Trong thời gian qua, mặc dù lực lượng Không quân Ukraine hoạt động cầm chừng, nhưng việc một số máy bay chiến đấu của Ukraine vẫn thỉnh thoảng cất cánh, phóng các loại vũ khí tấn công của phương Tây viện trợ, gây cho Nga mối đe dọa nghiêm trọng. Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng phòng không - không quân Nga là tiêu diệt số máy bay chiến đấu ít ỏi còn lại của lực lượng Không quân Ukraine. Mới đây, Không quân Nga đã bắn hạ một máy bay tiêm kích bom Su-24M của Ukraine tại khu vực phóng tên lửa hành trình SCALP-EG. Đoạn phim về chiếc máy bay Su-24M bị bắn hạ đã xuất hiện trên mạng internet. Chiếc Su-24M của Ukraine vừa bị bắn hạ là “những chiếc duy nhất” của Ukraine, có khả năng mang tên lửa hành trình tầm xa phóng từ trên không SCALP-EG/Storm Shadow do Pháp và Anh sản xuất.Mặc dù các hệ thống phòng không của Nga đã tiêu diệt thành công cả tên lửa hành trình và máy bay phóng chúng, nhưng với số máy bay tiêm kích bom Su-24M ít ỏi còn lại, chúng vẫn tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho Nga.Vào tháng 9/2023, chính những chiếc Su-24M của Ukraine đã sử dụng tên lửa hành trình SCALP-EG/ Storm Shadow, tấn công trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol. Mặc dù cuộc tấn công không gây ra nhiều thiệt hại, nhưng các phi công tham gia đã được Tư lệnh Không quân Ukraine, Nikolai Oleshchuk, công khai cảm ơn.Theo trang Topwar của Nga, trong cuộc tấn công trên, hai chiếc Su-24M của Ukraine đã sử dụng chiến thuật hợp lý khiến phòng không Nga bất ngờ. Sau khi phóng tên lửa, số máy bay đã hạ cánh an toàn ở một sân bay gần Nikolaev.Việc phá hủy những chiếc Su-24M của Ukraine là một trong những nhiệm vụ ưu tiên và tốt nhất là việc này được thực hiện trực tiếp tại các sân bay bằng tên lửa hành trình hoặc đạn đạo như Iskander. Tuy nhiên Ukraine đã bảo vệ rất tốt số máy bay chiến đấu của họ, khi tận dụng tầm phóng tương đối xa của tên lửa hành trình do Pháp và Anh viện trợ. Còn đoạn video được công bố trực tuyến có thể thấy hệ thống phòng không Tor-M2 của Nga bắn hạ tên lửa chống radar AGM-88B Block 3 của Mỹ. Theo sau tên lửa là phương tiện mang phóng nó, máy bay chiến đấu MiG-29A hiện đại hóa của Ukraine, cũng bị phá hủy.Mỹ đã cung cấp cho Quân đội Ukraine một số tên lửa chống radar HARM AGM-88. Đánh giá dựa trên những mảnh đạn bị bắn rơi phát hiện thấy, phiên bản tên lửa Ukraine sử dụng là bản nâng cấp AGM-88B Block 3.Tên lửa bức xạ AGM-88B Block 3 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990. Tên lửa được trang bị đầu dẫn đường với thiết bị lưu trữ, giúp ghi lại thông tin nhanh chóng, tùy thuộc vào loại mục tiêu bị bắn trúng.Đầu đạn của tên lửa AGM-88B Block 3 là loại đạn nổ phân mảnh nặng 66 kg, được kích nổ bằng ngòi nổ laser, nên không cần tên lửa tiếp xúc trực tiếp vào mục tiêu. Không quân Ukraine phóng tên lửa AGM-88B Block 3 từ máy bay MiG-29.Trong khi đó, tờ Topwar của Nga cho biết, Không quân Ukraine đã nhận được bom lượn tấn công mặt đất AASM (Modulaire Air-Sol Modulaire) của Pháp, hay còn được gọi là bom tăng tầm, dùng mô-đun linh hoạt cao (HAMMER).Topwar viết rằng, một máy bay chiến đấu MiG-29 đã được cải tiến để mang bom Hammer, được phát hiện ở một sân bay dã chiến ở Ukraine. Theo thông tin của Topwar, một máy bay MiG-29 được phát hiện có một quả bom loại này dưới cánh.Bom Hammer là loại vũ khí dẫn đường chính xác phóng từ trên