Vào ngày 28/1, tờ Times of India của Ấn Độ hào hứng đưa tin, Công ty Boeing của Mỹ đã được chính quyền Mỹ cho phép, đưa tiêm kích F-15EX để tham gia đấu thầu “Máy bay chiến đấu đa năng (MRFA)” của Không quân Ấn Độ.Dự án MRFA là một dự án mua máy bay quân sự quy mô lớn của Ấn Độ tiếp sau dự án “Máy bay chiến đấu đa năng hạng trung (MMRCA)”. Hiện tại, có F-21 của Lockheed Martin (Mỹ), Dassault Rafale (Pháp), MiG-35 (Nga) và Saab (Thụy Điển) tham gia. Boeing trước đây đã đưa F/A-18E/F Super Hornet để tham gia.Danh sách này, giống với các nhà thầu dự án MMRCA vài năm trước, khi máy bay Rafale đã giành chiến thắng cuối cùng. Theo Không quân Ấn Độ, MRFA cần một chiến đấu cơ mạnh mẽ, có khả năng tấn công từ ngoài khu vực phòng không của đối phương và khả năng tác chiến điện tử. Ấn Độ cần duy trì ưu thế công nghệ, lấn át đối thủ về mọi mặt, thông qua dự án này.Boeing từng sử dụng tiêm kích F/A-18E/F để tham gia đấu thầu MRFA và máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Ấn Độ. Đây là một sự lựa chọn hợp lý của Boeing, khi F/A-18E/F có đầy đủ các phiên bản chiến đấu, tác chiến điện tử (F/A-18G) và đã khẳng định được thương hiệu.Nhưng nếu chỉ xét đến tính năng chiến đấu và bảo dưỡng trang thiết bị, Boeing khó có cơ hội trúng thầu nếu dùng F/A-18 E/F, khi Ấn Độ đã mua chiến đấu cơ Rafale với số lượng lớn và hết lời ca ngợi, vì hai loại chiến đấu cơ này có tính năng tương đương.Vì vậy Boeing đã rút F/A-18E/F và thay thế bằng F-15EX, loại chiến đấu cơ hạng nặng, có khả năng không chiến mạnh nhất trong dòng sản phẩm máy bay chiến đấu của hãng. Về hiệu quả chiến đấu, F-15EX thực sự là loại máy bay mạnh nhất trong số một số mẫu máy bay đấu thầu.Chiến đấu cơ F-15EX sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động, cấp độ của hệ thống điện tử, tương đương với F-35 và khả năng mang tên lửa đất đối không đạt 12 tên lửa. Đây là loại máy bay có khả năng mang vũ khí nhiều nhất.Nếu đối đầu với F-16C và JF-17 của Pakistan, một chiếc F-15EX có thể “hạ gục” cả phi đội đối phương. J-10C là mẫu máy bay thế hệ thứ tư mới nhất của Trung Quốc, nhưng hoàn toàn không phải là đối thủ của F-15EX.Đối với Su-35 của Nga, do tụt hậu nghiêm trọng về trang bị điện tử radar, rõ ràng là không thể cạnh tranh với F-15EX; mặc dù tiêm kích Rafale có tính cơ động cao và khả năng đa nhiệm vụ, nhưng đó vẫn chỉ là mẫu máy bay hạng trung.Các mẫu máy bay chiến đấu khác thiếu thiết bị điện tử radar và cảm biến, nên cũng không phải là đối thủ của F-15EX. Hơn nữa, F-15 là mẫu máy bay đã qua thử thách chiến đấu, hầu hết mọi cải tiến đều bắt nguồn từ thực tiễn chiến trường; yếu tố này, các mẫu máy bay khác không thể so sánh.