Vào đầu tháng 4/2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến công tác tới Nga đã công bố hợp đồng giá trị lớn về việc mua 464 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS nâng cấp cho lục quân nước này để thay thế những chiếc T-72 đã lạc hậu.Theo công bố khi đó, giá thành của lô xe tăng này sẽ là 1,9 tỷ USD, tức là mỗi chiếc T-90MS được bán với giá tương đối dễ chịu chỉ là 4 triệu USD.Tuy nhiên mới đây báo chí Ấn Độ đã tiết lộ thông tin mới, theo đó số tiền mà New Delhi phải bỏ ra cho 464 chiếc chiến xa này đã tăng lên thành 2,8 tỷ USD, tương ứng với 6 triệu USD/xe, đắt gấp rưỡi mức giá chào hàng ban đầu.Hiện tại chưa rõ nguyên nhân vì sao mà hợp đồng lại bị đội giá trị lên như vậy, một trong những đồn đoán đó là có liên quan đến việc chuyển giao công nghệ để New Delhi tự sản xuất tại chỗ, nhưng mức giá này vẫn bị cho là cao đến mức phi lý.Quay lại quá khứ, đây không phải lần đầu tiên Ấn Độ lâm vào tình cảnh bị ép giá như vậy trước đó họ từng lĩnh hai "quả đắng" khó quên.Đó chính là trường hợp của tàu sân bay INS Vikramaditya hay máy bay chiến đấu thế hệ 5 FGFA, chúng đều bị thổi giá lên gấp vài lần so với ban đầu.Những khúc mắc với Nga về giá thành cũng như chính sách bán vũ khí cho cả hai bên xung đột (Nga vừa ký hợp đồng bán cho Pakistan lượng lớn tên lửa chống tăng Kornet) có lẽ đã khiến New Delhi quyết tâm đẩy mạnh mua vũ khí Mỹ như một nguồn thay thế.Xe tăng chủ lực T-90MS là phiên bản nâng cấp rất mạnh dựa trên nguyên mẫu T-90S khi được tích hợp những thiết bị điện tử cũng như máy tính kiểm soát hỏa lực thế hệ mới, cho khả năng tác chiến cao hơn nhiều.Bên cạnh đó, tháp pháo của xe cũng được thiết kế lại có kích thước lớn hơn đáng kể, lấy không gian để chứa hộp đạn dự trữ dung tích 20 viên bên ngoài.Mặc dù vậy đây cũng được xem là điểm yếu của T-90MS khi cơ số đạn sẵn sàng chiến đấu để trong xe chỉ có vỏn vẹn 20 viên vì đã hết khoảng không lưu trữ.Phiên bản T-90MS sản xuất cho Ấn Độ thậm chí còn đáng ngại hơn bởi vì cục nóng của chiếc điều hòa nhiệt độ sẽ chiếm chỗ hộp đạn dự phòng này, khiến cho cơ số đạn của xe chỉ còn đúng 22 viên.Ngoài ra các vị trí hiểm yếu tại mặt trước, hông cũng như tháp pháo của xe tăng T-90MS được tăng cường bởi những khối nổ 4S23 thuộc tổ hợp giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ 3 mang tên Relikt.Thế hệ ERA này mang lại khả năng chống cả đạn xuyên lõm lẫn đạn xuyên động năng, hiệu quả hơn hẳn khi đặt cạnh giáp Kontakt 5 mang khối nổ 4S22, tuy nhiên cũng làm trọng lượng xe tăng vọt.Trục trặc vừa xảy ra với thương vụ đặt mua 464 xe tăng T-90MS có thể khiến Ấn Độ suy nghĩ lại về kế hoạch đặt hàng thêm 1.700 chiếc T-14 Armata trong tương lai.
Vào đầu tháng 4/2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến công tác tới Nga đã công bố hợp đồng giá trị lớn về việc mua 464 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS nâng cấp cho lục quân nước này để thay thế những chiếc T-72 đã lạc hậu.
Theo công bố khi đó, giá thành của lô xe tăng này sẽ là 1,9 tỷ USD, tức là mỗi chiếc T-90MS được bán với giá tương đối dễ chịu chỉ là 4 triệu USD.
Tuy nhiên mới đây báo chí Ấn Độ đã tiết lộ thông tin mới, theo đó số tiền mà New Delhi phải bỏ ra cho 464 chiếc chiến xa này đã tăng lên thành 2,8 tỷ USD, tương ứng với 6 triệu USD/xe, đắt gấp rưỡi mức giá chào hàng ban đầu.
Hiện tại chưa rõ nguyên nhân vì sao mà hợp đồng lại bị đội giá trị lên như vậy, một trong những đồn đoán đó là có liên quan đến việc chuyển giao công nghệ để New Delhi tự sản xuất tại chỗ, nhưng mức giá này vẫn bị cho là cao đến mức phi lý.
Quay lại quá khứ, đây không phải lần đầu tiên Ấn Độ lâm vào tình cảnh bị ép giá như vậy trước đó họ từng lĩnh hai "quả đắng" khó quên.
Đó chính là trường hợp của tàu sân bay INS Vikramaditya hay máy bay chiến đấu thế hệ 5 FGFA, chúng đều bị thổi giá lên gấp vài lần so với ban đầu.
Những khúc mắc với Nga về giá thành cũng như chính sách bán vũ khí cho cả hai bên xung đột (Nga vừa ký hợp đồng bán cho Pakistan lượng lớn tên lửa chống tăng Kornet) có lẽ đã khiến New Delhi quyết tâm đẩy mạnh mua vũ khí Mỹ như một nguồn thay thế.
Xe tăng chủ lực T-90MS là phiên bản nâng cấp rất mạnh dựa trên nguyên mẫu T-90S khi được tích hợp những thiết bị điện tử cũng như máy tính kiểm soát hỏa lực thế hệ mới, cho khả năng tác chiến cao hơn nhiều.
Bên cạnh đó, tháp pháo của xe cũng được thiết kế lại có kích thước lớn hơn đáng kể, lấy không gian để chứa hộp đạn dự trữ dung tích 20 viên bên ngoài.
Mặc dù vậy đây cũng được xem là điểm yếu của T-90MS khi cơ số đạn sẵn sàng chiến đấu để trong xe chỉ có vỏn vẹn 20 viên vì đã hết khoảng không lưu trữ.
Phiên bản T-90MS sản xuất cho Ấn Độ thậm chí còn đáng ngại hơn bởi vì cục nóng của chiếc điều hòa nhiệt độ sẽ chiếm chỗ hộp đạn dự phòng này, khiến cho cơ số đạn của xe chỉ còn đúng 22 viên.
Ngoài ra các vị trí hiểm yếu tại mặt trước, hông cũng như tháp pháo của xe tăng T-90MS được tăng cường bởi những khối nổ 4S23 thuộc tổ hợp giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ 3 mang tên Relikt.
Thế hệ ERA này mang lại khả năng chống cả đạn xuyên lõm lẫn đạn xuyên động năng, hiệu quả hơn hẳn khi đặt cạnh giáp Kontakt 5 mang khối nổ 4S22, tuy nhiên cũng làm trọng lượng xe tăng vọt.
Trục trặc vừa xảy ra với thương vụ đặt mua 464 xe tăng T-90MS có thể khiến Ấn Độ suy nghĩ lại về kế hoạch đặt hàng thêm 1.700 chiếc T-14 Armata trong tương lai.