không, được cải tiến từ bom thường và lắp thêm cánh lượn và mô-đun điều khiển; giống như bom JDAM của Mỹ hay UMPK của Nga hiện nay.Việc cải tiến các máy bay do Liên Xô sản xuất, hiện có trong trang bị của lực lượng Không quân Ukraine, để có thể sử dụng được vũ khí phương Tây. Như vậy, các loại vũ khí tấn công đường không do Liên Xô và Ukraine sản xuất hiện đã hết hoặc không phù hợp với điều kiện chiến trường.Bên cạnh đó, những máy bay do phương Tây sản xuất vẫn chưa được chuyển giao cho Ukraine, dù việc cung cấp chúng đã được thảo luận từ lâu. Đan Mạch và Hà Lan là những nước đầu tiên chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.Theo báo chí phương Tây, việc giao máy bay F-16, dự kiến ban đầu vào mùa đông và sau đó là mùa xuân năm nay, giờ lùi lại đến tháng Bảy. Các chuyên gia cho rằng, trở ngại chính đối với việc chuyển giao máy bay F-16 cho Ukraine là do thiếu phi công và thợ kỹ thuật sửa chữa F-16, cũng như thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp để sử dụng loại máy bay này.Gần đây, trong các bản tin chiến sự của Bộ Quốc phòng Nga, hầu như ngày nào cũng có thông tin về việc một số máy bay chiến đấu hay hệ thống phòng không và radar của Quân đội Ukraine bị phá hủy, như phá hủy 9 hệ thống phòng không Patriot, đài radar 36D6 và nhiều máy bay chiến đấu cũng như trực thăng...Tuy nhiên, lực lượng Không quân Ukraine vẫn tiếp tục xuất kích, thậm chí còn tung những đòn tấn công chí mạng vào các mục tiêu của Nga; còn lực lượng phòng không Ukraine tiếp tục phục kích, bắn hạ nhiều tiêm kích bom Su-34 của Nga hoạt động ở tiền tuyến không biết bằng loại vũ khí gì? (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, Reuters).Chiếc tiêm kích bom Su-24M của Không quân Ukraine bị tên lửa Nga bắn hạ. Nguồn: Topwar.
Trong thời gian qua, mặc dù lực lượng Không quân Ukraine hoạt động cầm chừng, nhưng việc một số máy bay chiến đấu của Ukraine vẫn thỉnh thoảng cất cánh, phóng các loại vũ khí tấn công của phương Tây viện trợ, gây cho Nga mối đe dọa nghiêm trọng.
Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng phòng không - không quân Nga là tiêu diệt số máy bay chiến đấu ít ỏi còn lại của lực lượng Không quân Ukraine. Mới đây, Không quân Nga đã bắn hạ một máy bay tiêm kích bom Su-24M của Ukraine tại khu vực phóng tên lửa hành trình SCALP-EG.
Đoạn phim về chiếc máy bay Su-24M bị bắn hạ đã xuất hiện trên mạng internet. Chiếc Su-24M của Ukraine vừa bị bắn hạ là “những chiếc duy nhất” của Ukraine, có khả năng mang tên lửa hành trình tầm xa phóng từ trên không SCALP-EG/Storm Shadow do Pháp và Anh sản xuất.
Mặc dù các hệ thống phòng không của Nga đã tiêu diệt thành công cả tên lửa hành trình và máy bay phóng chúng, nhưng với số máy bay tiêm kích bom Su-24M ít ỏi còn lại, chúng vẫn tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho Nga.
Vào tháng 9/2023, chính những chiếc Su-24M của Ukraine đã sử dụng tên lửa hành trình SCALP-EG/ Storm Shadow, tấn công trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol. Mặc dù cuộc tấn công không gây ra nhiều thiệt hại, nhưng các phi công tham gia đã được Tư lệnh Không quân Ukraine, Nikolai Oleshchuk, công khai cảm ơn.
Theo trang Topwar của Nga, trong cuộc tấn công trên, hai chiếc Su-24M của Ukraine đã sử dụng chiến thuật hợp lý khiến phòng không Nga bất ngờ. Sau khi phóng tên lửa, số máy bay đã hạ cánh an toàn ở một sân bay gần Nikolaev.
