Trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ (đầu những năm 1960 ở miền Nam), vũ khí trang bị cho bộ đội vô cùng thiếu thốn. Nhưng trong cái khó mới ló cái khôn, quân đội ta đã nỗ lực đi từ con số 0 tròn trĩnh để tự nghiên cứu chế tạo thành công nhiều loại súng ống có sức công phá mạnh mẽ mà tới cả quân địch phải nể phục.Một trong những kỹ sư giỏi nhất và có nhiều đóng góp nhất trong ngành quân giới Việt Nam là Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa. Ông là giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Ảnh: Đồng chí Trần Địa Nghĩa (đứng giữa, thứ 3 từ trái qua phải ảnh) đang giới thiệu sản phẩm vũ khí cho bộ đội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Trong kháng chiến chống Pháp, quân giới Việt Nam đã chế tạo được khá nhiều mẫu súng, bom, mìn, lựu đạn phục vụ cho bộ đội chiến đấu. Điển hình, trong ảnh từ trái qua phải gồm: Bộc phá ống (quân giới Việt Nam sản xuất tháng 2/1952); bom ba càng (Trung đoàn Thủ đô dùng để chiến đấu ở Liên khu I, năm 1946); súng SKZ (SSB) 81mm do quân giới Nam Bộ sản xuất; Đạn SKZ 81mm; bom phóng (xưởng LA1 sản xuất năm 1948). Ở dưới là Bộc phá khối (sản xuất tháng 2/1950) và bom bay OF (sản xuất tháng 3/1948).Cận cảnh bom phóng do xưởng LA1, quân giới Việt Nam sản xuất.Quân giới Việt Nam cũng sản xuất thành công nhiều mẫu súng cá nhân cho bộ đội, gồm: súng trường; súng kíp; súng tiểu liên; súng đại hỏa mai...Một số mẫu súng ngắn do quân giới Việt Nam sản xuất phục vụ bộ đội đánh Pháp (từ trên xuống dưới): súng ngắn (sản xuất ở khu 9 từ 1945-1954); súng ngắn kiểu MAS cỡ 7,62mm; súng côn quay cỡ 6,35mm kiểu Saint Etine; súng ngắn colt 12mm; súng ngắn kiểu bút máy bắn 1 viên....Bước đầu, quân giới Việt Nam đã sản xuất thành công cả súng cối (cỡ 50,8mm, 60mm, 120mm, 160mm) – một trong những hỏa lực quan trọng của pháo binh truyền thống.Đạn cối 60mm do quân giới Việt Nam chế tạo trong kháng chiến chống Mỹ.Một số loại mìn do Việt Nam sản xuất trong thời kỳ đánh Pháp.Còn đây là các sản phẩm súng tiểu liên, súng trường, súng chống tăng và súng không giật được quân giới sản xuất phục vụ thời kỳ đầu đánh Mỹ ở miền Nam (trước khi có dòng vũ khí từ ngoài Bắc chuyển vào). Đáng ngạc nhiên, ngay từ thời kỳ đánh Mỹ, Việt Nam đã tự lực sản xuất thành công súng chống B40 và B41 (RPG-2 và RPG-7) và súng trường bán tự động SKS theo mẫu của Nga. Bên cạnh đó, ta cũng tự tạo cho mình một số loại vũ khí mang dấu ấn riêng gồm: súng ngựa trời; lựu phóng AT trên súng trường; súng ĐKZ 120mm và 60mm (được chế tạo trong thời kỳ đánh Pháp, đánh Mỹ).Ảnh tư liệu bên trong xưởng vũ khí ở Long An thời Kháng chiến chống Mỹ.Mìn lõm do quân giới Việt Nam sản xuất năm 1949.Chông đu do dân quân Tây Nguyên chế tạo để đánh địch trong kháng chiến chống Mỹ. Chính những vũ khí thô sơ này đã khiến cho quân Mỹ phải khiếp sợ hơn cả đạn súng.Chông mổ - các loại vũ khí này tuy chỉ gây bị thương cho binh lính địch, nhưng có tác dụng lâu dài đánh vào tâm lý của địch khi tác chiến trong rừng.Tàu chiến hiện đại của Mỹ không tránh khỏi cảnh bị tiêu diệt bởi "thủy lôi chóp nón Long An".Súng không giật SKZ 81mm và đạn. Đây là loại súng hạng nặng có trọng lượng 20 kg, đầu đạn lõm, dùng để bắn vào những pháo đài kiên cố của địch, đầu đạn xuyên thủng bê tông dày. SKZ Việt Nam xuất trận lần đầu trong trận Phố Lu, đánh phá nhiều lô cốt địch. Năm 1950, tại chiến trường Nam Trung bộ, trong một đêm, với loại súng không giật này, ta đã loại bỏ 5 đồn giặc. Địch hoảng sợ tháo chạy khỏi hàng loạt đồn bốt khác.Sáng tạo của dân quân du kích miền Nam để đánh trực thăng Mỹ - bẫy gây nổ chống trực thăng.Mìn phá xe do quân giới Việt Nam sản xuất, trang bị cho bộ đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Video Thành tựu của Công nghiệp quốc phòng Việt Nam khiến nước ngoài ngạc nhiên - Nguồn: QPVN
Trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ (đầu những năm 1960 ở miền Nam), vũ khí trang bị cho bộ đội vô cùng thiếu thốn. Nhưng trong cái khó mới ló cái khôn, quân đội ta đã nỗ lực đi từ con số 0 tròn trĩnh để tự nghiên cứu chế tạo thành công nhiều loại súng ống có sức công phá mạnh mẽ mà tới cả quân địch phải nể phục.
