Hàng chục xe tăng Type 90 "Kyumaru" ầm ầm trong các cuộc tập trận gần đây trên đảo Hokkaido, phía bắc Nhật Bản là minh chứng cho thách thức mà các nhà sản xuất vũ khí của họ phải đối mặt cả trong và ngoài nước, khi nước này đang cố gắng củng cố khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa chiến lược.Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cần các loại máy bay và vũ khí tiên tiến hơn do các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ bán, khi trọng tâm chiến lược của Nhật Bản chuyển từ Nga ở phía bắc sang các vấn đề khác xa hơn về phía nam, liên quan đến các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu và tàu hải quân Trung Quốc cũng như các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.Các nhà sản xuất quốc phòng lớn của Nhật Bản như Mitsubishi, IHI Corp và Kawasaki Heavy Industries đang gặp khó khăn trong việc bán xe tăng, máy bay và tàu chiến của thế kỷ 20. Họ cần phát triển công nghệ tốt hơn để phục vụ quân đội trên thị trường máy bay không người lái như Tritons của Northrop Grumman và Echo Voyager của Boeing.Tương tự như vậy, doanh số xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản chưa bao giờ thực sự thành công. Không có khả năng cạnh tranh vì giá cao, công nghệ già cỗi và sự hỗ trợ ít ỏi của chính phủ, các nhà sản xuất vũ khí ở Nhật Bản ngày càng rút lui khỏi lĩnh vực kinh doanh.Những chiếc xe tăng Kyumaru do Mitsubishi Heavy Industries chế tạo đã ra mắt cách đây 30 năm và đang được thay thế bằng các loại xe bọc thép nhẹ hơn và cơ động hơn, có thể di chuyển trên các loại đường hoặc có khả năng lội nước bao gồm cả xe tấn công đổ bộ của Mỹ.Heigo Sato, một chuyên gia về các vấn đề quốc phòng và là giáo sư tại Đại học Takushoku, Hokkaido cho biết: “Mọi người thường nghĩ rằng Nhật Bản có công nghệ tiên tiến và có thể nhanh chóng bắt kịp với những nước khác. Vấn đề là các sản phẩm quốc phòng của Nhật Bản không phải hàng loại một và không ai quan tâm đến việc mua các sản phẩm cấp hai hoặc cấp ba với giá cao”.Nhật Bản đã thành lập Cơ quan Mua lại Công nghệ và Hậu cần của riêng mình vào năm 2015, để cố gắng tiếp thêm sức mạnh cho ngành công nghiệp quốc phòng đang chậm chạp trong nước và thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và bán công nghệ chung với các quốc gia thân thiện.Nhưng lợi nhuận đã giảm dần ở Nhật vì chính phủ nước này thay vì thúc đẩy bán hàng thì lại tăng lượng mua các gói vũ khí lớn từ Mỹ. Nhật Bản là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 12 thế giới với 2,2% thị phần toàn cầu và hầu hết các giao dịch mua bán vũ khí là từ đồng minh Mỹ.Một phần lớn và ngày càng tăng trong số 2 nghìn tỷ yên (17,7 tỷ USD) hàng năm trong việc mua thiết bị của Bộ Quốc phòng Nhật được thực hiện thông qua chương trình mua bán quân sự cho nước ngoài của Mỹ.Con số này đã tăng hơn gấp ba lần từ 190,6 tỷ Yên năm 2014 lên 701,3 tỷ Yên vào năm 2019, khi Nhật Bản đặt hàng máy bay chiến đấu tàng hình F-35, tên lửa và các thiết bị đắt tiền khác để củng cố khả năng phòng thủ trước Trung Quốc và Triều Tiên.Các quan chức Bộ Quốc phòng cho biết việc chần chừ trước các máy bay phản lực đắt tiền của Mỹ và các thiết bị khác đã làm chậm tiến độ cải tiến hệ thống phòng thủ của quốc gia. Nhật Bản đã đàm phán về chi phí nâng cấp hàng chục máy bay chiến đấu F-15, vốn đã tăng gấp đôi so với ước tính ban đầu của Mỹ.Chính phủ Nhật Bản cũng cho hay, để cắt giảm chi phí Nhật Bản đã chuyển sang sử dụng các tên lửa đất đối không tầm ngắn do trong nước sản xuất, thay vì kế hoạch ban đầu là sử dụng tên lửa hành trình chống hạm tầm xa của Mỹ. Các quan chức quân đội tại các cuộc tập trận ở Hokkaido cho biết họ sẽ mua bất cứ thiết bị nào có được từ Mỹ.Sự thất bại toàn diện của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi nước này cố gắng chinh phục phần lớn châu Á, đã khiến nhiều người Nhật cảnh giác về việc xây dựng quân đội. Hiến pháp thời hậu chiến hạn chế việc sử dụng vũ lực để tự vệ và lệnh cấm xuất khẩu vũ khí chỉ được dỡ bỏ vào năm 2014.Trong khi đó, các nhà khoa học Nhật Bản lại có xu hướng không muốn tham gia vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Nguồn ảnh: Warhistory.
