Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một bản ghi nhớ, trong đó ông chỉ thị cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ tính toán, để chuẩn bị "mua" tàu phá băng hạt nhân. Hiện nay lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đang sở hữu 7 tàu phá băng chạy bằng diesel (trong đó có 2 chiếc hạng nặng và 5 chiếc hạng nhẹ). Ảnh: Tàu phá băng của Mỹ.Những tàu này chỉ có thể phá được những lớp băng mỏng, chúng chỉ phù hợp để phá băng trên hồ Great (Ngũ Đại Hồ) của Mỹ và các con sông gần biển; hoàn toàn không phù hợp cho các chuyến đi biển dài, nhất là vào vùng cực. Mỹ cũng chưa có kinh nghiệm trong việc chế tạo tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ảnh: Tàu phá băng Polar Star của Mỹ.Hiện nay thực hiện chiến lược khai phá Bắc Cực, Phần Lan đã có 11 chiếc tàu phá băng; Canada có 10 chiếc đang hoạt động, 3 chiếc đang đóng và 4 chiếc khác được lên kế hoạch đặt trong những năm tới. Và ngay cả Trung Quốc, quốc gia cách xa Bắc Cực và Nam Cực, cũng có một đội tàu gồm bốn tàu phá băng hiện đại; và Trung Quốc đang có kế hoạch chế tạo thêm hai tàu phá băng hạng nặng. Ảnh: Tàu phá băng Polar Sea của Mỹ.Nhưng quốc gia có đội tàu phá băng lớn nhất và hiện đại nhất là thuộc về Nga; hiện Nga có 53 tàu phá băng khác nhau thuộc tất cả các lớp; 6 chiếc nữa đang được hoàn thành tại các xưởng đóng tàu với mức độ hoàn thiện khác nhau và 12 tàu khác, bao gồm cả những tàu độc nhất, siêu nặng, đã được lên kế hoạch đóng mới.Hiện nay để chiếm lĩnh Bắc Cực, thì điều kiện tiên quyết là phải có tàu phá băng đủ mạnh, chứ không phải là vũ khí siêu thanh hoặc tiêm kích tàng hình. Nhưng chỉ có Nga là đang sở hữu tàu phá băng hạng nặng chạy bằng năng lượng nguyên tử, đó là lớp tàu phá băng Arktika (Bắc Cực), có thể phá vỡ lớp băng dày đến 3 m.Những tàu phá băng hiện đại nhất của phương Tây hiện nay là tàu phá băng diesel-điện Polarstern II, được phát triển tại Đức; loại tàu này chỉ có thể phá được lớp băng dày tối đa đến 1,8 m và dự trữ hành trình là 90 ngày trên biển.Tuyên bố của Trump đặt ra kế hoạch phát triển đội tàu phá băng của Mỹ là một đội tàu hỗn hợp, trong đó sẽ sử dụng một số tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mặc dù tàu phá băng diesel Polar Security Cutter (một phiên bản của Polarstern II), có kích thước khá ấn tượng, nhưng khả năng phá băng của nó vẫn còn kém và không đủ chinh phục điều kiện khắc nghiệt của miền trung Bắc Cực.Như vậy, để chinh phục Bắc Cực và Nam Cực, Mỹ phải chế tạo những tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân; hiện nay đối thủ Trung Quốc cũng đang tăng tốc trong việc xâm nhập Bắc Cực và Nam Cực; vừa qua, Trung Quốc đã hạ thủy tàu phá băng Rồng Tuyết 3, bổ sung vào đội tàu phá băng hiện có của Trung Quốc. Theo công bố, tàu Rồng Tuyết 3 có thể phá vỡ lớp băng dày tối đa đến 2 m.Trong tương lai, Mỹ sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc; trong khi tàu Rồng Tuyết của Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động trong hai năm nữa, thì tàu phá băng Polar Security Cutter mà Mỹ định trang bị, kém hơn tàu Trung Quốc trên tất cả các phương diện, hiện Mỹ vẫn còn đang loay hoay tìm kinh phí để đóng lớp tàu này. Đây