Theo thông tin trên trang web "Strana" của Ukraine, Nga thông báo đã bắt đầu rút quân khỏi biên giới với Ukraine. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, các binh sĩ thuộc Quân khu phía Tây và phía Nam, từ khu vực giáp biên giới với Ukraine, đã hoàn thành nhiệm vụ và trở về căn cứ ban đầu.Theo ông Shoigu, tất cả quân đội Nga tập trung ở biên giới Nga-Ukraine trong những tuần gần đây, sẽ được rút đi. Nhưng khi nào căng thẳng với Ukraine sẽ kết thúc? Và liệu 100.000 binh sĩ Nga ở biên giới có rút lui trong một đêm hay không, vẫn còn là một câu hỏi? Tuy nhiên, Nga đã đưa ra yêu cầu, làm dịu cuộc đối đầu.Do căng thẳng leo thang ở khu vực Donbass, Nga đã bắt đầu tăng cường quân sự ở biên giới Ukraine bắt đầu vào tháng Ba; và thông tin quân đội Nga tới biên giới giáp Ukraine, đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội, với tần suất lớn trong những ngày gần đây.Vào ngày 30/3, Tham mưu trưởng Quân đội Ukraine Ruslan Homchak tuyên bố rằng, Nga đã triển khai một số lượng lớn quân dọc theo biên giới Ukraine. Nga ám chỉ rằng, nếu Ukraine tiến hành cuộc tấn công vào Donbass, sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.Ngày 13/4, Tổng thống Mỹ Biden đã gọi điện cho Tổng thống Nga Putin, để thảo luận về tình hình Ukraine. Đây được coi là sự khởi đầu của việc xoa dịu tình hình. Sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, cuộc chiến ngoại giao giữa hai bên càng thêm căng thẳng.Mặc dù luận điệu đe dọa của Nga cũng đã tăng lên, nhưng tình hình vẫn chưa hoàn toàn xấu đi; phía Ukraine cũng không dám "động binh". Vào ngày 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu tuyên bố bắt đầu rút quân. Như vậy Nga đã chủ động "rút củi đáy nồi", để làm dịu tình hình.Vậy liệu quân đội Nga có thực sự rút quân? Điều này có nghĩa là gì? Và hiện tại, bài phát biểu rút lui của Nga vẫn chỉ là một tín hiệu, và nó sẽ được thực hiện như thế nào; hiện vẫn còn là một câu hỏi lớn.Khả năng thứ nhất cho thấy, đến nay chỉ là màn "khoe cơ bắp", chứ Nga không có ý định gây chiến tranh, nhưng chưa sẵn sàng xoa dịu căng thẳng. Liệu Nga sẽ rút hết quân, hay chỉ rút một số quân, vẫn chưa chắc chắn. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình ở Donbass vẫn đang rất bất ổn.Sau khi Nga tuyên bố rút quân, tỷ giá hối đoái của các đồng tiền của Nga và Ukraine bắt đầu tăng. Tuy nhiên, với tình hình này, rất có thể quân đội Nga sẽ quay trở lại biên giới Ukraine bất cứ lúc nào.Khả năng thứ hai là Nga thực sự sẽ rút quân. Điều này có thể có nghĩa là cả Mỹ và Nga đã thỏa hiệp và đạt được một số thỏa thuận. Nhưng điều đó vẫn khó đoán. Nếu xét từ mức độ tin cậy hiện nay giữa Mỹ và Nga, Nga sẽ không dễ dàng tin vào lời hứa của Mỹ.Sở dĩ trước đó, Nga phải tập trung binh lính dày đặc ở biên giới, là do lo ngại Ukraine có thể mở cuộc tấn công vào Donbass, hòng kéo Nga vào một cuộc chiến lớn. Điều này sẽ tạo ra một cái cớ chính đáng, để Mỹ ngăn chặn dự án "Dòng chảy phương Bắc 2", hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện.Nếu Nga không can thiệp, đó sẽ là một đòn giáng nặng nề vào uy tín của nước này. Đây có lẽ là những ý đồ của gây sức ép của quân đội của Nga, tức là buộc Ukraine không được thực hiện các hành động quân sự chống lại Donbass và đảm bảo hoàn thành suôn sẻ dự án "Dòng chảy phương Bắc 2".