Đứng đầu trong danh sách tên lửa chống hạm là tên lửa Zircon của Nga, được đưa vào trang bị vào năm 2019; loại tên lửa này đã khôi phục hoàn toàn vị trí hàng đầu của Nga về khả năng tên lửa hành trình chống hạm, nó sẽ được sử dụng để thay thế các tên lửa P-700 và Kh-22 của Nga được trang bị từ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: QQ.Tốc độ của tên lửa chống hạm Zircon gấp nhiều lần so với các đối thủ cạnh tranh và tốc độ cuối của nó cao tới Mach 9, gần như không thể bị đánh chặn. Theo những thông tin công khai, tên lửa này có lớp phủ, có khả năng tạo tàng hình plasma, nên rất khó bị phát hiện. Nguồn ảnh: QQ.Zircon có hình dáng nhỏ gọn và có thể phóng được từ những ống phóng thẳng đứng tiêu chuẩn trên tàu chiến của Nga. Vì có kích thước nhỏ, nên bốn tên lửa Zircon chỉ tương đương một tên lửa P-700 Granit. Điểm mạnh nhất là Zircon có tốc độ rất nhanh và chính xác, cho phép nó xé đôi tàu đối phương chỉ bằng một đòn đánh trúng. Nguồn ảnh: QQ.Loại tên lửa chống hạm thứ hai đứng trong danh sách là tên lửa Kh-32 cũng của Nga; đây là loại tên lửa hành trình phóng từ trên không, được đưa vào sử dụng vào năm 2016 và có thể tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 4,6. Mặc dù một số nguồn tin cho rằng, tốc độ của Kh-32 có thể vượt quá Mach 5, nhưng nó vẫn chưa được xác nhận. Nguồn ảnh: QQ.Kh-32 có tầm bắn 1.000 km và được phóng bởi máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3M. Tên lửa được thiết kế đặc biệt để có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, nó có thể bay ở độ cao 40.000m, vượt quá độ cao bắn của tên lửa đối không SM-2 trong nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Điều khó khăn hơn nữa với các hệ thống phòng thủ của Mỹ là quỹ đạo bay của Kh-32 thay đổi linh hoạt, khiến nó rất khó bị đánh chặn; trong giai đoạn tấn công cuối cùng, nó sẽ bổ nhào và tấn công mục tiêu từ phía trên, với tốc độ cực cao, khiến radar đối phương càng khó phát hiện hơn. Nguồn ảnh: QQ.Kh-32 được ca ngợi về độ cao, tốc độ, tầm bắn và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử tiên tiến. Một máy bay ném bom Tu-22M3M có thể mang ba tên lửa Kh-32, và một phi đội máy bay ném bom có thể mang đủ tên lửa để tiêu diệt toàn bộ nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Loại tên lửa hành trình của Trung Quốc được truyền thông Mỹ gọi tên đó là tên lửa chống hạm YJ-18, đây là loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến nhất của Trung Quốc tính đến thời điểm hiện nay, được trang bị trên các tàu khu trục Type 052D và Type 055 của Hải quân Trung Quốc. Trong đó tàu Type 055 có thể mang hơn 100 tên lửa. Nguồn ảnh: QQ.Tên lửa YJ-18 được triển khai lần đầu tiên vào năm 2015, ưu điểm của nó là tầm bắn xa và tốc độ cao. Phần lớn tầm hoạt động của tên lửa YJ-18 được bay ở tốc độ cận âm và tên lửa sẽ tăng tốc lên Mach 3 trong giai đoạn cuối cùng tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: QQ.Với tốc độ tên lửa Mach 3, đủ để xé hầu hết các tàu chiến làm đôi, thậm chí có thể gây ra thiệt hại lớn hơn đầu đạn 300 kg của chính tên lửa. Kết hợp với hệ thống đối phó tác chiến điện tử tiên tiến và tính cơ động cao, điều này khiến tên lửa YJ-18 trở nên cực kỳ khó bị đánh chặn và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu nổi của đối phương. Nguồn ảnh: QQ.