Hàng chục xe tăng Type 90 "Kyumaru" ầm ầm trong các cuộc tập trận gần đây trên đảo Hokkaido, phía bắc Nhật Bản là minh chứng cho thách thức mà các nhà sản xuất vũ khí của họ phải đối mặt cả trong và ngoài nước, khi nước này đang cố gắng củng cố khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa chiến lược.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cần các loại máy bay và vũ khí tiên tiến hơn do các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ bán, khi trọng tâm chiến lược của Nhật Bản chuyển từ Nga ở phía bắc sang các vấn đề khác xa hơn về phía nam, liên quan đến các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu và tàu hải quân Trung Quốc cũng như các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Các nhà sản xuất quốc phòng lớn của Nhật Bản như Mitsubishi, IHI Corp và Kawasaki Heavy Industries đang gặp khó khăn trong việc bán xe tăng, máy bay và tàu chiến của thế kỷ 20. Họ cần phát triển công nghệ tốt hơn để phục vụ quân đội trên thị trường máy bay không người lái như Tritons của Northrop Grumman và Echo Voyager của Boeing.
Tương tự như vậy, doanh số xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản chưa bao giờ thực sự thành công. Không có khả năng cạnh tranh vì giá cao, công nghệ già cỗi và sự hỗ trợ ít ỏi của chính phủ, các nhà sản xuất vũ khí ở Nhật Bản ngày càng rút lui khỏi lĩnh vực kinh doanh.
Những chiếc xe tăng Kyumaru do Mitsubishi Heavy Industries chế tạo đã ra mắt cách đây 30 năm và đang được thay thế bằng các loại xe bọc thép nhẹ hơn và cơ động hơn, có thể di chuyển trên các loại đường hoặc có khả năng lội nước bao gồm cả xe tấn công đổ bộ của Mỹ.
Heigo Sato, một chuyên gia về các vấn đề quốc phòng và là giáo sư tại Đại học Takushoku, Hokkaido cho biết: “Mọi người thường nghĩ rằng Nhật Bản có công nghệ tiên tiến và có thể nhanh chóng bắt kịp với những nước khác. Vấn đề là các sản phẩm quốc phòng của Nhật Bản không phải hàng loại một và không ai quan tâm đến việc mua các sản phẩm cấp hai hoặc cấp ba với giá cao”.
Nhật Bản đã thành lập Cơ quan Mua lại Công nghệ và Hậu cần của riêng mình vào năm 2015, để cố gắng tiếp thêm sức mạnh cho ngành công nghiệp quốc phòng đang chậm chạp trong nước và thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và bán công nghệ chung với các quốc gia thân thiện.
Nhưng lợi nhuận đã giảm dần ở Nhật vì chính phủ nước này thay vì thúc đẩy bán hàng thì lại tăng lượng mua các gói vũ khí lớn từ Mỹ. Nhật Bản là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 12 thế giới với 2,2% thị phần toàn cầu và hầu hết các giao dịch mua bán vũ khí là từ đồng minh Mỹ.
Một phần lớn và ngày càng tăng trong số 2 nghìn tỷ yên (17,7 tỷ USD) hàng năm trong việc mua thiết bị của Bộ Quốc phòng Nhật được thực hiện thông qua chương trình mua bán quân sự cho nước ngoài của Mỹ.
Con số này đã tăng hơn gấp ba lần từ 190,6 tỷ Yên năm 2014 lên 701,3 tỷ Yên vào năm 2019, khi Nhật Bản đặt hàng máy bay chiến đấu tàng hình F-35, tên lửa và các thiết bị đắt tiền khác để củng cố khả năng phòng thủ trước Trung Quốc và Triều Tiên.
Các quan chức Bộ Quốc phòng cho biết việc chần chừ trước các máy bay phản lực đắt tiền của Mỹ và các thiết bị khác đã làm chậm tiến độ cải tiến hệ thống phòng thủ của quốc gia. Nhật Bản đã đàm phán về chi phí nâng cấp hàng chục máy bay chiến đấu F-15, vốn đã tăng gấp đôi so với ước tính ban đầu của Mỹ.
Chính phủ Nhật Bản cũng cho hay, để cắt giảm chi phí Nhật Bản đã chuyển sang sử dụng các tên lửa đất đối không tầm ngắn do trong nước sản xuất, thay vì kế hoạch ban đầu là sử dụng tên lửa hành trình chống hạm tầm xa của Mỹ. Các quan chức quân đội tại các cuộc tập trận ở Hokkaido cho biết họ sẽ mua bất cứ thiết bị nào có được từ Mỹ.
Sự thất bại toàn diện của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi nước này cố gắng chinh phục phần lớn châu Á, đã khiến nhiều người Nhật cảnh giác về việc xây dựng quân đội. Hiến pháp thời hậu chiến hạn chế việc sử dụng vũ lực để tự vệ và lệnh cấm xuất khẩu vũ khí chỉ được dỡ bỏ vào năm 2014.
Trong khi đó, các nhà khoa học Nhật Bản lại có xu hướng không muốn tham gia vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Nguồn ảnh: Warhistory.