Đánh giá tình hình hiện tại, những ý đồ chiến lược này của phía Nga đã đạt được những gì họ mong muốn. Đầu tiên, các nhà chức trách Ukraine đã phải tuyên bố rằng, họ không có kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Donbass. Ngoài ra, các lực lượng vũ trang Ukraine đã buộc phải lui vào thế phòng thủ.Thứ hai, Mỹ đã tham gia vào quá trình đàm phán với Nga. Biden đã chỉ ra rằng, Mỹ vẫn đang thảo luận về dự án "Dòng chảy phương Bắc 2". Nói cách khác, Mỹ sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dự án.Và nếu dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" có thể hoàn thành và đi vào hoạt động thành công, áp lực đối với Ukraine sẽ giảm đi rất nhiều. Rõ ràng, sau khi cân nhắc hai yếu tố này, Nga đã tuyên bố rút quân.Tuy nhiên, một vấn đề khác là nguy cơ của các hành động khiêu khích quân sự ở khu vực Donbass vẫn chưa được loại bỏ, và những hành động khiêu khích như vậy, có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.Do đó, vũ khí trang bị cũng như quân số của Nga ở biên giới có thể tiếp tục tồn tại, mặc dù có thể không còn với quy mô lớn như vậy nữa. Và một điều khiến Ukraine và phương Tây phải "cảnh giác", là việc di chuyển 100.000 quân của Nga đến biên giới Ukraine với tốc độ "chóng mặt" vừa qua. Nga rút quân, nhưng có thể nhanh chóng quay lại, nếu quân đội Ukraine tiến đánh Donbass. Nguồn ảnh: Pinterest. Giữa căng thẳng biên giới, Nga và Ukraine vẫn ký kết được thỏa thuận mới về vận chuyển khí đốt tới châu Âu. Nguồn: THDT1.
Theo thông tin trên trang web "Strana" của Ukraine, Nga thông báo đã bắt đầu rút quân khỏi biên giới với Ukraine. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, các binh sĩ thuộc Quân khu phía Tây và phía Nam, từ khu vực giáp biên giới với Ukraine, đã hoàn thành nhiệm vụ và trở về căn cứ ban đầu.
Theo ông Shoigu, tất cả quân đội Nga tập trung ở biên giới Nga-Ukraine trong những tuần gần đây, sẽ được rút đi. Nhưng khi nào căng thẳng với Ukraine sẽ kết thúc? Và liệu 100.000 binh sĩ Nga ở biên giới có rút lui trong một đêm hay không, vẫn còn là một câu hỏi? Tuy nhiên, Nga đã đưa ra yêu cầu, làm dịu cuộc đối đầu.
Do căng thẳng leo thang ở khu vực Donbass, Nga đã bắt đầu tăng cường quân sự ở biên giới Ukraine bắt đầu vào tháng Ba; và thông tin quân đội Nga tới biên giới giáp Ukraine, đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội, với tần suất lớn trong những ngày gần đây.
Vào ngày 30/3, Tham mưu trưởng Quân đội Ukraine Ruslan Homchak tuyên bố rằng, Nga đã triển khai một số lượng lớn quân dọc theo biên giới Ukraine. Nga ám chỉ rằng, nếu Ukraine tiến hành cuộc tấn công vào Donbass, sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Ngày 13/4, Tổng thống Mỹ Biden đã gọi điện cho Tổng thống Nga Putin, để thảo luận về tình hình Ukraine. Đây được coi là sự khởi đầu của việc xoa dịu tình hình. Sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, cuộc chiến ngoại giao giữa hai bên càng thêm căng thẳng.
Mặc dù luận điệu đe dọa của Nga cũng đã tăng lên, nhưng tình hình vẫn chưa hoàn toàn xấu đi; phía Ukraine cũng không dám "động binh". Vào ngày 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu tuyên bố bắt đầu rút quân. Như vậy Nga đã chủ động "rút củi đáy nồi", để làm dịu tình hình.
