Trong hai năm qua, lực lượng không quân chiến thuật Nga đã mất hàng chục máy bay chiến đấu ở chiến trường Ukraine, bao gồm các mẫu chiến đấu cơ chủ lực hiện đại như tiêm kích đa năng Su-30SM, Su-35S, tiêm kích bom Su-34 và Su-24M; cường kích mặt đất Su-25…Hầu hết các máy bay chiến đấu trên của Nga đều bị lực lượng phòng không tầm thấp của Ukraine bắn hạ khi đang thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất. Nguyên nhân chính là do không quân chiến thuật Nga thiếu vũ khí tấn công chính xác tấn công tầm xa.Chính vì vậy, những chiến đấu cơ thế hệ 4+ của lực lượng không quân chiến thuật Nga như Su-30SM, Su-34 và thậm chí cả Su-35, đều phải sử dụng bom thường, áp dụng phương pháp ném bom tầm thấp trên đầu mục tiêu, hoặc phóng tên lửa không điều khiển như trong thế chiến hai.Với phương pháp ném bom bổ nhào như vậy, đơn giản là máy bay của Nga biến thành mục tiêu tập bắn của phòng không Ukraine, đặc biệt là các loại tên lửa phòng không mang vác (MANPAD) như Stinger của Mỹ hay Igla của Liên Xô. Do vậy thiệt hại lớn trong chiến đấu là gần như không thể tránh khỏi.Thậm chí có thời gian, Không quân Nga bước vào giai đoạn khủng hoảng, khi chiến đấu cơ không thể xuất kích để chi viện cho lực lượng bộ binh chiến đấu. Lúc này gánh nặng hỏa lực dồn tất lên vai của binh chủng pháo binh. Nhưng không phải lúc nào pháo binh cũng có thể thay thế được vai trò của không quân, khi các mục tiêu kiên cố phải dùng bom hạng nặng. Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bước sang năm thứ ba, không quân chiến thuật Nga đã cho thấy một “diện mạo mới”.Bộ Quốc phòng Nga công bố video tác chiến mới đây của lực lượng không quân chiến thuật Nga thực hiện nhiệm vụ tấn công không đối đất cho thấy, loại vũ khí gắn dưới cánh của tiêm kích Su-34 đã âm thầm chuyển từ "bom ngu" sang bom “thông minh”. Trước đây, một máy bay Su-34 chỉ có thể mang theo 2 quả bom lượn có điều khiển UMPK FAB-500M-62, nhưng giờ đây nó có thể mang tới 4 quả bom như vậy trong một lần xuất kích và thậm chí có thể thả 2 quả bom cùng lúc.Theo thống kê từ các blogger quân sự của Nga, số lượng bom dẫn đường chính xác do không quân chiến thuật Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine, trong một ngày đã tăng từ hai con số vào tháng 4 năm ngoái, lên ba con số vào tháng 2 vừa qua.Để đạt được như vậy, trước hết là năng lực sản xuất bom dẫn đường của Nga đã tăng lên, có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu chiến đấu của Quân đội Nga. Nên nhớ loại bom lượn có điều khiển UMPK FAB-500M-62 chỉ xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 1/2023. Loại bom lượn của Nga khi mới đưa vào sử dụng đã bị các chuyên gia phương Tây cho là hàng “fake”; nhưng đã nhanh chóng chứng minh được tính ưu việt trên chiến trường Ukraine; sau đó được sản xuất hàng loạt vào tháng 4/2023. Đã gần một năm kể từ khi được đưa vào sản xuất hàng loạt, năng lực sản xuất tiếp tục được duy trì.Tiếp đến là lực lượng không quân chiến thuật Nga sẽ có thể tiến hành các cuộc tấn công chính xác ngày càng thường xuyên, nhằm vào các mục tiêu nằm sâu phía sau khu vực chiến tuyến, mà không sợ bị phòng không dã chiến của Ukraine bắn hạ khi thả bom như trước kia.Mô-đun hiệu chỉnh đường bay (UMPK) sử dụng trên bom thường FAB-500M-62, mặc dù là mẫu sản xuất trong nước, nhưng hiệu quả không khác nhiều so với sản phẩm do các nhà