Sputnik dẫn lời BBC cho biết, NATO đang muốn Anh cân nhắc về lời đề nghị gửi thêm quân tới khu vực Afghanistan. Những nội dung chi tiết về lời đề nghị này dự kiến sẽ được Tổng thư ký NATO Tướng Jens Stoltenberg và Thủ tướng Anh bà Theresa May cùng bàn luận trong một cuộc gặp mặt vào hôm nay, thứ tư ngày 10/5. Nguồn ảnh: IBT.Kể từ cuối tháng tư, ông Stoltenberg đã trả lời tờ báo Die Welt của Đức và cho biết phía NATO đang có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự của lực lượng này tại khu vực Afghanistan, thời điểm cụ thể có thể sẽ vào tháng 6 tới đây. Nguồn ảnh: Nation.Mặc dù vậy, số lượng binh lính NATO được tăng cường đến khu vực này hiện vẫn chưa có ước lượng cụ thể. Tuy nhiên cũng có thể coi đây là động thái tăng cường các chi phí quốc phòng của các quốc gia thuộc NATO theo đúng yêu cầu của Mỹ. Nguồn ảnh: Independent.Cụ thể, phía Mỹ yêu cầu các quốc gia thuộc NATO chi tiêu đủ 2% GDP cho ngân sách quốc phòng, điều này đã được thỏa thuận rõ trong các biên bản ghi nhớ khi gia nhập NATO nhưng các quốc gia thành viên của khối này thường cố tình "lờ" đi điều khoản này trong quá khứ. Nguồn ảnh: IBT.Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng việc muốn Anh gửi thêm quân đến Afghanistan sẽ vấp phải khá nhiều sự phản đối trong nghị viện và trong dân chúng. Nguồn ảnh: Wessex.Phía Mỹ thì cho rằng nước này và NATO cần có một sự thay đổi lớn về mặt chiến lược ở khu vực Afghanistan, điều đó rất có thể sẽ đồn nghĩa với việc sẽ cần nhiều hơn nữa sự hiện diện quân sự của các nước NATO trong khu vực này. Nguồn ảnh: Independent.Kể từ tháng 1/2015, lực lượng NATO đã mở ra chiến dịch hỗ trợ cho Afghanistan bằng việc đưa binh lính, sỹ quan sang tận nơi để huấn luyện cho lực lượng vũ trang non trẻ của quốc gia trung đông này. Nguồn ảnh: Defensionem.Tuy nhiên gần đây Afghanistan lại gặp phải rất nhiều vấn đề an ninh nội địa khi các hoạt động khủng bố xảy ra ngày một nhiều hơn kèm theo đó là các vụ tấn công khủng bố leo thang trước sự bất lực của lực lượng an ninh nội địa, chính điều đó đã đòi hỏi các quốc gia NATO buộc phải đưa ra một bước đi mới nhằm giữ tình hình "nằm trong tầm kiểm soát". Nguồn ảnh: KKOL.
Sputnik dẫn lời BBC cho biết, NATO đang muốn Anh cân nhắc về lời đề nghị gửi thêm quân tới khu vực Afghanistan. Những nội dung chi tiết về lời đề nghị này dự kiến sẽ được Tổng thư ký NATO Tướng Jens Stoltenberg và Thủ tướng Anh bà Theresa May cùng bàn luận trong một cuộc gặp mặt vào hôm nay, thứ tư ngày 10/5. Nguồn ảnh: IBT.
Kể từ cuối tháng tư, ông Stoltenberg đã trả lời tờ báo Die Welt của Đức và cho biết phía NATO đang có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự của lực lượng này tại khu vực Afghanistan, thời điểm cụ thể có thể sẽ vào tháng 6 tới đây. Nguồn ảnh: Nation.
Mặc dù vậy, số lượng binh lính NATO được tăng cường đến khu vực này hiện vẫn chưa có ước lượng cụ thể. Tuy nhiên cũng có thể coi đây là động thái tăng cường các chi phí quốc phòng của các quốc gia thuộc NATO theo đúng yêu cầu của Mỹ. Nguồn ảnh: Independent.
Cụ thể, phía Mỹ yêu cầu các quốc gia thuộc NATO chi tiêu đủ 2% GDP cho ngân sách quốc phòng, điều này đã được thỏa thuận rõ trong các biên bản ghi nhớ khi gia nhập NATO nhưng các quốc gia thành viên của khối này thường cố tình "lờ" đi điều khoản này trong quá khứ. Nguồn ảnh: IBT.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng việc muốn Anh gửi thêm quân đến Afghanistan sẽ vấp phải khá nhiều sự phản đối trong nghị viện và trong dân chúng. Nguồn ảnh: Wessex.
Phía Mỹ thì cho rằng nước này và NATO cần có một sự thay đổi lớn về mặt chiến lược ở khu vực Afghanistan, điều đó rất có thể sẽ đồn nghĩa với việc sẽ cần nhiều hơn nữa sự hiện diện quân sự của các nước NATO trong khu vực này. Nguồn ảnh: Independent.
Kể từ tháng 1/2015, lực lượng NATO đã mở ra chiến dịch hỗ trợ cho Afghanistan bằng việc đưa binh lính, sỹ quan sang tận nơi để huấn luyện cho lực lượng vũ trang non trẻ của quốc gia trung đông này. Nguồn ảnh: Defensionem.
Tuy nhiên gần đây Afghanistan lại gặp phải rất nhiều vấn đề an ninh nội địa khi các hoạt động khủng bố xảy ra ngày một nhiều hơn kèm theo đó là các vụ tấn công khủng bố leo thang trước sự bất lực của lực lượng an ninh nội địa, chính điều đó đã đòi hỏi các quốc gia NATO buộc phải đưa ra một bước đi mới nhằm giữ tình hình "nằm trong tầm kiểm soát". Nguồn ảnh: KKOL.