Súng trường tự động Kalashnikov là một trong những súng trường tấn công thông dụng nhất của thế kỷ XX, được thiết kế bởi kỹ sư người Nga Mikhail Kalashnikov. Tên gọi thông dụng của súng là AK-47 (tên viết tắt của từ Súng tự động của Kalashnikov ra đời năm 1947).Ra đời vào năm 1947, AK-47 đã nhanh chóng được chọn làm mẫu súng trường tấn công cơ bản của Hồng quân Liên Xô, đưa trang bị của Hồng quân lên một tầm cao mới, khi mà đối thủ Mỹ cùng phương Tây vẫn đang dùng tiểu liên và súng trường tự động.Thành công của khẩu súng trường tấn công AK-47 đã vượt ngoài sức tưởng tượng của Mikhail Kalashnikov, khi mà nó sớm trở thành loại vũ khí cầm tay phổ biến trên khắp thế giới, xuất hiện trong gần như mọi cuộc xung đột kể từ khi nó ra đời tới nay.Một câu hỏi được đặt ra đó là, nếu Quân đội Liên Xô được trang bị AK-47 từ sớm hơn, thậm chí là trước khi chiến tranh nổ ra, liệu Quân đội Liên Xô có giành được lợi thế trên chiến trường và có chịu những thất bại như ở giai đoạn đầu cuộc chiến (1941 – 1943)?Không thể phủ nhận vị thế của AK-47 như một khẩu súng trường tấn công cổ điển, nhưng đối với một cuộc chiến tranh toàn diện quy mô lớn và lâu dài như Thế chiến II, việc trang bị một loại vũ khí hạng nhẹ nào đó, không có tác động lớn đến kết quả của chiến tranh.Do đó, chúng ta có thể rút ra kết luận ngay rằng, quân đội Liên Xô không có súng trường tấn công AK-47 thì cuối cùng họ cũng sẽ đến được Berlin; và quân đội Liên Xô giả sử được trang bị AK-47, thì họ cũng vẫn sẽ đến được Berlin.Các sử gia quân sự cho rằng, các yếu tố quyết định chiều hướng của một cuộc chiến tranh quy mô lớn như Thế chiến hai, chủ yếu gồm những nhân tố như sau: Thứ nhất, đó là quy mô quân đội; dựa trên mô hình chiến tranh lúc bấy giờ, quy mô lực lượng vẫn là một trong những yếu tố có thể quyết định kết quả của cuộc chiến.Ví dụ, năm 1943, do quân đội Đức bị thương vong nặng nề ở hai mặt trận phía đông và phía tây, Đức Quốc xã đã phải điều một số lượng lớn “Đoàn Thanh niên Hitler” ra mặt trận.Một ví dụ khác là trận Berlin, nơi giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt, trong một thành phố có không gian hạn chế, quân đội Liên Xô và Đức không chỉ cạnh tranh về ý chí chiến đấu, mà còn cả số lượng binh lính.Thứ hai là việc hỗ trợ hậu cần. Như binh pháp từ xưa đã nói: quân và ngựa muốn di chuyển, lương thực và cỏ đi trước; điều này đã được kiểm chứng đằng sau một cuộc chiến quy mô lớn, đó là khả năng cung cấp hậu cần của một quốc gia.Tất nhiên, công tác bảo đảm hậu cần trong thế chiến hai là toàn diện, bao gồm thực phẩm, vũ khí, nhiên liệu, quần áo, cứu chữa thương bệnh binh v.v. Có thể nói, nếu không có sự hỗ trợ hậu cần đầy đủ, thì khó có thể thực hiện hàng chục nghìn trận đánh trong Thế chiến thứ hai.Thứ ba là vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trên thực tế, trước khi vũ khí hạt nhân mà đại diện là bom nguyên tử được phát triển, khả năng vũ khí thông thường của các nước Đồng minh và phe Trục đều chưa có thể làm thay đổi ngay cục diện chiến trường. Nhưng khi hai quả bom nguyên tử mà Không quân Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, cũng chứng minh đầy đủ rằng, vũ khí hủy diệt hàng loạt, giúp thúc đẩy nhanh kết thúc chiến tranh.Thứ tư, tư duy chiến dịch và chiến thuật. Nhiều thực tế đã chứng minh rằng, việc tổ chức chiến dịch và tư duy chiến thuật hợp lý hay ưu việt là một trong những chìa khóa dẫn đến chiến thắng.