Ở góc độ toàn cầu, F-15EX cũng có thể coi là máy bay chiến đấu thế hệ 4++ mạnh nhất. Nếu F-15EX gia nhập Không quân Ấn Độ, loại chiến đấu cơ có khả năng duy nhất có thể khống chế được là mẫu chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc.Bằng cách tung F-15EX vào đấu thầu, cùng với việc Ấn Độ cần sự “chống lưng” mạnh hơn của Mỹ, nhất là cần sự “ủng hộ” của Mỹ trong các cuộc khủng hoảng giữa Ấn Độ với Trung Quốc và Pakistan; nên có thể nói, Boeing có lợi thế rất lớn trong cuộc đấu thầu lần này.Nhưng vấn đề giá cả sẽ trở thành một vấn đề “hồi hộp” mới. Hiện giá mua F-15EX của Không quân Mỹ đã lên tới hơn 80 triệu USD (chi phí nghiên cứu và phát triển được phân bổ có thể lên tới 115 triệu USD hoặc thậm chí cao hơn). Và theo truyền thống, những thương vụ mua vũ khí Mỹ-Ấn trong những năm gần đây, giá cả nhìn chung đã tăng lên vài lần.Ấn Độ cũng hy vọng MRFA sẽ được nội địa hóa sản xuất trong nước, nên với ngân sách 17 tỷ USD sẽ mua đủ 114 chiếc. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ nhà sản xuất Boeing, nếu Ấn Độ chấp nhận F-15EX, thì giá sẽ không vượt quá cao so với giá bán F-15EX cho Không quân Mỹ.Lý do là trong thời gian qua, mảng máy bay chiến đấu của Boeing đang sụt giảm một cách thảm hại trước đối thủ Lockheed Martin với tiêm kích F-35, Trong lĩnh vực máy bay dân dụng, Boeing đã rơi vào khủng hoảng sâu sắc trong hai năm qua. Do vậy Boeing sẽ không quá “già néo đứt dây”.Nhưng cho dù, bất kể người chiến thắng MRFA là ai, vẫn sẽ là mối đe dọa mạnh mẽ đối với Pakistan. Đội bay hiện tại của Pakistan đã hoàn toàn mất lợi thế về chất lượng và không máy bay xuất khẩu nào của Trung Quốc, có thể ngăn chặn được F-15EX. Tiêm kích tàng hình J-20 không thể xuất khẩu và tình hình của không quân Pakistan sẽ là khá bi đát. Cận cảnh tiêm kích F-15EX vọt lên trời xanh trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Vào ngày 28/1, tờ Times of India của Ấn Độ hào hứng đưa tin, Công ty Boeing của Mỹ đã được chính quyền Mỹ cho phép, đưa tiêm kích F-15EX để tham gia đấu thầu “Máy bay chiến đấu đa năng (MRFA)” của Không quân Ấn Độ.
Dự án MRFA là một dự án mua máy bay quân sự quy mô lớn của Ấn Độ tiếp sau dự án “Máy bay chiến đấu đa năng hạng trung (MMRCA)”. Hiện tại, có F-21 của Lockheed Martin (Mỹ), Dassault Rafale (Pháp), MiG-35 (Nga) và Saab (Thụy Điển) tham gia. Boeing trước đây đã đưa F/A-18E/F Super Hornet để tham gia.
Danh sách này, giống với các nhà thầu dự án MMRCA vài năm trước, khi máy bay Rafale đã giành chiến thắng cuối cùng. Theo Không quân Ấn Độ, MRFA cần một chiến đấu cơ mạnh mẽ, có khả năng tấn công từ ngoài khu vực phòng không của đối phương và khả năng tác chiến điện tử. Ấn Độ cần duy trì ưu thế công nghệ, lấn át đối thủ về mọi mặt, thông qua dự án này.
Boeing từng sử dụng tiêm kích F/A-18E/F để tham gia đấu thầu MRFA và máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Ấn Độ. Đây là một sự lựa chọn hợp lý của Boeing, khi F/A-18E/F có đầy đủ các phiên bản chiến đấu, tác chiến điện tử (F/A-18G) và đã khẳng định được thương hiệu.
Nhưng nếu chỉ xét đến tính năng chiến đấu và bảo dưỡng trang thiết bị, Boeing khó có cơ hội trúng thầu nếu dùng F/A-18 E/F, khi Ấn Độ đã mua chiến đấu cơ Rafale với số lượng lớn và hết lời ca ngợi, vì hai loại chiến đấu cơ này có tính năng tương đương.