là thực tế, có thể làm Mỹ phải tụt hậu, không những với Nga mà cả Trung Quốc.Việc Mỹ phát triển một mẫu tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân không phải họ không làm được, nhưng sẽ mất thời gian và kinh phí. Nếu Mỹ muốn có "luôn và ngay" tàu phá băng nguyên tử, để có thể cạnh tranh với Trung Quốc, thì câu trả lời là chỉ có Nga mới có thể bán một con tàu như vậy cho Mỹ.Do phần lớn bờ biển phía bắc của Nga giáp giới Bắc Băng Dương, nên từ dưới thời Liên Xô, họ đã phát triển những lớp tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân; trong đó dự án tàu Arktika được phát triển vào những năm 70 có lớp vỏ kép; lượng giãn nước của tàu là 33.500 tấn, chiều dài 173 m. Arktika sử dụng 2 lò phản ứng hạt nhân RITM-200 có công suất 175 megawatt, biến nó thành tàu dân sự mạnh nhất thế giới.Lớp tàu phá băng Artkika được Moscow coi như một công cụ trung tâm trong chinh phục Bắc Cực, đảm bảo tuyến đường vận chuyển huyết mạch Bắc Cực, tuyến đường mà Tổng thống Nga Putin đã đặt nhiều hy vọng về tương lai kinh tế của Nga.Hiện nay trong cuộc chạy đua làm chủ Bắc Cực, nhu cầu về tàu phá băng ngày càng tăng trên thế giới, bất chấp khí hậu đang nóng lên toàn cầu. Muốn chinh phục Bắc Cực thì phải có tàu phá băng. Người chiến thắng là người tiên phong đến đó trước, hiện nay chỉ có Moskva có lợi thế lớn trong cuộc đua này.Và Mỹ không muốn chậm chân, nhất là với Trung Quốc; mặc dù mối quan hệ với Nga căng thẳng, nhưng hiện nay, Mỹ vẫn nhập được động cơ tên lửa RD-180 của Nga để sử dụng cho những chuyến bay vào vũ trụ; do vậy rất có thể, Mỹ sẽ mua tàu phá băng của Nga; và điều này cũng rất hợp với tính cách của ông Trump. Video Tàu phá băng nguyên tử của Nga - Nguồn: QPVN
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một bản ghi nhớ, trong đó ông chỉ thị cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ tính toán, để chuẩn bị "mua" tàu phá băng hạt nhân. Hiện nay lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đang sở hữu 7 tàu phá băng chạy bằng diesel (trong đó có 2 chiếc hạng nặng và 5 chiếc hạng nhẹ). Ảnh: Tàu phá băng của Mỹ.
Những tàu này chỉ có thể phá được những lớp băng mỏng, chúng chỉ phù hợp để phá băng trên hồ Great (Ngũ Đại Hồ) của Mỹ và các con sông gần biển; hoàn toàn không phù hợp cho các chuyến đi biển dài, nhất là vào vùng cực. Mỹ cũng chưa có kinh nghiệm trong việc chế tạo tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ảnh: Tàu phá băng Polar Star của Mỹ.
Hiện nay thực hiện chiến lược khai phá Bắc Cực, Phần Lan đã có 11 chiếc tàu phá băng; Canada có 10 chiếc đang hoạt động, 3 chiếc đang đóng và 4 chiếc khác được lên kế hoạch đặt trong những năm tới. Và ngay cả Trung Quốc, quốc gia cách xa Bắc Cực và Nam Cực, cũng có một đội tàu gồm bốn tàu phá băng hiện đại; và Trung Quốc đang có kế hoạch chế tạo thêm hai tàu phá băng hạng nặng. Ảnh: Tàu phá băng Polar Sea của Mỹ.
Nhưng quốc gia có đội tàu phá băng lớn nhất và hiện đại nhất là thuộc về Nga; hiện Nga có 53 tàu phá băng khác nhau thuộc tất cả các lớp; 6 chiếc nữa đang được hoàn thành tại các xưởng đóng tàu với mức độ hoàn thiện khác nhau và 12 tàu khác, bao gồm cả những tàu độc nhất, siêu nặng, đã được lên kế hoạch đóng mới.
