Tu-160M là loại máy bay ném bom chiến lược tiên tiến của thế giới và Trung Quốc đã “ưa chuộng” nó từ lâu. Lãnh đạo quân đội Trung Quốc có ý tưởng đưa loại máy bay này vào sử dụng ngay từ những năm 1990. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị Mỹ và Nga cùng nhau ngăn chặn Ukraine thực hiện phi vụ này. Đây cũng là lần hiếm hoi, Mỹ và Nga “đoàn kết một lòng”, ngăn cản Ukraine bán vũ khí ra nước ngoài; nhưng đằng sau thái độ kiên quyết của Nga và Mỹ, đều theo đuổi những lợi ích chính trị riêng rất lớn.Vào đầu thập niên 1990, sự tan rã của Liên Xô đã làm thay đổi cấu trúc thế giới ở mức độ lớn. Thế giới từ hai cực lớn (Liên Xô và Mỹ) đã trở thành thế giới đơn cực. Liên Xô tan rã, đối thủ của Mỹ “đột nhiên” biến mất, mục tiêu lúc này của Mỹ không biết xác định đó là ai. Với hoàn cảnh Liên Xô khi vừa tan rã, các nước trong đó có Nga, Ukraine và Belarus được hưởng phần lớn tài sản của Liên Xô, và Ukraine nhận được một phần đáng kể; trong đó có nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự.Ngoài các máy bay chiến đấu mà chúng ta quen thuộc, hầu hết máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đều được Ukraine thừa kế. Trước khi Liên Xô sụp đổ, họ đã sản xuất tổng cộng 25 chiếc Tu-160, trong đó có 19 chiếc đóng quân ở Ukraine và chỉ có 6 chiếc ở Nga.Theo hiện định phân chia tài sản sau khi Liên Xô tan rã, 19 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 trở thành một phần tài sản của Ukraine và Ukraine cũng làm chủ được một số công nghệ nhất định. Do khủng hoảng kinh tế trầm trọng sau khi Liên Xô sụp đổ, lúc này kinh tế Ukraine cũng nằm trong bối cảnh chung. Và các nhà lãnh đạo Ukraine bắt đầu bán tháo các loại vũ khí với giá “như cho”. Tranh thủ thời cơ, Bắc Kinh đề xuất với Ukraine ý tưởng mua 19 chiếc máy bay Tu-160. Mặc dù phía Ukraine có chút do dự, nhưng trước sức cám dỗ tài chính rất lớn của Bắc Kinh, họ nói rằng đó là điều “có thể thương lượng”. Tuy nhiên, ngay khi hợp đồng chuẩn bị được ký kết thì cả Mỹ và Nga đã đi đầu trong việc can thiệp và kiên quyết ngăn chặn máy bay ném bom này rơi vào Trung Quốc. Trước những cảnh báo chung từ các cường quốc quân sự lớn nhất và thứ hai thế giới, Ukraine chịu áp lực rất lớn và chỉ có thể chọn cách thỏa hiệp với họ. Sau đó, Ukraine và Nga đã thương thảo, thay vì bán cho Trung Quốc, một số chiếc Tu-160 được trả lại cho Nga dưới dạng nợ thế chấp; một số chiếc bị phá hủy.Ngoài ra, Cục thiết kế Tupolev, đơn vị thiết kế của máy bay ném bom Tu-160, có trụ sở chính tại Moscow; do đó, máy bay ném bom này hoàn toàn do Nga kiểm soát và kể từ đó họ không muốn bán nó cho Trung Quốc. Chúng ta có thể hiểu ngay rằng, việc Mỹ ngăn cản Ukraine bán cho Trung Quốc là điều dễ hiểu. Nhưng tại sao quan hệ Nga – Trung “rất thân thiện”, mà Nga lại kiên quyết cùng Mỹ ngăn cản việc Ukraine bán máy bay Tu-160M cho Ukraine? Có phải Nga không muốn Trung Quốc sở hữu loại máy bay ném bom này? Trước hết, bản thân máy bay ném bom Tu-160 là trang bị tiên tiến, Nga cũng không sẵn