Vì vậy Boeing đã rút F/A-18E/F và thay thế bằng F-15EX, loại chiến đấu cơ hạng nặng, có khả năng không chiến mạnh nhất trong dòng sản phẩm máy bay chiến đấu của hãng. Về hiệu quả chiến đấu, F-15EX thực sự là loại máy bay mạnh nhất trong số một số mẫu máy bay đấu thầu.
Chiến đấu cơ F-15EX sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động, cấp độ của hệ thống điện tử, tương đương với F-35 và khả năng mang tên lửa đất đối không đạt 12 tên lửa. Đây là loại máy bay có khả năng mang vũ khí nhiều nhất.
Nếu đối đầu với F-16C và JF-17 của Pakistan, một chiếc F-15EX có thể “hạ gục” cả phi đội đối phương. J-10C là mẫu máy bay thế hệ thứ tư mới nhất của Trung Quốc, nhưng hoàn toàn không phải là đối thủ của F-15EX.
Đối với Su-35 của Nga, do tụt hậu nghiêm trọng về trang bị điện tử radar, rõ ràng là không thể cạnh tranh với F-15EX; mặc dù tiêm kích Rafale có tính cơ động cao và khả năng đa nhiệm vụ, nhưng đó vẫn chỉ là mẫu máy bay hạng trung.
Các mẫu máy bay chiến đấu khác thiếu thiết bị điện tử radar và cảm biến, nên cũng không phải là đối thủ của F-15EX. Hơn nữa, F-15 là mẫu máy bay đã qua thử thách chiến đấu, hầu hết mọi cải tiến đều bắt nguồn từ thực tiễn chiến trường; yếu tố này, các mẫu máy bay khác không thể so sánh.
Ở góc độ toàn cầu, F-15EX cũng có thể coi là máy bay chiến đấu thế hệ 4++ mạnh nhất. Nếu F-15EX gia nhập Không quân Ấn Độ, loại chiến đấu cơ có khả năng duy nhất có thể khống chế được là mẫu chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Bằng cách tung F-15EX vào đấu thầu, cùng với việc Ấn Độ cần sự “chống lưng” mạnh hơn của Mỹ, nhất là cần sự “ủng hộ” của Mỹ trong các cuộc khủng hoảng giữa Ấn Độ với Trung Quốc và Pakistan; nên có thể nói, Boeing có lợi thế rất lớn trong cuộc đấu thầu lần này.
Nhưng vấn đề giá cả sẽ trở thành một vấn đề “hồi hộp” mới. Hiện giá mua F-15EX của Không quân Mỹ đã lên tới hơn 80 triệu USD (chi phí nghiên cứu và phát triển được phân bổ có thể lên tới 115 triệu USD hoặc thậm chí cao hơn). Và theo truyền thống, những thương vụ mua vũ khí Mỹ-Ấn trong những năm gần đây, giá cả nhìn chung đã tăng lên vài lần.
Ấn Độ cũng hy vọng MRFA sẽ được nội địa hóa sản xuất trong nước, nên với ngân sách 17 tỷ USD sẽ mua đủ 114 chiếc. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ nhà sản xuất Boeing, nếu Ấn Độ chấp nhận F-15EX, thì giá sẽ không vượt quá cao so với giá bán F-15EX cho Không quân Mỹ.
Lý do là trong thời gian qua, mảng máy bay chiến đấu của Boeing đang sụt giảm một cách thảm hại trước đối thủ Lockheed Martin với tiêm kích F-35, Trong lĩnh vực máy bay dân dụng, Boeing đã rơi vào khủng hoảng sâu sắc trong hai năm qua. Do vậy Boeing sẽ không quá “già néo đứt dây”.
Nhưng cho dù, bất kể người chiến thắng MRFA là ai, vẫn sẽ là mối đe dọa mạnh mẽ đối với Pakistan. Đội bay hiện tại của Pakistan đã hoàn toàn mất lợi thế về chất lượng và không máy bay xuất khẩu nào của Trung Quốc, có thể ngăn chặn được F-15EX. Tiêm kích tàng hình J-20 không thể xuất khẩu và tình hình của không quân Pakistan sẽ là khá bi đát.
Cận cảnh tiêm kích F-15EX vọt lên trời xanh trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.