Khi Taliban tiếp quản Afghanistan, Nga đã tự định vị mình như một bên trung gian hòa giải và không hề che giấu mong muốn mở rộng ảnh hưởng trong khu vực để lấp đầy khoảng trống quyền lực do việc rút lui của Mỹ để lại.Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí còn bóng gió mỉa mai các nước phương Tây và những toan tính của họ trong việc thành lập một chính phủ dân chủ ở Afghanistan.Ông Putin cho rằng nhiều chính trị gia phương Tây đang bắt đầu hiểu rõ hơn thực tế rằng việc áp đặt lối sống và các tiêu chuẩn ngoại lai về đời sống chính trị lên các quốc gia và dân tộc khác là điều không thể chấp nhận được.Sau khi Taliban đánh chiếm Thủ đô Kabul và tuyên bố chiến thắng vào ngày 15/8, Tổng thống Putin đã nhanh chóng tung ra một loạt nỗ lực ngoại giao để tận dụng những biến động của tình hình mới.Nhà lãnh đạo Nga đã cố gắng chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy khả năng khôi phục trật tự ở Afghanistan sau cuộc rút quân hỗn loạn của quân đội Mỹ bằng cách tổ chức một loạt cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Uzbekistan, Iran, Tajikistan, Pháp và Ý.Trong khi hầu hết các nước phương Tây đang nháo nhào sơ tán nhân viên đại sứ quán khỏi Afghanistan, thì đại sứ quán Nga tại Kabul vẫn hoạt động bình thường. Ngày 15/8, Đại sứ Nga Dmitry Zhirnov cho biết “chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc ở đây một cách bình tĩnh”.Ông Zhirnov giải thích cho quyết định của mình với tuyên bố “hiện tại không có mối đe dọa tức thì nào đối với các nhân viên hoặc cơ sở của chúng tôi". Đại sứ Nga cũng nói rằng ông có sự tin tưởng nhất định với quân nổi dậy thông qua các cuộc nói chuyện với các đại diện của Taliban vào ngày 17/8.Trong một diễn biến khác, Điện Kremlin chứng tỏ họ đang chuẩn bị cho việc Taliban trở lại nắm quyền khi đặc phái viên của Tổng thống Putin tại Afghanistan, ông Zamir Kabulov, cho biết Moscow đã nỗ lực thiết lập “các mối liên hệ với phong trào Taliban trong suốt 7 năm qua”.Moscow vẫn liệt Taliban là một tổ chức khủng bố và đặt nhóm vũ trang này ngoài vòng pháp luật bên trong nước Nga. Tuy nhiên, chính phủ Nga đã tiếp đón một cách không chính thức phái đoàn Taliban đến Moscow vào tháng 7/2021.Việc can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria đã cho thấy, mục tiêu của Tổng thống Putin là để lại một dấu ấn lớn trong khu vực. Điện Kremlin cũng đã bắt đầu sử dụng quyền lực của mình để tác động đến tình hình ở Afghanistan.Kể từ khi Taliban bắt đầu giành lại lãnh thổ vào đầu tháng 8, quân đội Nga đã liên tiếp tiến hành nhiều cuộc tập trận chung với các lực lượng Uzbekistan, Tajikistan và Trung Quốc tại những khu vực giáp biên giới với Afghanistan.Uzbekistan và Tajikistan, hai trong số năm nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á được Moscow coi là một phần ảnh hưởng của mình. Đồng thời Nga cũng có liên minh quân sự với Tajikistan.Tất cả các quốc gia này đều lo sợ Taliban hoặc các chiến binh Hồi giáo khác đang ẩn náu ở Afghanistan có thể lợi dụng tình trạng lộn xộn hiện nay để xâm nhập vào lãnh thổ của họ, gây rối loạn các khu vực biên giới. Thông qua các cuộc tập trận, Nga chủ đích cho thế giới thấy họ là người bảo vệ các quốc gia Trung Á.Ngoài ra, ông Putin đang cố gắng chứng minh sự thất bại của Mỹ ở Afghanistan như một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Washington đang suy yếu trong khu vực.Mặc dù có vị thế ngày càng tăng trong khu vực, nhưng có thể nói rằng Nga không quá vồ vập nhúng sâu vào những biến động chính trị nguy hiểm tại đây. Lý do đơn giản là Moscow lo ngại rằng sự xuất hiện của bất kỳ mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nào đối với Trung Á cũng có thể đe dọa đến sự ổn định của chính mình.Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã cảnh báo về khả năng những kẻ khủng bố ở Afghanistan có thể xâm nhập vào Nga thông qua Tajikistan, Uzbekistan hoặc Kyrgyzstan.Đối với người Nga, tình hình hiện tại khơi lại những ký ức cay đắng về các cuộc tấn công khủng bố của các chiến binh Hồi giáo trong những năm 1990 và 2000.Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có thể đạt được một kết quả ổn định ở Afghanistan và các khu vực khác tại Trung Á trong khi vẫn gia tăng được ảnh hưởng của mình trong khu vực hay không?Năm 1979, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan trong một cuộc chiến tồi tệ kéo dài 10 năm và cướp đi sinh mạng của hơn 14.000 người trước khi Moscow rút lui. Nhiều người Nga vẫn chưa vượt qua được đau thương của cuộc chiến ở Afghanistan, một trong những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết.Lo lắng lớn nhất đối với Nga hiện nay là sự không chắc chắn trong vai trò cai trị của Taliban. Vẫn còn quá sớm để nói liệu chiến lược của Tổng thống Putin đối với Afghanistan sẽ dẫn đến một chiến thắng ngoại giao hay một điều gì đó ảm đạm hơn.Tuy nhiên, một điều rõ ràng là ông Putin khó có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đầu tư nguồn lực khổng lồ cho các cơ quan an ninh và tình báo của mình để đảm bảo giành được một kết quả thuận lợi ở Trung Á. Nguồn ảnh: Foxt. Hình ảnh lịch sử khi những toán quân cuối cùng của Liên Xô rút lui khỏi Afghanistan. Nguồn: Sputnik.
Khi Taliban tiếp quản Afghanistan, Nga đã tự định vị mình như một bên trung gian hòa giải và không hề che giấu mong muốn mở rộng ảnh hưởng trong khu vực để lấp đầy khoảng trống quyền lực do việc rút lui của Mỹ để lại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí còn bóng gió mỉa mai các nước phương Tây và những toan tính của họ trong việc thành lập một chính phủ dân chủ ở Afghanistan.
Ông Putin cho rằng nhiều chính trị gia phương Tây đang bắt đầu hiểu rõ hơn thực tế rằng việc áp đặt lối sống và các tiêu chuẩn ngoại lai về đời sống chính trị lên các quốc gia và dân tộc khác là điều không thể chấp nhận được.
Sau khi Taliban đánh chiếm Thủ đô Kabul và tuyên bố chiến thắng vào ngày 15/8, Tổng thống Putin đã nhanh chóng tung ra một loạt nỗ lực ngoại giao để tận dụng những biến động của tình hình mới.
Nhà lãnh đạo Nga đã cố gắng chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy khả năng khôi phục trật tự ở Afghanistan sau cuộc rút quân hỗn loạn của quân đội Mỹ bằng cách tổ chức một loạt cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Uzbekistan, Iran, Tajikistan, Pháp và Ý.
Trong khi hầu hết các nước phương Tây đang nháo nhào sơ tán nhân viên đại sứ quán khỏi Afghanistan, thì đại sứ quán Nga tại Kabul vẫn hoạt động bình thường. Ngày 15/8, Đại sứ Nga Dmitry Zhirnov cho biết “chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc ở đây một cách bình tĩnh”.
Ông Zhirnov giải thích cho quyết định của mình với tuyên bố “hiện tại không có mối đe dọa tức thì nào đối với các nhân viên hoặc cơ sở của chúng tôi". Đại sứ Nga cũng nói rằng ông có sự tin tưởng nhất định với quân nổi dậy thông qua các cuộc nói chuyện với các đại diện của Taliban vào ngày 17/8.