Đứng cuối danh sách là tên lửa P-700 Granit của Liên Xô/Nga; đây là một trong những tên lửa hành trình lớn nhất từng được chế tạo; khi mới ra đời, P-700 là loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến nhất, và hiện tại, nó vẫn là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với các tàu chiến mặt nước. Tên lửa có tốc độ cao, tầm bắn khoảng 650 km và đầu đạn nặng 750 kg. Nguồn ảnh: QQ.P-700 được trang bị trên những tàu khu trục lớn của Liên Xô/ Nga; loại tên lửa này sử dụng cơ cấu dẫn đường độc đáo. Khi tên lửa được phóng đi, một tên lửa sẽ leo lên độ cao lớn hơn và dẫn đường cho các tên lửa khác tấn công mục tiêu. Tất cả các tên lửa được kết nối thông qua liên kết dữ liệu và tạo thành mạng. Nguồn ảnh: QQ.Tên lửa P-700 bay với tốc độ trên Mach 2,5, cùng với khối lượng khổng lồ của nó, có thể tạo ra động năng đáng kể, và có thể tiêu diệt hầu hết tàu địch chỉ trong một đòn tấn công. Để cải thiện hơn nữa khả năng sát thương, P-700 cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên, tên lửa này có một nhược điểm lớn, đó là nó quá cồng kềnh, lớn gấp 4 lần so với các tên lửa hành trình chống hạm thông thường khác. Do đó, ngay cả tàu tuần dương lớp Kirov của Nga, tàu chiến mặt nước lớn nhất thế giới, cũng chỉ có thể mang theo 20 quả P-700 và các tàu khu trục nhỏ không thể được trang bị những tên lửa này. Nguồn ảnh: QQ. Cận cảnh tên lửa Kh-32 được Nga phóng thử nghiệm.
Đứng đầu trong danh sách tên lửa chống hạm là tên lửa Zircon của Nga, được đưa vào trang bị vào năm 2019; loại tên lửa này đã khôi phục hoàn toàn vị trí hàng đầu của Nga về khả năng tên lửa hành trình chống hạm, nó sẽ được sử dụng để thay thế các tên lửa P-700 và Kh-22 của Nga được trang bị từ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: QQ.
Tốc độ của tên lửa chống hạm Zircon gấp nhiều lần so với các đối thủ cạnh tranh và tốc độ cuối của nó cao tới Mach 9, gần như không thể bị đánh chặn. Theo những thông tin công khai, tên lửa này có lớp phủ, có khả năng tạo tàng hình plasma, nên rất khó bị phát hiện. Nguồn ảnh: QQ.
Zircon có hình dáng nhỏ gọn và có thể phóng được từ những ống phóng thẳng đứng tiêu chuẩn trên tàu chiến của Nga. Vì có kích thước nhỏ, nên bốn tên lửa Zircon chỉ tương đương một tên lửa P-700 Granit. Điểm mạnh nhất là Zircon có tốc độ rất nhanh và chính xác, cho phép nó xé đôi tàu đối phương chỉ bằng một đòn đánh trúng. Nguồn ảnh: QQ.
Loại tên lửa chống hạm thứ hai đứng trong danh sách là tên lửa Kh-32 cũng của Nga; đây là loại tên lửa hành trình phóng từ trên không, được đưa vào sử dụng vào năm 2016 và có thể tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 4,6. Mặc dù một số nguồn tin cho rằng, tốc độ của Kh-32 có thể vượt quá Mach 5, nhưng nó vẫn chưa được xác nhận. Nguồn ảnh: QQ.