Một trong những kỹ sư giỏi nhất và có nhiều đóng góp nhất trong ngành quân giới Việt Nam là Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa. Ông là giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Ảnh: Đồng chí Trần Địa Nghĩa (đứng giữa, thứ 3 từ trái qua phải ảnh) đang giới thiệu sản phẩm vũ khí cho bộ đội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong kháng chiến chống Pháp, quân giới Việt Nam đã chế tạo được khá nhiều mẫu súng, bom, mìn, lựu đạn phục vụ cho bộ đội chiến đấu. Điển hình, trong ảnh từ trái qua phải gồm: Bộc phá ống (quân giới Việt Nam sản xuất tháng 2/1952); bom ba càng (Trung đoàn Thủ đô dùng để chiến đấu ở Liên khu I, năm 1946); súng SKZ (SSB) 81mm do quân giới Nam Bộ sản xuất; Đạn SKZ 81mm; bom phóng (xưởng LA1 sản xuất năm 1948). Ở dưới là Bộc phá khối (sản xuất tháng 2/1950) và bom bay OF (sản xuất tháng 3/1948).
Cận cảnh bom phóng do xưởng LA1, quân giới Việt Nam sản xuất.
Quân giới Việt Nam cũng sản xuất thành công nhiều mẫu súng cá nhân cho bộ đội, gồm: súng trường; súng kíp; súng tiểu liên; súng đại hỏa mai...
Một số mẫu súng ngắn do quân giới Việt Nam sản xuất phục vụ bộ đội đánh Pháp (từ trên xuống dưới): súng ngắn (sản xuất ở khu 9 từ 1945-1954); súng ngắn kiểu MAS cỡ 7,62mm; súng côn quay cỡ 6,35mm kiểu Saint Etine; súng ngắn colt 12mm; súng ngắn kiểu bút máy bắn 1 viên....
Bước đầu, quân giới Việt Nam đã sản xuất thành công cả súng cối (cỡ 50,8mm, 60mm, 120mm, 160mm) – một trong những hỏa lực quan trọng của pháo binh truyền thống.
Đạn cối 60mm do quân giới Việt Nam chế tạo trong kháng chiến chống Mỹ.
Một số loại mìn do Việt Nam sản xuất trong thời kỳ đánh Pháp.
Còn đây là các sản phẩm súng tiểu liên, súng trường, súng chống tăng và súng không giật được quân giới sản xuất phục vụ thời kỳ đầu đánh Mỹ ở miền Nam (trước khi có dòng vũ khí từ ngoài Bắc chuyển vào). Đáng ngạc nhiên, ngay từ thời kỳ đánh Mỹ, Việt Nam đã tự lực sản xuất thành công súng chống B40 và B41 (RPG-2 và RPG-7) và súng trường bán tự động SKS theo mẫu của Nga. Bên cạnh đó, ta cũng tự tạo cho mình một số loại vũ khí mang dấu ấn riêng gồm: súng ngựa trời; lựu phóng AT trên súng trường; súng ĐKZ 120mm và 60mm (được chế tạo trong thời kỳ đánh Pháp, đánh Mỹ).
Ảnh tư liệu bên trong xưởng vũ khí ở Long An thời Kháng chiến chống Mỹ.
Mìn lõm do quân giới Việt Nam sản xuất năm 1949.
Chông đu do dân quân Tây Nguyên chế tạo để đánh địch trong kháng chiến chống Mỹ. Chính những vũ khí thô sơ này đã khiến cho quân Mỹ phải khiếp sợ hơn cả đạn súng.
Chông mổ - các loại vũ khí này tuy chỉ gây bị thương cho binh lính địch, nhưng có tác dụng lâu dài đánh vào tâm lý của địch khi tác chiến trong rừng.
Tàu chiến hiện đại của Mỹ không tránh khỏi cảnh bị tiêu diệt bởi "thủy lôi chóp nón Long An".
Súng không giật SKZ 81mm và đạn. Đây là loại súng hạng nặng có trọng lượng 20 kg, đầu đạn lõm, dùng để bắn vào những pháo đài kiên cố của địch, đầu đạn xuyên thủng bê tông dày. SKZ Việt Nam xuất trận lần đầu trong trận Phố Lu, đánh phá nhiều lô cốt địch. Năm 1950, tại chiến trường Nam Trung bộ, trong một đêm, với loại súng không giật này, ta đã loại bỏ 5 đồn giặc. Địch hoảng sợ tháo chạy khỏi hàng loạt đồn bốt khác.
Sáng tạo của dân quân du kích miền Nam để đánh trực thăng Mỹ - bẫy gây nổ chống trực thăng.
Mìn phá xe do quân giới Việt Nam sản xuất, trang bị cho bộ đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Video Thành tựu của Công nghiệp quốc phòng Việt Nam khiến nước ngoài ngạc nhiên - Nguồn: QPVN