Theo hãng tin Anh Reuters, dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Ryabkov ngày 13/12 tuyên bố, Nga cũng có thể buộc phải triển khai loại vũ khí tương tự ở châu Âu, nếu “NATO triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu”.Theo thông tin, trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 13/12, ông Ryabkov tuyên bố rằng, đã có những “dấu hiệu gián tiếp” cho thấy, NATO đang bắt đầu triển khai lại các tên lửa tầm trung ở châu Âu.Ông Ryabkov nêu ra một ví dụ rằng, Quân đội Mỹ đã xây dựng lại “Bộ tư lệnh Pháo binh 56” ở châu Âu vào tháng trước. Đơn vị này được thành lập vào năm 1942 và là một trong những lực lượng quan trọng của Mỹ đóng tại châu Âu trong Chiến tranh Lạnh.“Bộ tư lệnh Pháo binh 56” sau đó chịu trách nhiệm quản lý số tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing, có thể mang đầu đạn hạt nhân. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, “Bộ tư lệnh Pháo binh 56” được giải tán.Về vấn đề các nước phương Tây, lựa chọn từ chối làm việc với Nga để “đình chỉ việc triển khai các lực lượng hạt nhân tầm trung ở châu Âu”, ông Ryabkov cho rằng, Nga sẽ “buộc phải hành động”.“Vì không có tiến triển về các giải pháp chính trị và ngoại giao, Nga sẽ đáp trả theo cách quân sự”, nếu NATO và Mỹ không đáp ứng các yêu cầu của Nga về đảm bảo an ninh, nó có thể dẫn đến sự đối đầu mới và theo logic, Nga “cũng sẽ triển khai các loại vũ khí như vậy (ám chỉ tên lửa hạt nhân tầm trung)”. Còn ở phía bên kia, cũng theo Reuters, NATO đã tuyên bố rằng, họ chuẩn bị sử dụng vũ khí thông thường và các vũ khí chiến lược khác, để răn đe Nga và Mỹ cam kết “sẽ không triển khai tên lửa mới ở châu Âu”.Về vấn đề này, ông Ryabkov nhấn mạnh rằng, Nga “hoàn toàn thiếu tin tưởng vào NATO”; họ không thể đảm bảo sự an toàn của Nga và sẽ chỉ thực hiện các hành động có lợi cho họ khi cần thiết và Nga không có nghĩa vụ phải tuân theo.Vào năm 1987, những người đứng đầu Mỹ và Liên Xô cũ đã ký “Hiệp ước Mỹ-Liên Xô về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn giữa Mỹ và Liên Xô” (Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung, viết tắt là INF) tại Washington. Hiệp ước quy định hai nước không còn duy trì, sản xuất hoặc thử nghiệm tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo đối đất, có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km. Tính đến năm 2018, hai bên đã phá hủy tổng cộng 2.692 tên lửa.Vào tháng 10/2018, Mỹ cáo buộc Nga “tái phạm các điều khoản của Hiệp ước” và chính thức rút khỏi hiệp ước vào ngày 2/2/2019. Cùng ngày, Nga cũng thông báo rằng, để đáp lại việc Mỹ tạm dừng các nghĩa vụ của INF, Nga đã thực hiện các biện pháp tương tự. Vào tháng 8/2019, INF hoàn toàn vô hiệu.Kể từ đó đã có nhiều thông tin cho rằng, Mỹ muốn triển khai tên lửa hạt nhân trên đất liền ở châu Âu và các loại vũ khí, thiết bị khác bị cấm bởi các hiệp ước trước đây.Điều này không chỉ khiến Nga bất mãn mạnh mẽ, mà còn vấp phải sự phản đối của nhiều đồng minh Mỹ và châu Âu, trong đó có Đức. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, “NATO không có ý định triển khai các tên lửa hạt nhân trên đất liền mới ở châu Âu”.Vào ngày 2/12, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã nói trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Brinken tại Thụy Điển rằng, “Các tên lửa tầm trung của Mỹ có thể sớm xuất hiện ở châu Âu, và cấu trúc ổn định chiến lược đang nhanh chóng sụp đổ”.