Dù có trong biên chế khoảng 8.500 quân nhưng Albania lại là một trong những nước thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO từ năm 2009 và tham gia khá nhiều hoạt động quân sự của tổ chức này. Tuy nhiên ít ai có thể ngờ rằng Albania từng nhận viện trợ quân sự khá lớn từ Trung Quốc trong khoảng thời gian dài. Trong ảnh là lính bắn tỉa thuộc lực lượng Lính thủy Đánh bộ Albania luyện tập với súng trường bắn tỉa Sako TRG-42.Albania là một quốc gia nằm trên Bán đảo Balkan, phía bắc giáp Serbia và Montenegro, phía đông bắc giáp Macedonia, phía đông nam giáp Hy Lạp và có đường bờ biển dài 472km. Và có một thực tế rằng Albania không sở hữu bất cứ lợi thế chiến lược nào ở Balkan.Việc Albania gia nhập NATO chỉ là một trong nhiều cách để Châu Âu cô lập các nước Đông Âu khỏi Nga sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thậm chí nước này còn không duy trì nổi quân đội của mình.Với quân số như trên Albania chỉ có thể thành lập các lực lượng phản ứng nhanh với ngân sách quốc phòng hàng năm khoảng 110 triệu USD và được sự hổ trợ rất lớn từ các quốc gia chủ chốt của NATO.Trong ảnh là các binh sĩ thuộc Lục quân Albania trong một đợt huấn luyện quân sự chung với NATO.Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến tận năm 2001 Albania mới bắt đầu thành lập các binh chủng riêng lẻ như lục quân, không quân, hải quân và lực lượng tác chiến đặc biệt.Albania và Trung Quốc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1949, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tirana phát triển lên một tầm cao mới sau những năm 1970.Từ năm 1954 đến 1978, Trung Quốc đã viện trợ cho Albania hơn 100 tỷ Nhân dân Tệ và là quốc gia nhận viện trợ nhiều nhất từ Bắc Kinh trong khu vực Bán đảo Balkan trong năm 1978.Và để đổi lại Albania cũng hổ trợ cho Trung Quốc rất nhiều trong ngành công nghiệp quốc phòng nhất là sửa chữa và đại tu các tàu ngầm diesel-điện của Bắc Kinh. Trong ảnh là các binh sĩ Albania sử dụng súng trường tấn công Type-56 do Trung Quốc viện trợ trong một đợt tập trận chung với Quân đội Anh.Trong những năm 1970, Trung Quốc viện trợ cho Albania một số tàu hộ tống Type 062, 45 tàu tuần tra cao tốc Type 025, 470 xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 cùng 63 xe bọc thép các loại.Giai đoạn từ năm 1961-1978, Trung Quốc cũng viện trợ cho Albania 752.000 đơn vị súng các loại cùng hơn 1.5 tỷ viên đạn, hơn 8 triệu viên đạn pháo các loại, hai hệ thống tên lửa phòng không cùng 224 tên lửa đất đối không và hơn 4200 xe cơ giới các loại.Bên cạnh việc cung cấp vũ khí Albania cũng được Trung Quốc hỗ trợ kinh phí xây dựng một loạt các căn cứ ngầm dưới lòng đất, thậm chí xi măng để xây dựng các căn cứ này cũng được chở từ Trung Quốc sang cho Albania.
Dù có trong biên chế khoảng 8.500 quân nhưng Albania lại là một trong những nước thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO từ năm 2009 và tham gia khá nhiều hoạt động quân sự của tổ chức này. Tuy nhiên ít ai có thể ngờ rằng Albania từng nhận viện trợ quân sự khá lớn từ Trung Quốc trong khoảng thời gian dài. Trong ảnh là lính bắn tỉa thuộc lực lượng Lính thủy Đánh bộ Albania luyện tập với súng trường bắn tỉa Sako TRG-42.
Albania là một quốc gia nằm trên Bán đảo Balkan, phía bắc giáp Serbia và Montenegro, phía đông bắc giáp Macedonia, phía đông nam giáp Hy Lạp và có đường bờ biển dài 472km. Và có một thực tế rằng Albania không sở hữu bất cứ lợi thế chiến lược nào ở Balkan.
Việc Albania gia nhập NATO chỉ là một trong nhiều cách để Châu Âu cô lập các nước Đông Âu khỏi Nga sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thậm chí nước này còn không duy trì nổi quân đội của mình.
Với quân số như trên Albania chỉ có thể thành lập các lực lượng phản ứng nhanh với ngân sách quốc phòng hàng năm khoảng 110 triệu USD và được sự hổ trợ rất lớn từ các quốc gia chủ chốt của NATO.
Trong ảnh là các binh sĩ thuộc Lục quân Albania trong một đợt huấn luyện quân sự chung với NATO.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến tận năm 2001 Albania mới bắt đầu thành lập các binh chủng riêng lẻ như lục quân, không quân, hải quân và lực lượng tác chiến đặc biệt.
Albania và Trung Quốc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1949, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tirana phát triển lên một tầm cao mới sau những năm 1970.
Từ năm 1954 đến 1978, Trung Quốc đã viện trợ cho Albania hơn 100 tỷ Nhân dân Tệ và là quốc gia nhận viện trợ nhiều nhất từ Bắc Kinh trong khu vực Bán đảo Balkan trong năm 1978.
Và để đổi lại Albania cũng hổ trợ cho Trung Quốc rất nhiều trong ngành công nghiệp quốc phòng nhất là sửa chữa và đại tu các tàu ngầm diesel-điện của Bắc Kinh. Trong ảnh là các binh sĩ Albania sử dụng súng trường tấn công Type-56 do Trung Quốc viện trợ trong một đợt tập trận chung với Quân đội Anh.
Trong những năm 1970, Trung Quốc viện trợ cho Albania một số tàu hộ tống Type 062, 45 tàu tuần tra cao tốc Type 025, 470 xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 cùng 63 xe bọc thép các loại.
Giai đoạn từ năm 1961-1978, Trung Quốc cũng viện trợ cho Albania 752.000 đơn vị súng các loại cùng hơn 1.5 tỷ viên đạn, hơn 8 triệu viên đạn pháo các loại, hai hệ thống tên lửa phòng không cùng 224 tên lửa đất đối không và hơn 4200 xe cơ giới các loại.
Bên cạnh việc cung cấp vũ khí Albania cũng được Trung Quốc hỗ trợ kinh phí xây dựng một loạt các căn cứ ngầm dưới lòng đất, thậm chí xi măng để xây dựng các căn cứ này cũng được chở từ Trung Quốc sang cho Albania.