Sau khi Quân đội Nga phát hiện ra một tên lửa hành trình chống radar AGM-88 của Mỹ, viện trợ cho Ukraine đã không phát nổ mà không rõ lý do; qua điều tra, đáng lẽ quả tên lửa này phải bị loại khỏi biên chế cách đây 30 năm.Điều này được chứng minh bằng việc đánh dấu tương ứng trên tên lửa, cho thấy thực tế là việc sửa chữa tên lửa, được cho là diễn ra sớm nhất vào năm 1991. Trong ảnh chụp, người xem có thể thấy các dấu hiệu đặc biệt trên nhãn mác của tên lửa.Quả tên lửa hành trình chống radar AGM-88 của Mỹ, được Ukraine sử dụng, dường như được sản xuất vào tháng 4 năm 1988, và một dấu hiệu gần đó cho thấy, tên lửa chỉ được bảo hành đến năm 1991, sau đó tên lửa phải bị loại khỏi biên chế. Tuy các tên lửa hành trình chống radar do Mỹ sản xuất, đã bị loại khỏi biên chế chiến đấu của Quân đội Mỹ nhưng lại được bàn giao cho Quân đội Ukraine. Nếu xem xét trên thực tế, là nhiều tên lửa loại này không nổ, thì có thể kết luận, hiệu quả của việc sử dụng các loại vũ khí đó là cực kỳ thấp.Các chuyên gia của tờ Drive lưu ý rằng, hiện Mỹ chưa viện trợ cho Ukraine phiên bản tên lửa AGM-88D, vì phiên bản này mới được phát triển vào những năm 2000 và thậm chí chưa được Không quân Mỹ sử dụng. Còn loại Mỹ viện trợ cho Ukraine hiện nay, chỉ là phiên bản đầu tiên AGM-88A.Còn theo thông tin mới nhất, tên lửa hành trình chống radar AGM-88 mà Ukraine sử dụng ở khu vực Kherson, đã bị vô hiệu hóa bởi tổ hợp tác chiến điện tử của Nga, khiến hệ thống dẫn đường của tên lửa ngừng hoạt động, do đó tên lửa không thể đánh trúng mục tiêu.Được biết, tên lửa AGM-88 thực tế không bị hư hại sau khi rơi; tên lửa cũng không thể đánh trúng hệ thống phòng không và không tiếp cận gần các mục tiêu. Có thể các thiết bị tác chiến điện tử của Nga được triển khai, đã làm tên lửa mất điều khiển khi đến gần mục tiêu và bị rơi.Thực tế này chỉ ra rằng, các tên lửa hành trình chống radar AGM-88A của Mỹ đã bị lạc hậu và rất dễ bị chế áp bởi hoạt động của các hệ thống tác chiến điện tử và đây là phương tiện hiệu quả nhất, để đẩy lùi các cuộc tấn công bất ngờ từ các Quân đội Ukraine, kể cả khi sử dụng vũ khí tên lửa.Còn trong 3 tuần qua, Quân đội Ukraine đã cố gắng sử dụng loại tên lửa hành trình chống radar AGM-88A, mới được Mỹ viện trợ, để tấn công vào các trận địa của hệ thống phòng không tầm xa S-400 và tầm trung Buk-M3 của Quân đội Nga tại Kherson.Thông tin về vấn đề này được cung cấp bởi ấn bản EADaily của Nga cho biết, quân đội Ukraine đã nỗ lực tiến hành các cuộc tấn công vào các khu vực bố trí của hệ thống phòng không S-400 và Buk-M3 trong ba tuần qua, bằng loại tên lửa hành trình chống radar mà Mỹ mới viện trợ.EADaily cũng cho biết, đây là trường hợp đầu tiên Ukraine nỗ lực tấn công các hệ thống phòng thủ mới nhất của Nga. Cần lưu ý rằng, đến thời điểm hiện tại, các cuộc tấn công của quân đội Ukraine đều không thành công.“Trong ba tuần, Quân đội Ukraine đã cố gắng sử dụng tên lửa chống radar AGM-88 HARM để vô hiệu hóa các radar trinh sát và nhắm mục tiêu vào các hệ thống tên lửa phòng không S-400 và Buk-M3 của Nga, tạo thành một chiếc ô chống tên lửa tại khu vực Kherson và Nova Kakhovka. Trước đó, một quả tên lửa được xác định là tên lửa AGM-88B, đã xuyên thủng sàn bê tông trong một tòa nhà chung cư ở vùng Kherson, nguyên nhân là do sự cố của bộ phận dẫn đường quán tính và đầu dò tìm sóng radar thụ động của tên lửa. Ấn phẩm EADaily viết: Do tên lửa đã rời quỹ đạo và ngòi nổ laser do không tiếp xúc với sóng radar nên bị vô hiệu hóa, nên không thể kích nổ quả tên lửa AGM-88 Block 6. Nếu bị kích nổ, với đầu đạn nặng 66 kg, đủ để phá hủy toàn bộ ngôi nhà;Hiện Bộ Quốc phòng Nga chưa có nhận xét gì về các nỗ lực của Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, việc liên tục thực hiện các cuộc tấn công vào các trận địa phòng thủ hiện đại nhất của Quân đội Nga hiện nay, cho thấy dường như Ukraine nỗ lực tạo bước ngoặt trên chiến trường.