Súng trường tự động Kalashnikov là một trong những súng trường tấn công thông dụng nhất của thế kỷ XX, được thiết kế bởi kỹ sư người Nga Mikhail Kalashnikov. Tên gọi thông dụng của súng là AK-47 (tên viết tắt của từ Súng tự động của Kalashnikov ra đời năm 1947).
Ra đời vào năm 1947, AK-47 đã nhanh chóng được chọn làm mẫu súng trường tấn công cơ bản của Hồng quân Liên Xô, đưa trang bị của Hồng quân lên một tầm cao mới, khi mà đối thủ Mỹ cùng phương Tây vẫn đang dùng tiểu liên và súng trường tự động.
Thành công của khẩu súng trường tấn công AK-47 đã vượt ngoài sức tưởng tượng của Mikhail Kalashnikov, khi mà nó sớm trở thành loại vũ khí cầm tay phổ biến trên khắp thế giới, xuất hiện trong gần như mọi cuộc xung đột kể từ khi nó ra đời tới nay.
Một câu hỏi được đặt ra đó là, nếu Quân đội Liên Xô được trang bị AK-47 từ sớm hơn, thậm chí là trước khi chiến tranh nổ ra, liệu Quân đội Liên Xô có giành được lợi thế trên chiến trường và có chịu những thất bại như ở giai đoạn đầu cuộc chiến (1941 – 1943)?
Không thể phủ nhận vị thế của AK-47 như một khẩu súng trường tấn công cổ điển, nhưng đối với một cuộc chiến tranh toàn diện quy mô lớn và lâu dài như Thế chiến II, việc trang bị một loại vũ khí hạng nhẹ nào đó, không có tác động lớn đến kết quả của chiến tranh.
Do đó, chúng ta có thể rút ra kết luận ngay rằng, quân đội Liên Xô không có súng trường tấn công AK-47 thì cuối cùng họ cũng sẽ đến được Berlin; và quân đội Liên Xô giả sử được trang bị AK-47, thì họ cũng vẫn sẽ đến được Berlin.
Các sử gia quân sự cho rằng, các yếu tố quyết định chiều hướng của một cuộc chiến tranh quy mô lớn như Thế chiến hai, chủ yếu gồm những nhân tố như sau: Thứ nhất, đó là quy mô quân đội; dựa trên mô hình chiến tranh lúc bấy giờ, quy mô lực lượng vẫn là một trong những yếu tố có thể quyết định kết quả của cuộc chiến.
Ví dụ, năm 1943, do quân đội Đức bị thương vong nặng nề ở hai mặt trận phía đông và phía tây, Đức Quốc xã đã phải điều một số lượng lớn “Đoàn Thanh niên Hitler” ra mặt trận.
Một ví dụ khác là trận Berlin, nơi giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt, trong một thành phố có không gian hạn chế, quân đội Liên Xô và Đức không chỉ cạnh tranh về ý chí chiến đấu, mà còn cả số lượng binh lính.
Thứ hai là việc hỗ trợ hậu cần. Như binh pháp từ xưa đã nói: quân và ngựa muốn di chuyển, lương thực và cỏ đi trước; điều này đã được kiểm chứng đằng sau một cuộc chiến quy mô lớn, đó là khả năng cung cấp hậu cần của một quốc gia.
Tất nhiên, công tác bảo đảm hậu cần trong thế chiến hai là toàn diện, bao gồm thực phẩm, vũ khí, nhiên liệu, quần áo, cứu chữa thương bệnh binh v.v. Có thể nói, nếu không có sự hỗ trợ hậu cần đầy đủ, thì khó có thể thực hiện hàng chục nghìn trận đánh trong Thế chiến thứ hai.
Thứ ba là vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trên thực tế, trước khi vũ khí hạt nhân mà đại diện là bom nguyên tử được phát triển, khả năng vũ khí thông thường của các nước Đồng minh và phe Trục đều chưa có thể làm thay đổi ngay cục diện chiến trường.
Nhưng khi hai quả bom nguyên tử mà Không quân Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, cũng chứng minh đầy đủ rằng, vũ khí hủy diệt hàng loạt, giúp thúc đẩy nhanh kết thúc chiến tranh.
Thứ tư, tư duy chiến dịch và chiến thuật. Nhiều thực tế đã chứng minh rằng, việc tổ chức chiến dịch và tư duy chiến thuật hợp lý hay ưu việt là một trong những chìa khóa dẫn đến chiến thắng.