sản xuất lớn của Mỹ; khoảng cách bay khi thả từ độ cao 10.000m là khoảng 70km. Với tầm thả bom như vậy, các loại vũ khí phòng không mà phương Tây viện trợ cho Ukraine như IRIS-T của Đức, hay NASSAM của Na Uy và đặc biệt là tên lửa phòng không vác vai, đều nằm ngoài tầm bắn với máy bay thả bom lượn của Nga.Việc sử dụng bom lượn có điều khiển của Nga đã gây nên áp lực lớn với lực lượng phòng không Ukraine. Để có thể đối phó với máy bay thả bom lượn có điều khiển của Nga, Ukraine chỉ có hệ thống phòng không Patriot hay S-300; tuy nhiên những vũ khí phòng không tầm xa luôn là “hàng hiếm”.Nếu lực lượng không quân chiến thuật Nga giải quyết được trước mối đe dọa của phòng không dã chiến Ukraine bằng bom lượn có điều khiển giá rẻ ngay từ đầu, thì hiệu quả chiến đấu của họ trên chiến trường Ukraine chắc chắn sẽ tăng lên nhiều, giúp lực lượng chiến đấu mặt đất thuận lợi hơn.Trong tháng qua, Bộ Quốc phòng Nga liên tục đưa tin, máy bay tiêm kích bom Su-34 của họ đã sử dụng bom dẫn đường vào các mục tiêu của Ukraine trên hướng Avdiivka, Bakhmut, Rabotino, Kupyansk... gây cho quân Ukraine hàng trăm thương vong một ngày.Nếu số lượng bom lượn dẫn đường của Nga được sử dụng hàng ngày vẫn ở mức ba con số, việc phòng thủ của lực lượng mặt đất Ukraine sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Đặc biệt là tác động tiêu cực của nó đến tinh thần binh lính còn lớn hơn nhiều so với tác động của thiệt hại vật chất.Loại bom lượn có điều khiển được lực lượng không quân chiến thuật Nga sử dụng nhiều nhất là FAB-500M-62, được thiết kế dựa trên bom thường FAB-500. Mô-đun điều khiển gồm có một đôi cánh để bom bay được xa hơn, một hệ thống cánh lái, được điều chỉnh bằng tín hiệu vệ tinh.Dù không có gì là quá hiện đại và đắt tiền, nhưng sức mạnh của bom FAB-500 M-62 không thể xem nhẹ, khi trọng lượng của bom lên tới 500 kg và bán kính nổ lên tới 250 m, nhưng kết cấu bê tông cốt thép trong phạm vi sát thương không thể chịu được.Tuy nhiên, bom lượn có điều khiển cải tiến từ bom thường của Nga, không phải là không có nhược điểm. Đánh giá từ mảnh vỡ còn lại trên chiến trường, mô-đun dẫn đường UMPK cho bom thường của Nga đều sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS/GLONASS thay vì dẫn đường bằng laser.Tuy nhiên, bom dẫn đường vệ tinh rất có khả năng bị đối phương gây nhiễu, chỉ hạn chế trong tấn công mục tiêu cố định và có tọa độ cố định, chứ không thể tấn công các mục tiêu đang di chuyển. Ngoài ra, dẫn đường vệ tinh không thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác hơn như dẫn đường bằng laser.Nhưng với lực lượng không quân chiến thuật Nga, việc đưa vào sử dụng bom lượn có điều khiển từ bom thường, như bước sang một trang mới; tính thực tiễn của nó đã là một bước đột phá lớn, giúp Không quân Nga vượt qua những “ngày đen tối” trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.Đồng thời lực lượng không quân chiến thuật của Nga đã hỗ trợ hiệu quả hơn cho các lực lượng tấn công mặt đất chiến đấu và việc chiếm “pháo đài không thể đánh sập” Avdiivka vừa qua, là minh chứng rõ nét cho sự thành công của lực lượng không quân chiến thuật Nga (Nguồn ảnh: Sputnik, Topwar, RIA Novosti, CNN).Bom lượn có điều khiển của Nga đánh chính xác vào Nhà máy gạch chịu lửa ở thị trấn Krasnohorivka, tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine ngày 10/4. Nguồn: Topwar.
