Gibraltar là một eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương, tách Gibraltar và bán đảo thuộc Tây Ban Nha ở châu Âu khỏi Morocco và Ceuta (Tây Ban Nha) ở châu Phi.Châu Âu và châu Phi cách nhau 7,7 hải lý tại điểm hẹp nhất của eo biển. Độ sâu của eo biển trong khoảng 300 và 900 mét. Phà đi qua giữa hai lục địa mỗi ngày chỉ trong 35 phút.Eo biển này có một vai trò rất quan trọng, là một con đường cực kỳ quan trọng để tàu thuyền đi từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương và ngược lại. Mọi tàu thuyền đi qua nơi đây đều có thể được giám sát từ núi Gibraltar.Bosphorus là eo biển có chiều dài 31 km, ngăn cách châu Á và châu Âu; chiều rộng lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía Bắc và nhỏ nhất là 0,75 km nằm giữa hai pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari; độ sâu trong khoảng 36 - 124 m tính theo giữa luồng.Do eo biển Bosphorus hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ, cho nên đây chính là "yết hầu" giúp họ khống chế toàn bộ cửa ngõ ra vào biển Đen.Nhờ địa thế cực kỳ hiểm yếu, nếu không được sự cho phép của chính quyền Ankara, chắc chắn không một loại tàu thuyền nào có thể đi qua khu vực này, bất chấp quốc gia đó sở hữu lực lượng hải quân mạnh đến đâu.Nếu bị đóng cửa, eo biển Bosphorus sẽ là bức tường ngăn cách, khiến toàn bộ biển Đen chỉ còn là chiếc "ao làng", các loại tàu thuyền cả quân sự lẫn thương mại sẽ không có đường ra Địa Trung Hải cũng như Đại Tây Dương.Trang Avia-pro vừa cho biết, Liên minh quân sự NATO đang xem xét khả năng tiến hành một cuộc phong tỏa chưa từng có trong lịch sử đối với hạm đội Biển Đen của hải quân Nga bằng cách đóng cửa đồng thời hai eo biển Bosphorus và Gibraltar.Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là một đòn giáng rất mạnh vào lợi ích của Nga, đặc biệt là sau khi mối quan hệ với cả NATO nói chung và Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng trở nên lạnh nhạt.Theo các chuyên gia, việc chỉ chặn eo biển Bosphorus sẽ "hạ neo" hạm đội Biển Đen của hải quân Nga, các tàu chiến và tàu ngầm sẽ không có cơ hội được gửi đến các khu vực khác trên hành tinh.Việc đóng nốt cả eo biển Gibraltar sẽ cho phép phong tỏa thêm hàng chục tàu khác, bao gồm cả những chiến hạm đang đóng tại căn cứ hải quân Tartus trên đất Syria.“Bằng cách phong tỏa eo biển Bosphorus, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đơn giản là sẽ tước đi sức mạnh toàn bộ hạm đội Biển Đen”.“Ngoài ra cần phải kể đến thực tế là nếu Gibraltar bị đóng cửa, các tàu chiến Nga sẽ gặp vô vàn khó khăn vì tầm hoạt động của hầu hết chúng sẽ không đủ để đi đến các địa điểm khác trên thế giới”, một chuyên gia quân sự Nga nhận định.Đáng chú ý là vài tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã có những lời kêu gọi đóng cửa eo biển Bosphorus đối với tàu Nga nhằm gây áp lực đối với vấn đề Crimea (Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận chủ quyền của Nga trên bán đảo này và tuyên bố một phần lợi ích).Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phản ứng chính thức từ chính quyền Nga về những lời cảnh báo bất ngờ và cực kỳ cứng rắn nói trên từ Liên minh quân sự NATO.
Gibraltar là một eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương, tách Gibraltar và bán đảo thuộc Tây Ban Nha ở châu Âu khỏi Morocco và Ceuta (Tây Ban Nha) ở châu Phi.
Châu Âu và châu Phi cách nhau 7,7 hải lý tại điểm hẹp nhất của eo biển. Độ sâu của eo biển trong khoảng 300 và 900 mét. Phà đi qua giữa hai lục địa mỗi ngày chỉ trong 35 phút.
Eo biển này có một vai trò rất quan trọng, là một con đường cực kỳ quan trọng để tàu thuyền đi từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương và ngược lại. Mọi tàu thuyền đi qua nơi đây đều có thể được giám sát từ núi Gibraltar.
Bosphorus là eo biển có chiều dài 31 km, ngăn cách châu Á và châu Âu; chiều rộng lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía Bắc và nhỏ nhất là 0,75 km nằm giữa hai pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari; độ sâu trong khoảng 36 - 124 m tính theo giữa luồng.
Do eo biển Bosphorus hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ, cho nên đây chính là "yết hầu" giúp họ khống chế toàn bộ cửa ngõ ra vào biển Đen.
Nhờ địa thế cực kỳ hiểm yếu, nếu không được sự cho phép của chính quyền Ankara, chắc chắn không một loại tàu thuyền nào có thể đi qua khu vực này, bất chấp quốc gia đó sở hữu lực lượng hải quân mạnh đến đâu.
Nếu bị đóng cửa, eo biển Bosphorus sẽ là bức tường ngăn cách, khiến toàn bộ biển Đen chỉ còn là chiếc "ao làng", các loại tàu thuyền cả quân sự lẫn thương mại sẽ không có đường ra Địa Trung Hải cũng như Đại Tây Dương.
Trang Avia-pro vừa cho biết, Liên minh quân sự NATO đang xem xét khả năng tiến hành một cuộc phong tỏa chưa từng có trong lịch sử đối với hạm đội Biển Đen của hải quân Nga bằng cách đóng cửa đồng thời hai eo biển Bosphorus và Gibraltar.
Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là một đòn giáng rất mạnh vào lợi ích của Nga, đặc biệt là sau khi mối quan hệ với cả NATO nói chung và Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng trở nên lạnh nhạt.
Theo các chuyên gia, việc chỉ chặn eo biển Bosphorus sẽ "hạ neo" hạm đội Biển Đen của hải quân Nga, các tàu chiến và tàu ngầm sẽ không có cơ hội được gửi đến các khu vực khác trên hành tinh.
Việc đóng nốt cả eo biển Gibraltar sẽ cho phép phong tỏa thêm hàng chục tàu khác, bao gồm cả những chiến hạm đang đóng tại căn cứ hải quân Tartus trên đất Syria.
“Bằng cách phong tỏa eo biển Bosphorus, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đơn giản là sẽ tước đi sức mạnh toàn bộ hạm đội Biển Đen”.
“Ngoài ra cần phải kể đến thực tế là nếu Gibraltar bị đóng cửa, các tàu chiến Nga sẽ gặp vô vàn khó khăn vì tầm hoạt động của hầu hết chúng sẽ không đủ để đi đến các địa điểm khác trên thế giới”, một chuyên gia quân sự Nga nhận định.
Đáng chú ý là vài tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã có những lời kêu gọi đóng cửa eo biển Bosphorus đối với tàu Nga nhằm gây áp lực đối với vấn đề Crimea (Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận chủ quyền của Nga trên bán đảo này và tuyên bố một phần lợi ích).
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phản ứng chính thức từ chính quyền Nga về những lời cảnh báo bất ngờ và cực kỳ cứng rắn nói trên từ Liên minh quân sự NATO.