Trong một diễn biến khác, Điện Kremlin chứng tỏ họ đang chuẩn bị cho việc Taliban trở lại nắm quyền khi đặc phái viên của Tổng thống Putin tại Afghanistan, ông Zamir Kabulov, cho biết Moscow đã nỗ lực thiết lập “các mối liên hệ với phong trào Taliban trong suốt 7 năm qua”.
Moscow vẫn liệt Taliban là một tổ chức khủng bố và đặt nhóm vũ trang này ngoài vòng pháp luật bên trong nước Nga. Tuy nhiên, chính phủ Nga đã tiếp đón một cách không chính thức phái đoàn Taliban đến Moscow vào tháng 7/2021.
Việc can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria đã cho thấy, mục tiêu của Tổng thống Putin là để lại một dấu ấn lớn trong khu vực. Điện Kremlin cũng đã bắt đầu sử dụng quyền lực của mình để tác động đến tình hình ở Afghanistan.
Kể từ khi Taliban bắt đầu giành lại lãnh thổ vào đầu tháng 8, quân đội Nga đã liên tiếp tiến hành nhiều cuộc tập trận chung với các lực lượng Uzbekistan, Tajikistan và Trung Quốc tại những khu vực giáp biên giới với Afghanistan.
Uzbekistan và Tajikistan, hai trong số năm nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á được Moscow coi là một phần ảnh hưởng của mình. Đồng thời Nga cũng có liên minh quân sự với Tajikistan.
Tất cả các quốc gia này đều lo sợ Taliban hoặc các chiến binh Hồi giáo khác đang ẩn náu ở Afghanistan có thể lợi dụng tình trạng lộn xộn hiện nay để xâm nhập vào lãnh thổ của họ, gây rối loạn các khu vực biên giới. Thông qua các cuộc tập trận, Nga chủ đích cho thế giới thấy họ là người bảo vệ các quốc gia Trung Á.
Ngoài ra, ông Putin đang cố gắng chứng minh sự thất bại của Mỹ ở Afghanistan như một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Washington đang suy yếu trong khu vực.
Mặc dù có vị thế ngày càng tăng trong khu vực, nhưng có thể nói rằng Nga không quá vồ vập nhúng sâu vào những biến động chính trị nguy hiểm tại đây. Lý do đơn giản là Moscow lo ngại rằng sự xuất hiện của bất kỳ mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nào đối với Trung Á cũng có thể đe dọa đến sự ổn định của chính mình.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã cảnh báo về khả năng những kẻ khủng bố ở Afghanistan có thể xâm nhập vào Nga thông qua Tajikistan, Uzbekistan hoặc Kyrgyzstan.
Đối với người Nga, tình hình hiện tại khơi lại những ký ức cay đắng về các cuộc tấn công khủng bố của các chiến binh Hồi giáo trong những năm 1990 và 2000.
Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có thể đạt được một kết quả ổn định ở Afghanistan và các khu vực khác tại Trung Á trong khi vẫn gia tăng được ảnh hưởng của mình trong khu vực hay không?
Năm 1979, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan trong một cuộc chiến tồi tệ kéo dài 10 năm và cướp đi sinh mạng của hơn 14.000 người trước khi Moscow rút lui. Nhiều người Nga vẫn chưa vượt qua được đau thương của cuộc chiến ở Afghanistan, một trong những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết.
Lo lắng lớn nhất đối với Nga hiện nay là sự không chắc chắn trong vai trò cai trị của Taliban. Vẫn còn quá sớm để nói liệu chiến lược của Tổng thống Putin đối với Afghanistan sẽ dẫn đến một chiến thắng ngoại giao hay một điều gì đó ảm đạm hơn.
Tuy nhiên, một điều rõ ràng là ông Putin khó có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đầu tư nguồn lực khổng lồ cho các cơ quan an ninh và tình báo của mình để đảm bảo giành được một kết quả thuận lợi ở Trung Á. Nguồn ảnh: Foxt.
Hình ảnh lịch sử khi những toán quân cuối cùng của Liên Xô rút lui khỏi Afghanistan. Nguồn: Sputnik.