Trong hai năm qua, lực lượng không quân chiến thuật Nga đã mất hàng chục máy bay chiến đấu ở chiến trường Ukraine, bao gồm các mẫu chiến đấu cơ chủ lực hiện đại như tiêm kích đa năng Su-30SM, Su-35S, tiêm kích bom Su-34 và Su-24M; cường kích mặt đất Su-25…
Hầu hết các máy bay chiến đấu trên của Nga đều bị lực lượng phòng không tầm thấp của Ukraine bắn hạ khi đang thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất. Nguyên nhân chính là do không quân chiến thuật Nga thiếu vũ khí tấn công chính xác tấn công tầm xa.
Chính vì vậy, những chiến đấu cơ thế hệ 4+ của lực lượng không quân chiến thuật Nga như Su-30SM, Su-34 và thậm chí cả Su-35, đều phải sử dụng bom thường, áp dụng phương pháp ném bom tầm thấp trên đầu mục tiêu, hoặc phóng tên lửa không điều khiển như trong thế chiến hai.
Với phương pháp ném bom bổ nhào như vậy, đơn giản là máy bay của Nga biến thành mục tiêu tập bắn của phòng không Ukraine, đặc biệt là các loại tên lửa phòng không mang vác (MANPAD) như Stinger của Mỹ hay Igla của Liên Xô. Do vậy thiệt hại lớn trong chiến đấu là gần như không thể tránh khỏi.
Thậm chí có thời gian, Không quân Nga bước vào giai đoạn khủng hoảng, khi chiến đấu cơ không thể xuất kích để chi viện cho lực lượng bộ binh chiến đấu. Lúc này gánh nặng hỏa lực dồn tất lên vai của binh chủng pháo binh.
Nhưng không phải lúc nào pháo binh cũng có thể thay thế được vai trò của không quân, khi các mục tiêu kiên cố phải dùng bom hạng nặng. Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bước sang năm thứ ba, không quân chiến thuật Nga đã cho thấy một “diện mạo mới”.
Bộ Quốc phòng Nga công bố video tác chiến mới đây của lực lượng không quân chiến thuật Nga thực hiện nhiệm vụ tấn công không đối đất cho thấy, loại vũ khí gắn dưới cánh của tiêm kích Su-34 đã âm thầm chuyển từ "bom ngu" sang bom “thông minh”.
Trước đây, một máy bay Su-34 chỉ có thể mang theo 2 quả bom lượn có điều khiển UMPK FAB-500M-62, nhưng giờ đây nó có thể mang tới 4 quả bom như vậy trong một lần xuất kích và thậm chí có thể thả 2 quả bom cùng lúc.
Theo thống kê từ các blogger quân sự của Nga, số lượng bom dẫn đường chính xác do không quân chiến thuật Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine, trong một ngày đã tăng từ hai con số vào tháng 4 năm ngoái, lên ba con số vào tháng 2 vừa qua.
Để đạt được như vậy, trước hết là năng lực sản xuất bom dẫn đường của Nga đã tăng lên, có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu chiến đấu của Quân đội Nga. Nên nhớ loại bom lượn có điều khiển UMPK FAB-500M-62 chỉ xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 1/2023.
Loại bom lượn của Nga khi mới đưa vào sử dụng đã bị các chuyên gia phương Tây cho là hàng “fake”; nhưng đã nhanh chóng chứng minh được tính ưu việt trên chiến trường Ukraine; sau đó được sản xuất hàng loạt vào tháng 4/2023. Đã gần một năm kể từ khi được đưa vào sản xuất hàng loạt, năng lực sản xuất tiếp tục được duy trì.
Tiếp đến là lực lượng không quân chiến thuật Nga sẽ có thể tiến hành các cuộc tấn công chính xác ngày càng thường xuyên, nhằm vào các mục tiêu nằm sâu phía sau khu vực chiến tuyến, mà không sợ bị phòng không dã chiến của Ukraine bắn hạ khi thả bom như trước kia.
Mô-đun hiệu chỉnh đường bay (UMPK) sử dụng trên bom thường FAB-500M-62, mặc dù là mẫu sản xuất trong nước, nhưng hiệu quả không khác nhiều so với sản phẩm do các nhà sản xuất lớn của Mỹ; khoảng cách bay khi thả từ độ cao 10.000m là khoảng 70km.
