu xe tăng của họ được trang bị pháo có sức hủy diệt lớn, thì xe tăng phương Tây dù được trang bị lớp giáp tốt cũng khó có thể sống sót khi bị bắn trúng.
Sau khi nghiên cứu đánh giá, cuối cùng pháo nòng xoắn LP-83 cỡ nòng 152,4mm đã được giới quân sự Liên Xô lựa chọn để trang bị cho xe tăng thuộc dự án Object 292.
Có thể nói LP-83 là khẩu pháo lớn nhất từng được lắp trên xe tăng chủ lực từ trước cho đến nay. Nếu như trúng phát bắn từ khẩu pháo này, gần như mọi xe tăng đều bị phá hủy ngay lập tức.
Pháo LP-83 có thể bắn được rất nhiều loại đạn, từ đạn nổ phân mảnh, đạn xuyên giáp động năng và thậm chí nó còn có thể bắn cả đạn hạt nhân chiến thuật.
Dự án Object 292 phát triển với việc trưng dụng khung gầm xe tăng T-80 để tiết kiệm chi phí; tháp pháo được sửa đổi với khoang chứa đạn riêng ở phía sau khá giống với xe tăng phương Tây.
Tuy vậy ngay khi mẫu thử nghiệm vừa được hoàn thiện, các nhà thiết kế Liên Xô liền nhận ra những bất cập của việc lắp khẩu pháo lớn lên một chiếc xe tăng thông thường.
Đầu tiên là do pháo quá lớn nên khi lắp nên các khung gầm xe tăng hiện có làm không gian thêm chật chội, vì thế mà Object 292 chỉ có thể mang theo 16 viên đạn thay vì từ 40 viên như đã số các xe tăng thông thường.
Thứ đến là độ giật của pháo 152mm rất lớn, khi lắp trên một khung gầm xe tăng thông thường vốn có trọng lượng lượng không cân xứng khiến cho độ chính xác của pháo giảm đi rõ rệt.
Chưa hết độ giật của pháo cũng khiến khung gầm cũng như các chi tiết cấu thành xe tăng nhanh xuống cấp cho dù chúng đã được gia cố.
Pháo lớn cũng khiến trọng lượng xe tăng lên, trọng tâm cân bằng của xe có sự thay đổi, điều này làm cho độ cơ động của xe giảm xuống. Chính vì các nguyên nhân chính trên, dự án đã bị đóng lại khi mới chỉ có một nguyên mẫu được chế tạo.
Một số ý kiến cho rằng dự án Object 292 thất bại là do chúng ra đời vào thời điểm "hoàng hôn" của Liên Xô, Nga tiếp quản sau này lại thiếu kinh phí để phát triển và hoàn thiện chúng.
Tuy vậy các chuyên gia phân tích quân sự đều cho rằng, yếu tố kỹ thuật không giải quyết được mới là vấn đề chính khiến dự án bị hủy bỏ.
Rõ ràng việc tăng hỏa lực cho xe tăng không đơn thuần chỉ là lắp một pháo có cỡ nòng lớn hơn, mà đòi phải có giải pháp triệt để và tổng thể hơn trong chế tạo, nghĩa là khung thân xe tăng phải được phát triển hoàn toàn mới cho pháo cỡ 152mm.
Nhưng nếu làm thế đồng nghĩa với việc tăng kích thước và trọng lượng xe tăng, điều này sẽ cực kỳ tốn kém trong khâu chế tạo và đồng bộ hạ tầng. Vì vậy, lắp pháo lớn lên các xe tăng vốn được phát triển xung quanh pháo 125mm, cho dù là T-14 Armata đi nữa vẫn là bài toán chưa có lời giải thấu đáo.