Tiêm kích-ném bom Su-34 là một trong những biến thể đặc biệt của dòng tiêm kích đánh chặn Su-27 của Nga, khi loại chiến đấu cơ này vừa có khả năng không chiến, vừa có khả năng tấn công mặt đất. Trong đó tính năng tấn công mặt đất được đặc biệt chú trọng.Là một chiến đấu cơ đa năng, nên ngoài lượng nhiên liệu mang trong thân máy bay, Su-34 còn có các mấu treo thùng dầu phụ dưới bụng và dưới cánh máy bay; đây là thiết kế mà các tiêm kích dòng Su-27 khác không có.Theo thiết kế, tiêm kích bom Su-34 có thể mang theo 8 tấn vũ khí các loại trong một lần xuất kích, nhưng cũng có thể mang theo 9 vũ khí khi cần thiết; tuy nhiên điều này sẽ khiến máy bay Su-34 giảm đáng kể khả năng mang nhiên liệu bên trong.Hiện tại, máy bay tiêm kích bom Su-34 được triển khai tại một số căn cứ cách chiến tuyến Nga-Ukraine khoảng 300 km. Nhưng theo một số thông tin được tiết lộ, khi máy bay Su-34 ném bom các mục tiêu ở Ukraine, thì trong một lần xuất kích, nó chỉ mang theo 4 quả bom 500 kg.Xét theo số lượng bom mà Su-34 mang theo trong một lần xuất kích, thì chắc chắn còn thừa rất nhiều điểm lắp vũ khí; đồng thời kém xa khả năng mang tải chiến đấu của máy bay Su-34. Vậy đâu là nguyên nhân Su-34 mang ít bom chiến đấu như vậy?Cách tiếp cận của Không quân Nga, đó là việc mang ít bom trong một lần xuất kích của Su-34, không phải để giúp máy bay nâng cao khả năng cơ động; mà chính là giảm bớt sự xuống cấp nhanh gây ra cho kết cấu thân máy bay, do phải mang tải nặng thường xuyên.Mặc dù máy bay tiêm kích bom Su-34 được biết đến là một trong những máy bay chiến đấu có sức mạnh, nhưng việc thường xuyên xuất kích phải mang tải nặng, việc này sẽ nhanh dẫn đến việc xuống cấp khung thân máy bay; trong khi giờ bay của máy bay vẫn còn.Do vậy, việc giảm tải trong một lần cất cánh là giải pháp kỹ thuật giúp kéo dài thời gian sử dụng máy bay, trong điều kiện chiến đấu cường độ cao và đặc biệt là thời gian cuộc chiến chưa biết bao giờ kết thúc. Do vậy cũng dễ hiểu, khi Không quân Nga không cho Su-34 mang nhiều bom trong một lần xuất kích. Thông tin từ tờ New York Times (NYT) của Mỹ cũng chỉ ra rằng, không quân Nga liên tục sử dụng các loại bom trên chiến trường Ukraine trong thời gian qua. Chiến thuật ném bom của Nga rất tàn khốc, nhưng thực tế chiến đấu đã chứng minh, bom là vũ khí hiệu quả nhất của họ trên chiến trường Ukraine.Theo những người lính Ukraine ở chiến trường cho biết, những quả bom nặng 500 kg này có thể phá hủy các công sự kiên cố, mà đạn pháo không thể làm gì được; giúp bộ binh Nga dễ dàng tấn công mục tiêu, mà ít bị thiệt hại.Một người lính Ukraine cho phóng viên NYT biết, máy bay Su-34 của Nga thường sẽ thả hai quả bom 500 kg xuống một mục tiêu, 8 quả bom sẽ được máy bay thả trong vòng một giờ. Ngay cả khi binh sĩ Ukraine không bị bom gây sát thương, họ cũng sẽ bị choáng vì sức công phá của bom.Bộ Quốc phòng Nga cũng vừa công bố đoạn video về máy bay Su-34 của lực lượng không quân chiến thuật Nga tấn công vào các vị trí của quân Ukraine gần thị trấn Ugledar, thuộc tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine bằng bom chùm RBK-500.Trong đoạn video cho