NATO đang cân nhắc các phương án gửi Quân đội Mỹ tới biên giới Nga nhằm đề phòng trường hợp xảy ra chiến sự giữa Moskva và một trong những quốc gia thuộc Liên minh.Ấn phẩm Daily Telegraph của Anh cho biết, NATO đang xem xét nghiêm túc những kịch bản có thể xảy ra xung đột vũ trang tiềm tàng với Nga, khi họ nhận định Moskva tạo ra thách thức lớn với những thành viên thuộc châu Âu, đặc biệt là 3 quốc gia vùng Baltic.NATO tin rằng trong trường hợp nổ ra chiến sự, vai trò lớn nhất vẫn thuộc về Quân đội Mỹ, do vậy lực lượng này phải được triển khai gần Nga hơn nhằm sẵn sàng ứng phó.Hành lang điều động quân chủ đạo của NATO đi qua lãnh thổ các nước Hà Lan, Đức và Ba Lan có thể bị Nga phong tỏa nhanh chóng, vì vậy một số tuyến đường thay thế đang được xem xét.Bộ Tư lệnh NATO sau khi nghiên cứu chiến thuật của Nga ở Ukraine đặc biệt chú ý đến những cuộc tấn công vào căn cứ hậu cần. Để tránh gặp phải vấn đề tương tự, NATO cần xây dựng kịch bản ứng phó đặc biệt.Theo Tư lệnh Bộ chỉ huy Hỗ trợ và Hậu cần chung của NATO (JSEC) - Tướng Alexander Solfrank, sự hiện diện của những tuyến đường thay thế sẽ mang lại cho Liên minh độ linh hoạt cao trong tình huống khẩn cấp.Bên cạnh việc phát triển các tuyến đường hành quân và hậu cần mới qua các trục lãnh thổ Ý - Slovenia - Croatia - Hungary; Hy Lạp - Bulgaria - Romania; Thổ Nhĩ Kỳ - Bulgaria - Romania và Na Uy - Thụy Điển - Phần Lan, NATO cần tháo gỡ những trở ngại còn tồn tại.Việc đưa ra khái niệm “Schengen quân sự” sẽ đẩy nhanh và đơn giản hóa việc di chuyển của quân đội các nước NATO, điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống xung đột tiềm ẩn, khi tốc độ phản ứng đóng vai trò then chốt.NATO nhấn mạnh họ rất cảnh giác mối đe dọa tiềm tàng có thể đến từ Nga. Nghiên cứu về kinh nghiệm tác chiến của Nga ở Ukraine cho thấy Moskva có khả năng phá vỡ hoạt động hậu cần của đối phương một cách rất hiệu quả thông qua vũ khí tấn công tầm xa.Đó là lý do tại sao Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, bao gồm cả việc cơ động lực lượng tác chiến và đảm bảo nguồn cung cấp liên tục cho các đơn vị tiền tuyến.Các nhà lãnh đạo quân sự NATO nhận thấy rằng trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, sự nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc cơ động quân tác chiến sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu.Việc tìm kiếm các tuyến đường thay thế và ra mắt ý tưởng "Schengen quân sự" là một phần trong quá trình chuẩn bị cho các hành động khả thi nhằm xây dựng kế hoạch tác chiến một cách chủ động.Nếu tình hình leo thang đến mức mất kiểm soát, vai trò chính trong việc bảo vệ các nước NATO sẽ nằm trong tay Quân đội Mỹ. Theo quan điểm của Bộ chỉ huy liên minh, Washington sẽ là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến diễn biến tình hình.Ở chiều ngược lại, Nga khẳng định họ không có ý định tấn công bất cứ thành viên nào của NATO, vì vậy việc Liên minh xây dựng những kịch bản tác chiến là nhằm "gây hấn" và cố tình cô lập Moskva.
NATO đang cân nhắc các phương án gửi Quân đội Mỹ tới biên giới Nga nhằm đề phòng trường hợp xảy ra chiến sự giữa Moskva và một trong những quốc gia thuộc Liên minh.
Ấn phẩm Daily Telegraph của Anh cho biết, NATO đang xem xét nghiêm túc những kịch bản có thể xảy ra xung đột vũ trang tiềm tàng với Nga, khi họ nhận định Moskva tạo ra thách thức lớn với những thành viên thuộc châu Âu, đặc biệt là 3 quốc gia vùng Baltic.
NATO tin rằng trong trường hợp nổ ra chiến sự, vai trò lớn nhất vẫn thuộc về Quân đội Mỹ, do vậy lực lượng này phải được triển khai gần Nga hơn nhằm sẵn sàng ứng phó.
Hành lang điều động quân chủ đạo của NATO đi qua lãnh thổ các nước Hà Lan, Đức và Ba Lan có thể bị Nga phong tỏa nhanh chóng, vì vậy một số tuyến đường thay thế đang được xem xét.
Bộ Tư lệnh NATO sau khi nghiên cứu chiến thuật của Nga ở Ukraine đặc biệt chú ý đến những cuộc tấn công vào căn cứ hậu cần. Để tránh gặp phải vấn đề tương tự, NATO cần xây dựng kịch bản ứng phó đặc biệt.
Theo Tư lệnh Bộ chỉ huy Hỗ trợ và Hậu cần chung của NATO (JSEC) - Tướng Alexander Solfrank, sự hiện diện của những tuyến đường thay thế sẽ mang lại cho Liên minh độ linh hoạt cao trong tình huống khẩn cấp.
Bên cạnh việc phát triển các tuyến đường hành quân và hậu cần mới qua các trục lãnh thổ Ý - Slovenia - Croatia - Hungary; Hy Lạp - Bulgaria - Romania; Thổ Nhĩ Kỳ - Bulgaria - Romania và Na Uy - Thụy Điển - Phần Lan, NATO cần tháo gỡ những trở ngại còn tồn tại.
Việc đưa ra khái niệm “Schengen quân sự” sẽ đẩy nhanh và đơn giản hóa việc di chuyển của quân đội các nước NATO, điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống xung đột tiềm ẩn, khi tốc độ phản ứng đóng vai trò then chốt.
NATO nhấn mạnh họ rất cảnh giác mối đe dọa tiềm tàng có thể đến từ Nga. Nghiên cứu về kinh nghiệm tác chiến của Nga ở Ukraine cho thấy Moskva có khả năng phá vỡ hoạt động hậu cần của đối phương một cách rất hiệu quả thông qua vũ khí tấn công tầm xa.
Đó là lý do tại sao Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, bao gồm cả việc cơ động lực lượng tác chiến và đảm bảo nguồn cung cấp liên tục cho các đơn vị tiền tuyến.
Các nhà lãnh đạo quân sự NATO nhận thấy rằng trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, sự nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc cơ động quân tác chiến sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Việc tìm kiếm các tuyến đường thay thế và ra mắt ý tưởng "Schengen quân sự" là một phần trong quá trình chuẩn bị cho các hành động khả thi nhằm xây dựng kế hoạch tác chiến một cách chủ động.
Nếu tình hình leo thang đến mức mất kiểm soát, vai trò chính trong việc bảo vệ các nước NATO sẽ nằm trong tay Quân đội Mỹ. Theo quan điểm của Bộ chỉ huy liên minh, Washington sẽ là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến diễn biến tình hình.
Ở chiều ngược lại, Nga khẳng định họ không có ý định tấn công bất cứ thành viên nào của NATO, vì vậy việc Liên minh xây dựng những kịch bản tác chiến là nhằm "gây hấn" và cố tình cô lập Moskva.