Với tầm thả bom như vậy, các loại vũ khí phòng không mà phương Tây viện trợ cho Ukraine như IRIS-T của Đức, hay NASSAM của Na Uy và đặc biệt là tên lửa phòng không vác vai, đều nằm ngoài tầm bắn với máy bay thả bom lượn của Nga.
Việc sử dụng bom lượn có điều khiển của Nga đã gây nên áp lực lớn với lực lượng phòng không Ukraine. Để có thể đối phó với máy bay thả bom lượn có điều khiển của Nga, Ukraine chỉ có hệ thống phòng không Patriot hay S-300; tuy nhiên những vũ khí phòng không tầm xa luôn là “hàng hiếm”.
Nếu lực lượng không quân chiến thuật Nga giải quyết được trước mối đe dọa của phòng không dã chiến Ukraine bằng bom lượn có điều khiển giá rẻ ngay từ đầu, thì hiệu quả chiến đấu của họ trên chiến trường Ukraine chắc chắn sẽ tăng lên nhiều, giúp lực lượng chiến đấu mặt đất thuận lợi hơn.
Trong tháng qua, Bộ Quốc phòng Nga liên tục đưa tin, máy bay tiêm kích bom Su-34 của họ đã sử dụng bom dẫn đường vào các mục tiêu của Ukraine trên hướng Avdiivka, Bakhmut, Rabotino, Kupyansk... gây cho quân Ukraine hàng trăm thương vong một ngày.
Nếu số lượng bom lượn dẫn đường của Nga được sử dụng hàng ngày vẫn ở mức ba con số, việc phòng thủ của lực lượng mặt đất Ukraine sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Đặc biệt là tác động tiêu cực của nó đến tinh thần binh lính còn lớn hơn nhiều so với tác động của thiệt hại vật chất.
Loại bom lượn có điều khiển được lực lượng không quân chiến thuật Nga sử dụng nhiều nhất là FAB-500M-62, được thiết kế dựa trên bom thường FAB-500. Mô-đun điều khiển gồm có một đôi cánh để bom bay được xa hơn, một hệ thống cánh lái, được điều chỉnh bằng tín hiệu vệ tinh.
Dù không có gì là quá hiện đại và đắt tiền, nhưng sức mạnh của bom FAB-500 M-62 không thể xem nhẹ, khi trọng lượng của bom lên tới 500 kg và bán kính nổ lên tới 250 m, nhưng kết cấu bê tông cốt thép trong phạm vi sát thương không thể chịu được.
Tuy nhiên, bom lượn có điều khiển cải tiến từ bom thường của Nga, không phải là không có nhược điểm. Đánh giá từ mảnh vỡ còn lại trên chiến trường, mô-đun dẫn đường UMPK cho bom thường của Nga đều sử dụng tín hiệu vệ tinh GPS/GLONASS thay vì dẫn đường bằng laser.
Tuy nhiên, bom dẫn đường vệ tinh rất có khả năng bị đối phương gây nhiễu, chỉ hạn chế trong tấn công mục tiêu cố định và có tọa độ cố định, chứ không thể tấn công các mục tiêu đang di chuyển. Ngoài ra, dẫn đường vệ tinh không thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác hơn như dẫn đường bằng laser.
Nhưng với lực lượng không quân chiến thuật Nga, việc đưa vào sử dụng bom lượn có điều khiển từ bom thường, như bước sang một trang mới; tính thực tiễn của nó đã là một bước đột phá lớn, giúp Không quân Nga vượt qua những “ngày đen tối” trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Đồng thời lực lượng không quân chiến thuật của Nga đã hỗ trợ hiệu quả hơn cho các lực lượng tấn công mặt đất chiến đấu và việc chiếm “pháo đài không thể đánh sập” Avdiivka vừa qua, là minh chứng rõ nét cho sự thành công của lực lượng không quân chiến thuật Nga (Nguồn ảnh: Sputnik, Topwar, RIA Novosti, CNN).
Bom lượn có điều khiển của Nga đánh chính xác vào Nhà máy gạch chịu lửa ở thị trấn Krasnohorivka, tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine ngày 10/4. Nguồn: Topwar.