Hiện nay cuộc chạy đua vào Nhà trắng giữa hai ứng viên gồm đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump thuộc Đảng Cộng Hòa và Cựu Phó Tổng thống Joe Biden của Đảng Dân Chủ vẫn chưa có kết quả cuối cùng.Tuy vậy với những gì đang diễn ra, giới phân tích cho rằng khả năng ông Biden giành chiến thắng là khá lớn, nên nhiều quốc gia đối tác của Mỹ đã lên sẵn những kế hoạch cho khoảng thời gian 4 năm tiếp theo.Trong số các đồng minh của Mỹ, Israel đang tỏ ra khá lo lắng với kịch bản trên. Mới đây hôm 5/11, Bộ trưởng Hợp tác khu vực của Israel - ông Tzachi Hanegbi cảnh báo rằng thái độ của ông Biden đối với Iran có thể dẫn đến cuộc chiến giữa Tel Aviv và Tehran."Biden từ lâu đã tuyên bố thẳng thừng rằng ông ta sẽ đưa Washington trở lại thỏa thuận hạt nhân với Tehran. Tôi tin rằng cuối cùng nó sẽ kết thúc trong cuộc xung đột gay gắt giữa chúng tôi với Iran", ông Hanegbi tuyên bố.Bộ trưởng Hanegbi nhấn mạnh rằng ông không lo lắng về hậu quả của việc ông Biden lên nắm quyền ở Mỹ trong hầu hết các vấn đề, bao gồm chủ đề về các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây. Tuy nhiên Iran là một "ngoại lệ rõ ràng".Theo ông Hanegbi, số lượng áp đảo người dân Israel và chính phủ nước này coi thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran (JCPOA), được chính quyền Dân Chủ do Cựu Tổng thống Barack Obama phê duyệt vào năm 2015 là sai lầm lớn.Vị Bộ trưởng nhắc lại rằng Tổng thống Donald Trump sẽ đàm phán với Tehran và loại bỏ thỏa thuận xấu, chỉ để lại điều phù hợp nhất có thể với Israel và Tel Aviv tỏ ra ưa thích kịch bản này hơn nhiều.Lưu ý rằng vào ngày 6/12/2017, ông Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ đến đó. Tới tháng 5/2018, ông Trump tiếp tục rút Washington ra khỏi "thỏa thuận hạt nhân" với Tehran.Đến ngày 25/3/2019, ông Trump chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với cao nguyên Golan. Ngày 15/10/2020, Tổng thống Mỹ tổ chức buổi lễ ký kết hiệp ước bình thường hóa quan hệ giữa Israel, Bahrain và UAE tại Nhà Trắng.Không ngạc nhiên khi Israel có thiện cảm với ông Trump hơn Biden. Vị đương kim Tổng thống Mỹ đã làm điều có lợi cho họ với tần suất hàng năm, điều này khó mà giữ được nếu ông Biden tiếp quản vị trí vào đầu năm tới.Israel luôn lên tiếng cảnh báo rằng nếu thỏa thuận hạt nhân Iran được tiếp tục thì sớm muộn gì Tehran cũng sản xuất được vũ khí nguyên tử, "đe dọa đến sự tồn vong của Nhà nước Do Thái" và Tel Aviv quyết không để điều này xảy ra.Kịch bản được nhiều chuyên gia cũng như các nhà phân tích tình hình khu vực thiên về đó là Israel trong tình huống cấp bách sẽ tiến hành vụ tấn công phá hủy các cơ sở hạt nhân Iran như họ từng làm tại Iraq và Syria, chấp nhận tình huống xảy ra chiến tranh.Nếu điều đó xảy ra, Iran chắc chắn sẽ đáp trả mạnh mẽ bằng kho tên lửa hành trình và đạn đạo hùng hậu của họ, nhưng Israel cũng đã dự liệu sẵn khi triển khai số lượng lá chắn tên lửa cực kỳ kín kẽ.Yếu tố cuối cùng thu hút sự quan tâm đó là liệu hợp đồng bán tiêm kích tàng hình tối tân nhất F-22 Raptor cho Israel có còn được ông Biden thực hiện, khi ông Trump chỉ thông qua đề xuất này vài ngày trước đây mà thôi.
