Theo thông tin mới nhất vừa được trang Avia của Nga đăng tải, nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth đang trên đường áp sát vùng biển Syria.Nhóm tác chiến tàu sân bay Anh bao gồm kỳ hạm HMS Queen Elizabeth, cùng nhiều tàu hộ tống, tàu hậu cần và có cả sự hiện diện của máy bay chiến đấu Mỹ.Queen Elizabeth hiện cũng là tàu sân bay mới nhất, hiện đại nhất và đắt đỏ nhất của Anh. Việc đưa tàu sân bay này tới các điểm nóng trên thế giới, nằm trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng, quay lại thời hoàng kim của hải quân London.Ngay sau khi nhận tin, Hải quân Nga đã cử tàu tuần dương tên lửa Moscow áp sát nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh. Theo lịch trình, rất có thể nhóm tác chiến tàu sân bay Anh sẽ áp sát một cảng quân sự của Nga ở vùng biển này.Ở thời điểm hiện tại, tuần dương hạm tên lửa Moscow của Nga vẫn còn đang ở biển Đen. Tuy nhiên, nó có thể bắt đầu hành trình dài hơi ngay lập tức, để kịp thời áp sát nhóm tàu sân bay Anh.Giới quan sát quân sự Nga cho biết, London sẽ phải "hoảng hốt" khi phát hiện tàu tuần dương tên lửa của Nga di chuyển ngay cạnh nhóm tàu sân bay này ở khoảng cách chỉ vài kilomets.Theo luật hàng hải, các tàu chiến hoàn toàn có quyền di chuyển sát cạnh đối phương ở vùng biển quốc tế, miễn đảm bảo khoảng cách an toàn để tránh va chạm.Tuần dương hạm tên lửa Moscow được đóng theo Đề án 1164 Atlant từ năm 1976. Đây là một trong số ít các tàu chiến trên thế giới, tới nay vẫn được xếp vào lớp tuần dương hạm.Tàu có độ giãn nước 12.500 tấn, chiều dài 186 mét, lườn rộng 20,8 mét, mớm nước 8,4 mét và có tầm hoạt động 19.000 km.Vũ khí trên tàu tuần dương tên lửa Moscow đủ sức giúp nó đối đầu với mọi tàu sân bay hiện nay. Cụ thể, tuần dương hạm này được trang bị 2 khẩu hải pháo 140mm, 16 ống phóng tên lửa chống hạm P-500, 64 ống phóng tên lửa đối không S-300F, 40 ống phóng SR RAM, 1 pháo 130mm đa dụng, 6 pháo cao tốc AK-630 và 10 ống phóng ngư lôi.Ngoài ra, tuần dương hạm tên lửa Moscow của Nga còn có một sàn đáp trực thăng, cho phép nó mang theo một trực thăng Ka-25 hoặc Ka-27 để tăng hiệu quả săn ngầm.Liên Xô từng dự kiến đóng 10 tàu tuần dương hạm loại này, nhưng sau đó do vấn đề kinh phí, 6 chiếc đã bị hủy, 1 chiếc đang đóng dở cũng bị tạm hoãn, chỉ 3 chiếc đã hoàn thiện tới nay vẫn được hải quân Nga sử dụng. Nguồn ảnh: Warhistory. Tàu sân bay Queen Elizabeth của Anh nhận máy bay chiến đấu F-35B. Nguồn: USAmilitary.
Theo thông tin mới nhất vừa được trang Avia của Nga đăng tải, nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth đang trên đường áp sát vùng biển Syria.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Anh bao gồm kỳ hạm HMS Queen Elizabeth, cùng nhiều tàu hộ tống, tàu hậu cần và có cả sự hiện diện của máy bay chiến đấu Mỹ.
Queen Elizabeth hiện cũng là tàu sân bay mới nhất, hiện đại nhất và đắt đỏ nhất của Anh. Việc đưa tàu sân bay này tới các điểm nóng trên thế giới, nằm trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng, quay lại thời hoàng kim của hải quân London.
Ngay sau khi nhận tin, Hải quân Nga đã cử tàu tuần dương tên lửa Moscow áp sát nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh. Theo lịch trình, rất có thể nhóm tác chiến tàu sân bay Anh sẽ áp sát một cảng quân sự của Nga ở vùng biển này.
Ở thời điểm hiện tại, tuần dương hạm tên lửa Moscow của Nga vẫn còn đang ở biển Đen. Tuy nhiên, nó có thể bắt đầu hành trình dài hơi ngay lập tức, để kịp thời áp sát nhóm tàu sân bay Anh.
Giới quan sát quân sự Nga cho biết, London sẽ phải "hoảng hốt" khi phát hiện tàu tuần dương tên lửa của Nga di chuyển ngay cạnh nhóm tàu sân bay này ở khoảng cách chỉ vài kilomets.
Theo luật hàng hải, các tàu chiến hoàn toàn có quyền di chuyển sát cạnh đối phương ở vùng biển quốc tế, miễn đảm bảo khoảng cách an toàn để tránh va chạm.
Tuần dương hạm tên lửa Moscow được đóng theo Đề án 1164 Atlant từ năm 1976. Đây là một trong số ít các tàu chiến trên thế giới, tới nay vẫn được xếp vào lớp tuần dương hạm.
Tàu có độ giãn nước 12.500 tấn, chiều dài 186 mét, lườn rộng 20,8 mét, mớm nước 8,4 mét và có tầm hoạt động 19.000 km.
Vũ khí trên tàu tuần dương tên lửa Moscow đủ sức giúp nó đối đầu với mọi tàu sân bay hiện nay. Cụ thể, tuần dương hạm này được trang bị 2 khẩu hải pháo 140mm, 16 ống phóng tên lửa chống hạm P-500, 64 ống phóng tên lửa đối không S-300F, 40 ống phóng SR RAM, 1 pháo 130mm đa dụng, 6 pháo cao tốc AK-630 và 10 ống phóng ngư lôi.
Ngoài ra, tuần dương hạm tên lửa Moscow của Nga còn có một sàn đáp trực thăng, cho phép nó mang theo một trực thăng Ka-25 hoặc Ka-27 để tăng hiệu quả săn ngầm.
Liên Xô từng dự kiến đóng 10 tàu tuần dương hạm loại này, nhưng sau đó do vấn đề kinh phí, 6 chiếc đã bị hủy, 1 chiếc đang đóng dở cũng bị tạm hoãn, chỉ 3 chiếc đã hoàn thiện tới nay vẫn được hải quân Nga sử dụng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tàu sân bay Queen Elizabeth của Anh nhận máy bay chiến đấu F-35B. Nguồn: USAmilitary.