thấy, máy bay Su-34 của Nga thả hai quả bom chùm RBK-500 xuống mặt đất. Trong đoạn video, người xem có thể thấy sự tàn phá của bom chùm RBK-500, khi khói lửa bốc lên trên diện rộng dưới mặt đất.Bom chùm RBK-500 là vũ khí sát thương rất mạnh, đặc biệt hiệu quả với các mục tiêu sinh lực lộ, hoặc trú trong các công sự hoặc chiến hào không có mái che. Thậm chí những quả bom con này còn có thể phá hủy xe cơ giới, hoặc xe bọc thép hạng nhẹ.Những quả bom chùm RBK-500 được đưa vào sử dụng trong Không quân Liên Xô từ năm 1987. Hiện chúng đang được lực lượng không quân chiến thuật Nga sử dụng thường xuyên trên chiến trường miền đông Ukraine.Điểm khác biệt giữa bom chùm RBK-500 của Liên Xô và loại bom chùm hiện nay Nga đang sử dụng, là chúng đã được lắp thêm các mô-đun cánh lượn hiệu chỉnh (UMPK), giúp máy bay có thể thả bom chính xác từ xa.Vào mùa hè năm ngoái, Mỹ đã viện trợ đạn chùm cho Quân đội Ukraine và điều này đã được Kiev “rất hoan nghênh”. Tuy nhiên giờ đây, Nga đang đưa ra một phản ứng cân xứng đối với Ukraine sử dụng đạn chùm, với mức độ “gấp hàng chục lần”. Hành động viện trợ đạn chùm của Mỹ và việc sử dụng đạn chùm, bom chùm của cả Nga và Ukraine không chỉ gây sát thương lớn trên chiến trường. Mà điều nguy hại hơn là những quả bom nhỏ chưa nổ, có thể gây sát thương như những quả mìn sát thương, làm ô nhiễm các vùng đất bằng bom mìn và phải mất nhiều năm rà phá để khắc phục. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, NYT).Máy bay chiến đấu Su-34 của Không quân Nga thả bom chùm RBK-500 xuống khu vực gần thị trấn Ugledar của Ukraine. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.
Tiêm kích-ném bom Su-34 là một trong những biến thể đặc biệt của dòng tiêm kích đánh chặn Su-27 của Nga, khi loại chiến đấu cơ này vừa có khả năng không chiến, vừa có khả năng tấn công mặt đất. Trong đó tính năng tấn công mặt đất được đặc biệt chú trọng.
Là một chiến đấu cơ đa năng, nên ngoài lượng nhiên liệu mang trong thân máy bay, Su-34 còn có các mấu treo thùng dầu phụ dưới bụng và dưới cánh máy bay; đây là thiết kế mà các tiêm kích dòng Su-27 khác không có.
Theo thiết kế, tiêm kích bom Su-34 có thể mang theo 8 tấn vũ khí các loại trong một lần xuất kích, nhưng cũng có thể mang theo 9 vũ khí khi cần thiết; tuy nhiên điều này sẽ khiến máy bay Su-34 giảm đáng kể khả năng mang nhiên liệu bên trong.
Hiện tại, máy bay tiêm kích bom Su-34 được triển khai tại một số căn cứ cách chiến tuyến Nga-Ukraine khoảng 300 km. Nhưng theo một số thông tin được tiết lộ, khi máy bay Su-34 ném bom các mục tiêu ở Ukraine, thì trong một lần xuất kích, nó chỉ mang theo 4 quả bom 500 kg.
Xét theo số lượng bom mà Su-34 mang theo trong một lần xuất kích, thì chắc chắn còn thừa rất nhiều điểm lắp vũ khí; đồng thời kém xa khả năng mang tải chiến đấu của máy bay Su-34. Vậy đâu là nguyên nhân Su-34 mang ít bom chiến đấu như vậy?
Cách tiếp cận của Không quân Nga, đó là việc mang ít bom trong một lần xuất kích của Su-34, không phải để giúp máy bay nâng cao khả năng cơ động; mà chính là giảm bớt sự xuống cấp nhanh gây ra cho kết cấu thân máy bay, do phải mang tải nặng thường xuyên.