Kh-32 có tầm bắn 1.000 km và được phóng bởi máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3M. Tên lửa được thiết kế đặc biệt để có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, nó có thể bay ở độ cao 40.000m, vượt quá độ cao bắn của tên lửa đối không SM-2 trong nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Điều khó khăn hơn nữa với các hệ thống phòng thủ của Mỹ là quỹ đạo bay của Kh-32 thay đổi linh hoạt, khiến nó rất khó bị đánh chặn; trong giai đoạn tấn công cuối cùng, nó sẽ bổ nhào và tấn công mục tiêu từ phía trên, với tốc độ cực cao, khiến radar đối phương càng khó phát hiện hơn. Nguồn ảnh: QQ.
Kh-32 được ca ngợi về độ cao, tốc độ, tầm bắn và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử tiên tiến. Một máy bay ném bom Tu-22M3M có thể mang ba tên lửa Kh-32, và một phi đội máy bay ném bom có thể mang đủ tên lửa để tiêu diệt toàn bộ nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Loại tên lửa hành trình của Trung Quốc được truyền thông Mỹ gọi tên đó là tên lửa chống hạm YJ-18, đây là loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến nhất của Trung Quốc tính đến thời điểm hiện nay, được trang bị trên các tàu khu trục Type 052D và Type 055 của Hải quân Trung Quốc. Trong đó tàu Type 055 có thể mang hơn 100 tên lửa. Nguồn ảnh: QQ.
Tên lửa YJ-18 được triển khai lần đầu tiên vào năm 2015, ưu điểm của nó là tầm bắn xa và tốc độ cao. Phần lớn tầm hoạt động của tên lửa YJ-18 được bay ở tốc độ cận âm và tên lửa sẽ tăng tốc lên Mach 3 trong giai đoạn cuối cùng tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: QQ.
Với tốc độ tên lửa Mach 3, đủ để xé hầu hết các tàu chiến làm đôi, thậm chí có thể gây ra thiệt hại lớn hơn đầu đạn 300 kg của chính tên lửa. Kết hợp với hệ thống đối phó tác chiến điện tử tiên tiến và tính cơ động cao, điều này khiến tên lửa YJ-18 trở nên cực kỳ khó bị đánh chặn và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu nổi của đối phương. Nguồn ảnh: QQ.
Đứng cuối danh sách là tên lửa P-700 Granit của Liên Xô/Nga; đây là một trong những tên lửa hành trình lớn nhất từng được chế tạo; khi mới ra đời, P-700 là loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến nhất, và hiện tại, nó vẫn là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với các tàu chiến mặt nước. Tên lửa có tốc độ cao, tầm bắn khoảng 650 km và đầu đạn nặng 750 kg. Nguồn ảnh: QQ.
P-700 được trang bị trên những tàu khu trục lớn của Liên Xô/ Nga; loại tên lửa này sử dụng cơ cấu dẫn đường độc đáo. Khi tên lửa được phóng đi, một tên lửa sẽ leo lên độ cao lớn hơn và dẫn đường cho các tên lửa khác tấn công mục tiêu. Tất cả các tên lửa được kết nối thông qua liên kết dữ liệu và tạo thành mạng. Nguồn ảnh: QQ.
Tên lửa P-700 bay với tốc độ trên Mach 2,5, cùng với khối lượng khổng lồ của nó, có thể tạo ra động năng đáng kể, và có thể tiêu diệt hầu hết tàu địch chỉ trong một đòn tấn công. Để cải thiện hơn nữa khả năng sát thương, P-700 cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên, tên lửa này có một nhược điểm lớn, đó là nó quá cồng kềnh, lớn gấp 4 lần so với các tên lửa hành trình chống hạm thông thường khác. Do đó, ngay cả tàu tuần dương lớp Kirov của Nga, tàu chiến mặt nước lớn nhất thế giới, cũng chỉ có thể mang theo 20 quả P-700 và các tàu khu trục nhỏ không thể được trang bị những tên lửa này. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh tên lửa Kh-32 được Nga phóng thử nghiệm.