Sau khi Quân đội Nga phát hiện ra một tên lửa hành trình chống radar AGM-88 của Mỹ, viện trợ cho Ukraine đã không phát nổ mà không rõ lý do; qua điều tra, đáng lẽ quả tên lửa này phải bị loại khỏi biên chế cách đây 30 năm.
Điều này được chứng minh bằng việc đánh dấu tương ứng trên tên lửa, cho thấy thực tế là việc sửa chữa tên lửa, được cho là diễn ra sớm nhất vào năm 1991. Trong ảnh chụp, người xem có thể thấy các dấu hiệu đặc biệt trên nhãn mác của tên lửa.
Quả tên lửa hành trình chống radar AGM-88 của Mỹ, được Ukraine sử dụng, dường như được sản xuất vào tháng 4 năm 1988, và một dấu hiệu gần đó cho thấy, tên lửa chỉ được bảo hành đến năm 1991, sau đó tên lửa phải bị loại khỏi biên chế.
Tuy các tên lửa hành trình chống radar do Mỹ sản xuất, đã bị loại khỏi biên chế chiến đấu của Quân đội Mỹ nhưng lại được bàn giao cho Quân đội Ukraine. Nếu xem xét trên thực tế, là nhiều tên lửa loại này không nổ, thì có thể kết luận, hiệu quả của việc sử dụng các loại vũ khí đó là cực kỳ thấp.
Các chuyên gia của tờ Drive lưu ý rằng, hiện Mỹ chưa viện trợ cho Ukraine phiên bản tên lửa AGM-88D, vì phiên bản này mới được phát triển vào những năm 2000 và thậm chí chưa được Không quân Mỹ sử dụng. Còn loại Mỹ viện trợ cho Ukraine hiện nay, chỉ là phiên bản đầu tiên AGM-88A.
Còn theo thông tin mới nhất, tên lửa hành trình chống radar AGM-88 mà Ukraine sử dụng ở khu vực Kherson, đã bị vô hiệu hóa bởi tổ hợp tác chiến điện tử của Nga, khiến hệ thống dẫn đường của tên lửa ngừng hoạt động, do đó tên lửa không thể đánh trúng mục tiêu.
Được biết, tên lửa AGM-88 thực tế không bị hư hại sau khi rơi; tên lửa cũng không thể đánh trúng hệ thống phòng không và không tiếp cận gần các mục tiêu. Có thể các thiết bị tác chiến điện tử của Nga được triển khai, đã làm tên lửa mất điều khiển khi đến gần mục tiêu và bị rơi.
Thực tế này chỉ ra rằng, các tên lửa hành trình chống radar AGM-88A của Mỹ đã bị lạc hậu và rất dễ bị chế áp bởi hoạt động của các hệ thống tác chiến điện tử và đây là phương tiện hiệu quả nhất, để đẩy lùi các cuộc tấn công bất ngờ từ các Quân đội Ukraine, kể cả khi sử dụng vũ khí tên lửa.
Còn trong 3 tuần qua, Quân đội Ukraine đã cố gắng sử dụng loại tên lửa hành trình chống radar AGM-88A, mới được Mỹ viện trợ, để tấn công vào các trận địa của hệ thống phòng không tầm xa S-400 và tầm trung Buk-M3 của Quân đội Nga tại Kherson.
Thông tin về vấn đề này được cung cấp bởi ấn bản EADaily của Nga cho biết, quân đội Ukraine đã nỗ lực tiến hành các cuộc tấn công vào các khu vực bố trí của hệ thống phòng không S-400 và Buk-M3 trong ba tuần qua, bằng loại tên lửa hành trình chống radar mà Mỹ mới viện trợ.
EADaily cũng cho biết, đây là trường hợp đầu tiên Ukraine nỗ lực tấn công các hệ thống phòng thủ mới nhất của Nga. Cần lưu ý rằng, đến thời điểm hiện tại, các cuộc tấn công của quân đội Ukraine đều không thành công.
“Trong ba tuần, Quân đội Ukraine đã cố gắng sử dụng tên lửa chống radar AGM-88 HARM để vô hiệu hóa các radar trinh sát và nhắm mục tiêu vào các hệ thống tên lửa phòng không S-400 và Buk-M3 của Nga, tạo thành một chiếc ô chống tên lửa tại khu vực Kherson và Nova Kakhovka.
Trước đó, một quả tên lửa được xác định là tên lửa AGM-88B, đã xuyên thủng sàn bê tông trong một tòa nhà chung cư ở vùng Kherson, nguyên nhân là do sự cố của bộ phận dẫn đường quán tính và đầu dò tìm sóng radar thụ động của tên lửa.
Ấn phẩm EADaily viết: Do tên lửa đã rời quỹ đạo và ngòi nổ laser do không tiếp xúc với sóng radar nên bị vô hiệu hóa, nên không thể kích nổ quả tên lửa AGM-88 Block 6. Nếu bị kích nổ, với đầu đạn nặng 66 kg, đủ để phá hủy toàn bộ ngôi nhà;
Hiện Bộ Quốc phòng Nga chưa có nhận xét gì về các nỗ lực của Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, việc liên tục thực hiện các cuộc tấn công vào các trận địa phòng thủ hiện đại nhất của Quân đội Nga hiện nay, cho thấy dường như Ukraine nỗ lực tạo bước ngoặt trên chiến trường.