lòng bán cho bất kỳ nước nào. Máy bay ném bom chiến lược này có thể nói là kết tinh công nghiệp và đỉnh cao của công nghệ quân sự Liên Xô. Từ quan điểm hiệu suất, Tu-160 có trọng lượng cất cánh tối đa là 275 tấn, tương đương với một số máy bay vận tải lớn, được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt đốt sau Kuznetsov NK-32, có thể cung cấp lực đẩy siêu âm cho chiếc máy bay khổng lồ này. Là loại máy bay ném bom chiến lược, tầm hoạt động và khả năng mang trọng tải của nó cũng thuộc hàng top thế giới; ở một số khía cạnh, tính năng của nó đã vượt qua máy bay ném bom B-2, vốn được mệnh danh là "công nghệ của người ngoài hành tinh". Điều thú vị hơn là máy bay ném bom Tu-160 có cách bố trí khí động học tương đối truyền thống, nhưng lại có thể đạt tốc độ bay tối đa hơn Mach 2. Không chỉ bay nhanh, tầm bay tối đa 16.000 km khiến Tu-160 trở nên vô song trong lĩnh vực này. Nói chung, tốc độ và tầm bay tối đa của máy bay ném bom thường không thể cân bằng được, vì lực đẩy cao đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiên liệu. Ví dụ, máy bay ném bom B-2 cũng có thể đạt tầm bay tối đa 11.000 km, nhưng nó chỉ có khả năng bay ở tốc độ cận âm. Nhưng Tu-160 đã làm được điều đó một cách vi diệu, thật không thể tin được! Đối với Nga, vị thế của chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 trong lực lượng phòng thủ của họ, tương đương với tình trạng hiện tại của J-20 ở Trung Quốc hiện nay. Đơn giản Tu-160M không phải để đem bán.
Tu-160M là loại máy bay ném bom chiến lược tiên tiến của thế giới và Trung Quốc đã “ưa chuộng” nó từ lâu. Lãnh đạo quân đội Trung Quốc có ý tưởng đưa loại máy bay này vào sử dụng ngay từ những năm 1990.
Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị Mỹ và Nga cùng nhau ngăn chặn Ukraine thực hiện phi vụ này. Đây cũng là lần hiếm hoi, Mỹ và Nga “đoàn kết một lòng”, ngăn cản Ukraine bán vũ khí ra nước ngoài; nhưng đằng sau thái độ kiên quyết của Nga và Mỹ, đều theo đuổi những lợi ích chính trị riêng rất lớn.
Vào đầu thập niên 1990, sự tan rã của Liên Xô đã làm thay đổi cấu trúc thế giới ở mức độ lớn. Thế giới từ hai cực lớn (Liên Xô và Mỹ) đã trở thành thế giới đơn cực. Liên Xô tan rã, đối thủ của Mỹ “đột nhiên” biến mất, mục tiêu lúc này của Mỹ không biết xác định đó là ai.
Với hoàn cảnh Liên Xô khi vừa tan rã, các nước trong đó có Nga, Ukraine và Belarus được hưởng phần lớn tài sản của Liên Xô, và Ukraine nhận được một phần đáng kể; trong đó có nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự.
Ngoài các máy bay chiến đấu mà chúng ta quen thuộc, hầu hết máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đều được Ukraine thừa kế. Trước khi Liên Xô sụp đổ, họ đã sản xuất tổng cộng 25 chiếc Tu-160, trong đó có 19 chiếc đóng quân ở Ukraine và chỉ có 6 chiếc ở Nga.
Theo hiện định phân chia tài sản sau khi Liên Xô tan rã, 19 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 trở thành một phần tài sản của Ukraine và Ukraine cũng làm chủ được một số công nghệ nhất định.