Hiện nay cuộc chạy đua vào Nhà trắng giữa hai ứng viên gồm đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump thuộc Đảng Cộng Hòa và Cựu Phó Tổng thống Joe Biden của Đảng Dân Chủ vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Tuy vậy với những gì đang diễn ra, giới phân tích cho rằng khả năng ông Biden giành chiến thắng là khá lớn, nên nhiều quốc gia đối tác của Mỹ đã lên sẵn những kế hoạch cho khoảng thời gian 4 năm tiếp theo.
Trong số các đồng minh của Mỹ, Israel đang tỏ ra khá lo lắng với kịch bản trên. Mới đây hôm 5/11, Bộ trưởng Hợp tác khu vực của Israel - ông Tzachi Hanegbi cảnh báo rằng thái độ của ông Biden đối với Iran có thể dẫn đến cuộc chiến giữa Tel Aviv và Tehran.
"Biden từ lâu đã tuyên bố thẳng thừng rằng ông ta sẽ đưa Washington trở lại thỏa thuận hạt nhân với Tehran. Tôi tin rằng cuối cùng nó sẽ kết thúc trong cuộc xung đột gay gắt giữa chúng tôi với Iran", ông Hanegbi tuyên bố.
Bộ trưởng Hanegbi nhấn mạnh rằng ông không lo lắng về hậu quả của việc ông Biden lên nắm quyền ở Mỹ trong hầu hết các vấn đề, bao gồm chủ đề về các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây. Tuy nhiên Iran là một "ngoại lệ rõ ràng".
Theo ông Hanegbi, số lượng áp đảo người dân Israel và chính phủ nước này coi thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran (JCPOA), được chính quyền Dân Chủ do Cựu Tổng thống Barack Obama phê duyệt vào năm 2015 là sai lầm lớn.
Vị Bộ trưởng nhắc lại rằng Tổng thống Donald Trump sẽ đàm phán với Tehran và loại bỏ thỏa thuận xấu, chỉ để lại điều phù hợp nhất có thể với Israel và Tel Aviv tỏ ra ưa thích kịch bản này hơn nhiều.
Lưu ý rằng vào ngày 6/12/2017, ông Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ đến đó. Tới tháng 5/2018, ông Trump tiếp tục rút Washington ra khỏi "thỏa thuận hạt nhân" với Tehran.
Đến ngày 25/3/2019, ông Trump chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với cao nguyên Golan. Ngày 15/10/2020, Tổng thống Mỹ tổ chức buổi lễ ký kết hiệp ước bình thường hóa quan hệ giữa Israel, Bahrain và UAE tại Nhà Trắng.
Không ngạc nhiên khi Israel có thiện cảm với ông Trump hơn Biden. Vị đương kim Tổng thống Mỹ đã làm điều có lợi cho họ với tần suất hàng năm, điều này khó mà giữ được nếu ông Biden tiếp quản vị trí vào đầu năm tới.
Israel luôn lên tiếng cảnh báo rằng nếu thỏa thuận hạt nhân Iran được tiếp tục thì sớm muộn gì Tehran cũng sản xuất được vũ khí nguyên tử, "đe dọa đến sự tồn vong của Nhà nước Do Thái" và Tel Aviv quyết không để điều này xảy ra.
Kịch bản được nhiều chuyên gia cũng như các nhà phân tích tình hình khu vực thiên về đó là Israel trong tình huống cấp bách sẽ tiến hành vụ tấn công phá hủy các cơ sở hạt nhân Iran như họ từng làm tại Iraq và Syria, chấp nhận tình huống xảy ra chiến tranh.
Nếu điều đó xảy ra, Iran chắc chắn sẽ đáp trả mạnh mẽ bằng kho tên lửa hành trình và đạn đạo hùng hậu của họ, nhưng Israel cũng đã dự liệu sẵn khi triển khai số lượng lá chắn tên lửa cực kỳ kín kẽ.
Yếu tố cuối cùng thu hút sự quan tâm đó là liệu hợp đồng bán tiêm kích tàng hình tối tân nhất F-22 Raptor cho Israel có còn được ông Biden thực hiện, khi ông Trump chỉ thông qua đề xuất này vài ngày trước đây mà thôi.