Mặc dù máy bay tiêm kích bom Su-34 được biết đến là một trong những máy bay chiến đấu có sức mạnh, nhưng việc thường xuyên xuất kích phải mang tải nặng, việc này sẽ nhanh dẫn đến việc xuống cấp khung thân máy bay; trong khi giờ bay của máy bay vẫn còn.
Do vậy, việc giảm tải trong một lần cất cánh là giải pháp kỹ thuật giúp kéo dài thời gian sử dụng máy bay, trong điều kiện chiến đấu cường độ cao và đặc biệt là thời gian cuộc chiến chưa biết bao giờ kết thúc. Do vậy cũng dễ hiểu, khi Không quân Nga không cho Su-34 mang nhiều bom trong một lần xuất kích.
Thông tin từ tờ New York Times (NYT) của Mỹ cũng chỉ ra rằng, không quân Nga liên tục sử dụng các loại bom trên chiến trường Ukraine trong thời gian qua. Chiến thuật ném bom của Nga rất tàn khốc, nhưng thực tế chiến đấu đã chứng minh, bom là vũ khí hiệu quả nhất của họ trên chiến trường Ukraine.
Theo những người lính Ukraine ở chiến trường cho biết, những quả bom nặng 500 kg này có thể phá hủy các công sự kiên cố, mà đạn pháo không thể làm gì được; giúp bộ binh Nga dễ dàng tấn công mục tiêu, mà ít bị thiệt hại.
Một người lính Ukraine cho phóng viên NYT biết, máy bay Su-34 của Nga thường sẽ thả hai quả bom 500 kg xuống một mục tiêu, 8 quả bom sẽ được máy bay thả trong vòng một giờ. Ngay cả khi binh sĩ Ukraine không bị bom gây sát thương, họ cũng sẽ bị choáng vì sức công phá của bom.
Bộ Quốc phòng Nga cũng vừa công bố đoạn video về máy bay Su-34 của lực lượng không quân chiến thuật Nga tấn công vào các vị trí của quân Ukraine gần thị trấn Ugledar, thuộc tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine bằng bom chùm RBK-500.
Trong đoạn video cho thấy, máy bay Su-34 của Nga thả hai quả bom chùm RBK-500 xuống mặt đất. Trong đoạn video, người xem có thể thấy sự tàn phá của bom chùm RBK-500, khi khói lửa bốc lên trên diện rộng dưới mặt đất.
Bom chùm RBK-500 là vũ khí sát thương rất mạnh, đặc biệt hiệu quả với các mục tiêu sinh lực lộ, hoặc trú trong các công sự hoặc chiến hào không có mái che. Thậm chí những quả bom con này còn có thể phá hủy xe cơ giới, hoặc xe bọc thép hạng nhẹ.
Những quả bom chùm RBK-500 được đưa vào sử dụng trong Không quân Liên Xô từ năm 1987. Hiện chúng đang được lực lượng không quân chiến thuật Nga sử dụng thường xuyên trên chiến trường miền đông Ukraine.
Điểm khác biệt giữa bom chùm RBK-500 của Liên Xô và loại bom chùm hiện nay Nga đang sử dụng, là chúng đã được lắp thêm các mô-đun cánh lượn hiệu chỉnh (UMPK), giúp máy bay có thể thả bom chính xác từ xa.
Vào mùa hè năm ngoái, Mỹ đã viện trợ đạn chùm cho Quân đội Ukraine và điều này đã được Kiev “rất hoan nghênh”. Tuy nhiên giờ đây, Nga đang đưa ra một phản ứng cân xứng đối với Ukraine sử dụng đạn chùm, với mức độ “gấp hàng chục lần”.
Hành động viện trợ đạn chùm của Mỹ và việc sử dụng đạn chùm, bom chùm của cả Nga và Ukraine không chỉ gây sát thương lớn trên chiến trường. Mà điều nguy hại hơn là những quả bom nhỏ chưa nổ, có thể gây sát thương như những quả mìn sát thương, làm ô nhiễm các vùng đất bằng bom mìn và phải mất nhiều năm rà phá để khắc phục. (Nguồn ảnh: Topwar, Sputnik, NYT).
Máy bay chiến đấu Su-34 của Không quân Nga thả bom chùm RBK-500 xuống khu vực gần thị trấn Ugledar của Ukraine. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.