Việc phá hủy những chiếc Su-24M của Ukraine là một trong những nhiệm vụ ưu tiên và tốt nhất là việc này được thực hiện trực tiếp tại các sân bay bằng tên lửa hành trình hoặc đạn đạo như Iskander. Tuy nhiên Ukraine đã bảo vệ rất tốt số máy bay chiến đấu của họ, khi tận dụng tầm phóng tương đối xa của tên lửa hành trình do Pháp và Anh viện trợ.
Còn đoạn video được công bố trực tuyến có thể thấy hệ thống phòng không Tor-M2 của Nga bắn hạ tên lửa chống radar AGM-88B Block 3 của Mỹ. Theo sau tên lửa là phương tiện mang phóng nó, máy bay chiến đấu MiG-29A hiện đại hóa của Ukraine, cũng bị phá hủy.
Mỹ đã cung cấp cho Quân đội Ukraine một số tên lửa chống radar HARM AGM-88. Đánh giá dựa trên những mảnh đạn bị bắn rơi phát hiện thấy, phiên bản tên lửa Ukraine sử dụng là bản nâng cấp AGM-88B Block 3.
Tên lửa bức xạ AGM-88B Block 3 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990. Tên lửa được trang bị đầu dẫn đường với thiết bị lưu trữ, giúp ghi lại thông tin nhanh chóng, tùy thuộc vào loại mục tiêu bị bắn trúng.
Đầu đạn của tên lửa AGM-88B Block 3 là loại đạn nổ phân mảnh nặng 66 kg, được kích nổ bằng ngòi nổ laser, nên không cần tên lửa tiếp xúc trực tiếp vào mục tiêu. Không quân Ukraine phóng tên lửa AGM-88B Block 3 từ máy bay MiG-29.
Trong khi đó, tờ Topwar của Nga cho biết, Không quân Ukraine đã nhận được bom lượn tấn công mặt đất AASM (Modulaire Air-Sol Modulaire) của Pháp, hay còn được gọi là bom tăng tầm, dùng mô-đun linh hoạt cao (HAMMER).
Topwar viết rằng, một máy bay chiến đấu MiG-29 đã được cải tiến để mang bom Hammer, được phát hiện ở một sân bay dã chiến ở Ukraine. Theo thông tin của Topwar, một máy bay MiG-29 được phát hiện có một quả bom loại này dưới cánh.
Bom Hammer là loại vũ khí dẫn đường chính xác phóng từ trên không, được cải tiến từ bom thường và lắp thêm cánh lượn và mô-đun điều khiển; giống như bom JDAM của Mỹ hay UMPK của Nga hiện nay.
Việc cải tiến các máy bay do Liên Xô sản xuất, hiện có trong trang bị của lực lượng Không quân Ukraine, để có thể sử dụng được vũ khí phương Tây. Như vậy, các loại vũ khí tấn công đường không do Liên Xô và Ukraine sản xuất hiện đã hết hoặc không phù hợp với điều kiện chiến trường.
Bên cạnh đó, những máy bay do phương Tây sản xuất vẫn chưa được chuyển giao cho Ukraine, dù việc cung cấp chúng đã được thảo luận từ lâu. Đan Mạch và Hà Lan là những nước đầu tiên chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
Theo báo chí phương Tây, việc giao máy bay F-16, dự kiến ban đầu vào mùa đông và sau đó là mùa xuân năm nay, giờ lùi lại đến tháng Bảy. Các chuyên gia cho rằng, trở ngại chính đối với việc chuyển giao máy bay F-16 cho Ukraine là do thiếu phi công và thợ kỹ thuật sửa chữa F-16, cũng như thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp để sử dụng loại máy bay này.
Gần đây, trong các bản tin chiến sự của Bộ Quốc phòng Nga, hầu như ngày nào cũng có thông tin về việc một số máy bay chiến đấu hay hệ thống phòng không và radar của Quân đội Ukraine bị phá hủy, như phá hủy 9 hệ thống phòng không Patriot, đài radar 36D6 và nhiều máy bay chiến đấu cũng như trực thăng...
Tuy nhiên, lực lượng Không quân Ukraine vẫn tiếp tục xuất kích, thậm chí còn tung những đòn tấn công chí mạng vào các mục tiêu của Nga; còn lực lượng phòng không Ukraine tiếp tục phục kích, bắn hạ nhiều tiêm kích bom Su-34 của Nga hoạt động ở tiền tuyến không biết bằng loại vũ khí gì? (Nguồn ảnh: Topwar, CNN, Reuters).
Chiếc tiêm kích bom Su-24M của Không quân Ukraine bị tên lửa Nga bắn hạ. Nguồn: Topwar.