Hiện nay để chiếm lĩnh Bắc Cực, thì điều kiện tiên quyết là phải có tàu phá băng đủ mạnh, chứ không phải là vũ khí siêu thanh hoặc tiêm kích tàng hình. Nhưng chỉ có Nga là đang sở hữu tàu phá băng hạng nặng chạy bằng năng lượng nguyên tử, đó là lớp tàu phá băng Arktika (Bắc Cực), có thể phá vỡ lớp băng dày đến 3 m.
Những tàu phá băng hiện đại nhất của phương Tây hiện nay là tàu phá băng diesel-điện Polarstern II, được phát triển tại Đức; loại tàu này chỉ có thể phá được lớp băng dày tối đa đến 1,8 m và dự trữ hành trình là 90 ngày trên biển.
Tuyên bố của Trump đặt ra kế hoạch phát triển đội tàu phá băng của Mỹ là một đội tàu hỗn hợp, trong đó sẽ sử dụng một số tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mặc dù tàu phá băng diesel Polar Security Cutter (một phiên bản của Polarstern II), có kích thước khá ấn tượng, nhưng khả năng phá băng của nó vẫn còn kém và không đủ chinh phục điều kiện khắc nghiệt của miền trung Bắc Cực.
Như vậy, để chinh phục Bắc Cực và Nam Cực, Mỹ phải chế tạo những tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân; hiện nay đối thủ Trung Quốc cũng đang tăng tốc trong việc xâm nhập Bắc Cực và Nam Cực; vừa qua, Trung Quốc đã hạ thủy tàu phá băng Rồng Tuyết 3, bổ sung vào đội tàu phá băng hiện có của Trung Quốc. Theo công bố, tàu Rồng Tuyết 3 có thể phá vỡ lớp băng dày tối đa đến 2 m.
Trong tương lai, Mỹ sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc; trong khi tàu Rồng Tuyết của Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động trong hai năm nữa, thì tàu phá băng Polar Security Cutter mà Mỹ định trang bị, kém hơn tàu Trung Quốc trên tất cả các phương diện, hiện Mỹ vẫn còn đang loay hoay tìm kinh phí để đóng lớp tàu này. Đây là thực tế, có thể làm Mỹ phải tụt hậu, không những với Nga mà cả Trung Quốc.
Việc Mỹ phát triển một mẫu tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân không phải họ không làm được, nhưng sẽ mất thời gian và kinh phí. Nếu Mỹ muốn có "luôn và ngay" tàu phá băng nguyên tử, để có thể cạnh tranh với Trung Quốc, thì câu trả lời là chỉ có Nga mới có thể bán một con tàu như vậy cho Mỹ.
Do phần lớn bờ biển phía bắc của Nga giáp giới Bắc Băng Dương, nên từ dưới thời Liên Xô, họ đã phát triển những lớp tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân; trong đó dự án tàu Arktika được phát triển vào những năm 70 có lớp vỏ kép; lượng giãn nước của tàu là 33.500 tấn, chiều dài 173 m. Arktika sử dụng 2 lò phản ứng hạt nhân RITM-200 có công suất 175 megawatt, biến nó thành tàu dân sự mạnh nhất thế giới.
Lớp tàu phá băng Artkika được Moscow coi như một công cụ trung tâm trong chinh phục Bắc Cực, đảm bảo tuyến đường vận chuyển huyết mạch Bắc Cực, tuyến đường mà Tổng thống Nga Putin đã đặt nhiều hy vọng về tương lai kinh tế của Nga.
Hiện nay trong cuộc chạy đua làm chủ Bắc Cực, nhu cầu về tàu phá băng ngày càng tăng trên thế giới, bất chấp khí hậu đang nóng lên toàn cầu. Muốn chinh phục Bắc Cực thì phải có tàu phá băng. Người chiến thắng là người tiên phong đến đó trước, hiện nay chỉ có Moskva có lợi thế lớn trong cuộc đua này.
Và Mỹ không muốn chậm chân, nhất là với Trung Quốc; mặc dù mối quan hệ với Nga căng thẳng, nhưng hiện nay, Mỹ vẫn nhập được động cơ tên lửa RD-180 của Nga để sử dụng cho những chuyến bay vào vũ trụ; do vậy rất có thể, Mỹ sẽ mua tàu phá băng của Nga; và điều này cũng rất hợp với tính cách của ông Trump.
Video Tàu phá băng nguyên tử của Nga - Nguồn: QPVN