Vậy liệu quân đội Nga có thực sự rút quân? Điều này có nghĩa là gì? Và hiện tại, bài phát biểu rút lui của Nga vẫn chỉ là một tín hiệu, và nó sẽ được thực hiện như thế nào; hiện vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Khả năng thứ nhất cho thấy, đến nay chỉ là màn "khoe cơ bắp", chứ Nga không có ý định gây chiến tranh, nhưng chưa sẵn sàng xoa dịu căng thẳng. Liệu Nga sẽ rút hết quân, hay chỉ rút một số quân, vẫn chưa chắc chắn. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình ở Donbass vẫn đang rất bất ổn.
Sau khi Nga tuyên bố rút quân, tỷ giá hối đoái của các đồng tiền của Nga và Ukraine bắt đầu tăng. Tuy nhiên, với tình hình này, rất có thể quân đội Nga sẽ quay trở lại biên giới Ukraine bất cứ lúc nào.
Khả năng thứ hai là Nga thực sự sẽ rút quân. Điều này có thể có nghĩa là cả Mỹ và Nga đã thỏa hiệp và đạt được một số thỏa thuận. Nhưng điều đó vẫn khó đoán. Nếu xét từ mức độ tin cậy hiện nay giữa Mỹ và Nga, Nga sẽ không dễ dàng tin vào lời hứa của Mỹ.
Sở dĩ trước đó, Nga phải tập trung binh lính dày đặc ở biên giới, là do lo ngại Ukraine có thể mở cuộc tấn công vào Donbass, hòng kéo Nga vào một cuộc chiến lớn. Điều này sẽ tạo ra một cái cớ chính đáng, để Mỹ ngăn chặn dự án "Dòng chảy phương Bắc 2", hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Nếu Nga không can thiệp, đó sẽ là một đòn giáng nặng nề vào uy tín của nước này. Đây có lẽ là những ý đồ của gây sức ép của quân đội của Nga, tức là buộc Ukraine không được thực hiện các hành động quân sự chống lại Donbass và đảm bảo hoàn thành suôn sẻ dự án "Dòng chảy phương Bắc 2".
Đánh giá tình hình hiện tại, những ý đồ chiến lược này của phía Nga đã đạt được những gì họ mong muốn. Đầu tiên, các nhà chức trách Ukraine đã phải tuyên bố rằng, họ không có kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Donbass. Ngoài ra, các lực lượng vũ trang Ukraine đã buộc phải lui vào thế phòng thủ.
Thứ hai, Mỹ đã tham gia vào quá trình đàm phán với Nga. Biden đã chỉ ra rằng, Mỹ vẫn đang thảo luận về dự án "Dòng chảy phương Bắc 2". Nói cách khác, Mỹ sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dự án.
Và nếu dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" có thể hoàn thành và đi vào hoạt động thành công, áp lực đối với Ukraine sẽ giảm đi rất nhiều. Rõ ràng, sau khi cân nhắc hai yếu tố này, Nga đã tuyên bố rút quân.
Tuy nhiên, một vấn đề khác là nguy cơ của các hành động khiêu khích quân sự ở khu vực Donbass vẫn chưa được loại bỏ, và những hành động khiêu khích như vậy, có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Do đó, vũ khí trang bị cũng như quân số của Nga ở biên giới có thể tiếp tục tồn tại, mặc dù có thể không còn với quy mô lớn như vậy nữa. Và một điều khiến Ukraine và phương Tây phải "cảnh giác", là việc di chuyển 100.000 quân của Nga đến biên giới Ukraine với tốc độ "chóng mặt" vừa qua. Nga rút quân, nhưng có thể nhanh chóng quay lại, nếu quân đội Ukraine tiến đánh Donbass. Nguồn ảnh: Pinterest.
Giữa căng thẳng biên giới, Nga và Ukraine vẫn ký kết được thỏa thuận mới về vận chuyển khí đốt tới châu Âu. Nguồn: THDT1.