Do khủng hoảng kinh tế trầm trọng sau khi Liên Xô sụp đổ, lúc này kinh tế Ukraine cũng nằm trong bối cảnh chung. Và các nhà lãnh đạo Ukraine bắt đầu bán tháo các loại vũ khí với giá “như cho”. Tranh thủ thời cơ, Bắc Kinh đề xuất với Ukraine ý tưởng mua 19 chiếc máy bay Tu-160.
Mặc dù phía Ukraine có chút do dự, nhưng trước sức cám dỗ tài chính rất lớn của Bắc Kinh, họ nói rằng đó là điều “có thể thương lượng”. Tuy nhiên, ngay khi hợp đồng chuẩn bị được ký kết thì cả Mỹ và Nga đã đi đầu trong việc can thiệp và kiên quyết ngăn chặn máy bay ném bom này rơi vào Trung Quốc.
Trước những cảnh báo chung từ các cường quốc quân sự lớn nhất và thứ hai thế giới, Ukraine chịu áp lực rất lớn và chỉ có thể chọn cách thỏa hiệp với họ. Sau đó, Ukraine và Nga đã thương thảo, thay vì bán cho Trung Quốc, một số chiếc Tu-160 được trả lại cho Nga dưới dạng nợ thế chấp; một số chiếc bị phá hủy.
Ngoài ra, Cục thiết kế Tupolev, đơn vị thiết kế của máy bay ném bom Tu-160, có trụ sở chính tại Moscow; do đó, máy bay ném bom này hoàn toàn do Nga kiểm soát và kể từ đó họ không muốn bán nó cho Trung Quốc.
Chúng ta có thể hiểu ngay rằng, việc Mỹ ngăn cản Ukraine bán cho Trung Quốc là điều dễ hiểu. Nhưng tại sao quan hệ Nga – Trung “rất thân thiện”, mà Nga lại kiên quyết cùng Mỹ ngăn cản việc Ukraine bán máy bay Tu-160M cho Ukraine? Có phải Nga không muốn Trung Quốc sở hữu loại máy bay ném bom này?
Trước hết, bản thân máy bay ném bom Tu-160 là trang bị tiên tiến, Nga cũng không sẵn lòng bán cho bất kỳ nước nào. Máy bay ném bom chiến lược này có thể nói là kết tinh công nghiệp và đỉnh cao của công nghệ quân sự Liên Xô.
Từ quan điểm hiệu suất, Tu-160 có trọng lượng cất cánh tối đa là 275 tấn, tương đương với một số máy bay vận tải lớn, được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt đốt sau Kuznetsov NK-32, có thể cung cấp lực đẩy siêu âm cho chiếc máy bay khổng lồ này.
Là loại máy bay ném bom chiến lược, tầm hoạt động và khả năng mang trọng tải của nó cũng thuộc hàng top thế giới; ở một số khía cạnh, tính năng của nó đã vượt qua máy bay ném bom B-2, vốn được mệnh danh là "công nghệ của người ngoài hành tinh".
Điều thú vị hơn là máy bay ném bom Tu-160 có cách bố trí khí động học tương đối truyền thống, nhưng lại có thể đạt tốc độ bay tối đa hơn Mach 2. Không chỉ bay nhanh, tầm bay tối đa 16.000 km khiến Tu-160 trở nên vô song trong lĩnh vực này.
Nói chung, tốc độ và tầm bay tối đa của máy bay ném bom thường không thể cân bằng được, vì lực đẩy cao đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiên liệu. Ví dụ, máy bay ném bom B-2 cũng có thể đạt tầm bay tối đa 11.000 km, nhưng nó chỉ có khả năng bay ở tốc độ cận âm.
Nhưng Tu-160 đã làm được điều đó một cách vi diệu, thật không thể tin được! Đối với Nga, vị thế của chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 trong lực lượng phòng thủ của họ, tương đương với tình trạng hiện tại của J-20 ở Trung Quốc hiện nay. Đơn giản Tu-160M không phải để đem bán.