Điều này được Reuters khẳng định khi cho rằng, mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây hiện đang trong giai đoạn căng thẳng nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và lời của Ryabkov rằng, “Nga có thể buộc phải triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung”, có nghĩa là tình hình châu Âu căng thẳng.Ngoài ra, Gerhard Mangott, một chuyên gia về chính sách ngoại giao và kiểm soát vũ khí của Nga tại Đại học Innsbruck (Áo) đánh giá, nếu phía Nga làm “đúng với những gì họ nói”, thì lời cảnh báo của Ryabkov, sẽ là “tín hiệu cuối cùng với NATO”.Trong tình huống này, Mangot cho rằng, “NATO nên bắt đầu đàm phán với Nga” và ông tin rằng, nếu NATO tiếp tục kiên định lập trường cứng rắn, Nga sẽ “làm những gì họ nói” và NATO chắc chắn sẽ thấy “việc Nga triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu”.Còn theo tin tức từ Hãng thông tấn Spunik của Nga ngày 13/12, ông Ryabkov cũng nói rằng, việc người châu Âu coi thường an ninh của khu vực là hành động “rất đáng thất vọng”. Nếu châu Âu tiếp tục “chạy theo xu hướng” và tuân theo chỉ thị của Mỹ, thì “sẽ không có kết quả tốt”.Vào ngày 7 tháng này, trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Putin, Tổng thống Mỹ Biden nhắc lại rằng, “Mỹ ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine” và khẳng định, Mỹ “quan ngại sâu sắc” về việc quân Nga tăng cường quân lực ở biên giới Ukraine.Còn ông Putin thì đổ lỗi cho Ukraine về hành vi khiêu khích của họ và nhắc lại lời hứa của NATO rằng, khối này sẽ không “mở rộng về phía đông” và sẽ không triển khai vũ khí tấn công sát gần nước Nga.Tổng thống Putin vào ngày 8/12 cũng cho biết, nỗ lực của NATO nhằm “mở rộng về phía đông” bằng việc kết nạp Ukraine vào khối, là vấn đề đe dọa an ninh chiến lược quan trọng nhất của Nga và Nga sẽ làm mọi cách để ngăn cản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo hãng tin Anh Reuters, dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Ryabkov ngày 13/12 tuyên bố, Nga cũng có thể buộc phải triển khai loại vũ khí tương tự ở châu Âu, nếu “NATO triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu”.
Theo thông tin, trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 13/12, ông Ryabkov tuyên bố rằng, đã có những “dấu hiệu gián tiếp” cho thấy, NATO đang bắt đầu triển khai lại các tên lửa tầm trung ở châu Âu.
Ông Ryabkov nêu ra một ví dụ rằng, Quân đội Mỹ đã xây dựng lại “Bộ tư lệnh Pháo binh 56” ở châu Âu vào tháng trước. Đơn vị này được thành lập vào năm 1942 và là một trong những lực lượng quan trọng của Mỹ đóng tại châu Âu trong Chiến tranh Lạnh.
“Bộ tư lệnh Pháo binh 56” sau đó chịu trách nhiệm quản lý số tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing, có thể mang đầu đạn hạt nhân. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, “Bộ tư lệnh Pháo binh 56” được giải tán.
Về vấn đề các nước phương Tây, lựa chọn từ chối làm việc với Nga để “đình chỉ việc triển khai các lực lượng hạt nhân tầm trung ở châu Âu”, ông Ryabkov cho rằng, Nga sẽ “buộc phải hành động”.
“Vì không có tiến triển về các giải pháp chính trị và ngoại giao, Nga sẽ đáp trả theo cách quân sự”, nếu NATO và Mỹ không đáp ứng các yêu cầu của Nga về đảm bảo an ninh, nó có thể dẫn đến sự đối đầu mới và theo logic, Nga “cũng sẽ triển khai các loại vũ khí như vậy (ám chỉ tên lửa hạt nhân tầm trung)”.
Còn ở phía bên kia, cũng theo Reuters, NATO đã tuyên bố rằng, họ chuẩn bị sử dụng vũ khí thông thường và các vũ khí chiến lược khác, để răn đe Nga và Mỹ cam kết “sẽ không triển khai tên lửa mới ở châu Âu”.
Về vấn đề này, ông Ryabkov nhấn mạnh rằng, Nga “hoàn toàn thiếu tin tưởng vào NATO”; họ không thể đảm bảo sự an toàn của Nga và sẽ chỉ thực hiện các hành động có lợi cho họ khi cần thiết và Nga không có nghĩa vụ phải tuân theo.
Vào năm 1987, những người đứng đầu Mỹ và Liên Xô cũ đã ký “Hiệp ước Mỹ-Liên Xô về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn giữa Mỹ và Liên Xô” (Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung, viết tắt là INF) tại Washington.
Hiệp ước quy định hai nước không còn duy trì, sản xuất hoặc thử nghiệm tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo đối đất, có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km. Tính đến năm 2018, hai bên đã phá hủy tổng cộng 2.692 tên lửa.
Vào tháng 10/2018, Mỹ cáo buộc Nga “tái phạm các điều khoản của Hiệp ước” và chính thức rút khỏi hiệp ước vào ngày 2/2/2019. Cùng ngày, Nga cũng thông báo rằng, để đáp lại việc Mỹ tạm dừng các nghĩa vụ của INF, Nga đã thực hiện các biện pháp tương tự. Vào tháng 8/2019, INF hoàn toàn vô hiệu.
Kể từ đó đã có nhiều thông tin cho rằng, Mỹ muốn triển khai tên lửa hạt nhân trên đất liền ở châu Âu và các loại vũ khí, thiết bị khác bị cấm bởi các hiệp ước trước đây.
Điều này không chỉ khiến Nga bất mãn mạnh mẽ, mà còn vấp phải sự phản đối của nhiều đồng minh Mỹ và châu Âu, trong đó có Đức. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, “NATO không có ý định triển khai các tên lửa hạt nhân trên đất liền mới ở châu Âu”.
Vào ngày 2/12, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã nói trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Brinken tại Thụy Điển rằng, “Các tên lửa tầm trung của Mỹ có thể sớm xuất hiện ở châu Âu, và cấu trúc ổn định chiến lược đang nhanh chóng sụp đổ”.
Điều này được Reuters khẳng định khi cho rằng, mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây hiện đang trong giai đoạn căng thẳng nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và lời của Ryabkov rằng, “Nga có thể buộc phải triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung”, có nghĩa là tình hình châu Âu căng thẳng.
Ngoài ra, Gerhard Mangott, một chuyên gia về chính sách ngoại giao và kiểm soát vũ khí của Nga tại Đại học Innsbruck (Áo) đánh giá, nếu phía Nga làm “đúng với những gì họ nói”, thì lời cảnh báo của Ryabkov, sẽ là “tín hiệu cuối cùng với NATO”.
Trong tình huống này, Mangot cho rằng, “NATO nên bắt đầu đàm phán với Nga” và ông tin rằng, nếu NATO tiếp tục kiên định lập trường cứng rắn, Nga sẽ “làm những gì họ nói” và NATO chắc chắn sẽ thấy “việc Nga triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu”.
Còn theo tin tức từ Hãng thông tấn Spunik của Nga ngày 13/12, ông Ryabkov cũng nói rằng, việc người châu Âu coi thường an ninh của khu vực là hành động “rất đáng thất vọng”. Nếu châu Âu tiếp tục “chạy theo xu hướng” và tuân theo chỉ thị của Mỹ, thì “sẽ không có kết quả tốt”.
Vào ngày 7 tháng này, trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Putin, Tổng thống Mỹ Biden nhắc lại rằng, “Mỹ ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine” và khẳng định, Mỹ “quan ngại sâu sắc” về việc quân Nga tăng cường quân lực ở biên giới Ukraine.
Còn ông Putin thì đổ lỗi cho Ukraine về hành vi khiêu khích của họ và nhắc lại lời hứa của NATO rằng, khối này sẽ không “mở rộng về phía đông” và sẽ không triển khai vũ khí tấn công sát gần nước Nga.
Tổng thống Putin vào ngày 8/12 cũng cho biết, nỗ lực của NATO nhằm “mở rộng về phía đông” bằng việc kết nạp Ukraine vào khối, là vấn đề đe dọa an ninh chiến lược quan trọng nhất của Nga và Nga sẽ làm mọi cách để ngăn cản. Nguồn ảnh: Pinterest.