F-14 Tomcat và F-15 Eagle là các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên của phương Tây, lần lượt được đưa vào trang bị trong năm 1974 và 1976, F-14 được biên chế cho các đơn vị hải quân trong khi F-15 biên chế cho các đơn vị không quân.Những chiếc máy bay này được đánh giá rất cao trong suốt ba thập kỷ sau đó, cho đến khi các máy bay phản lực thế hệ thứ năm đầu tiên bắt đầu được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2005.Trong những năm 1970, một trong những thách thức hàng đầu mà ngành hàng không chiến thuật của Mỹ phải đối mặt, đó chính là MiG-25 Foxbat của Liên Xô.MiG-25 có khả năng bay ở độ cao hơn 30km và đạt tốc độ trên Mach 3,2 khiến các hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu của Mỹ cũng như đồng minh không thể đe dọa chiếc máy bay này.MiG-25 đã giữ kỷ lục trong số các máy bay chiến đấu trên thế giới về cả tốc độ và độ cao hoạt động, với các biến thể sau này cũng mang đến khả năng tác chiến điện tử đáng gờm trên chiến trường, khiến MiG-25 trở thành một trong những máy bay chiến đấu có khả năng tác chiến tốt nhất trên thế giới.Năm 1970, MiG-25 đã bay qua Bán đảo Sinai do Israel kiểm soát một cách dễ dàng, điều này cho thấy các hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu hiện có của Mỹ hoàn toàn không hiệu quả trước chiếc máy bay tối tân này. Mặc dù Israel khi đó được trang bị tên lửa MIM-23 Hawk và máy bay chiến đấu F-4E Phantom là những thiết bị hiện đại nhất của NATO lúc bấy giờ.Được đánh giá là máy bay chiến đấu có năng lực và có khả năng sống sót cao nhất vào thời điểm đó, nhưng trên thực tế, khả năng cơ động là điểm yếu hàng đầu của MiG-25, bởi đôi cánh lớn để hỗ trợ trọng lượng cực lớn của máy bay cũng như mang tên lửa R-40 có đầu đạn nặng tới 100kg.Để bù đắp cho khả năng cơ động thấp của MiG-25, các kỹ sư Liên Xô đã bổ sung sức mạnh cho máy bay bằng kho tên lửa lớn bao gồm cả R-40 và R-60 tầm ngắn, đây là những tên lửa hiện đại nhất lúc bấy giờ và được đánh giá vượt trội so với các vũ khí tương tự của phương Tây.Để đối phó với MiG-25, Mỹ đã nâng cao tiêu chuẩn của các chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. F-14 được thiết kế để mang theo tối đa 6 tên lửa AIM-54 Phoenix, những quả đạn có tốc độ Mach 5 này có tầm bắn 190 km đã chứng tỏ khả năng đánh chặn tầm xa tốt nhất trên thế giới và đã giữ vị trí này trong nhiều thập kỷ.Trong khi F-15 lại thiếu khả năng tấn công tầm xa như vậy và chỉ được trang bị tên lửa AIM-7 nhẹ hơn, thiếu dẫn đường bằng radar chủ động cũng như khả năng “bắn và quên”, đồng thời tên lửa có tầm bay ngắn hơn và tốc độ thấp hơn nhiều.Tuy nhiên cho đến nay F-15 vẫn là máy bay chiến đấu nhanh nhất được đưa vào sử dụng ở phương Tây, đạt tốc độ trên Mach 2,5 và có thể hoạt động ở độ cao tốt hơn F-14. Về mặt cảm biến, lợi thế của F-14 là áp đảo và không có đối thủ trên toàn thế giới cho đến khi MiG -31 của Liên Xô được đưa vào sử dụng năm 1981.MiG-25 đã được Liên Xô triển khai với số lượng rất lớn, theo ước tính cho đến năm 1985 khi máy bay này ngừng sản xuất đã có hơn 600 chiếc được chế tạo, MiG-25 thực sự là một thách thức cho các phi công phương Tây vào thời điểm đó.Các phi công Mỹ cho biết rằng, để có thể hạ được MiG-25 cần phải tiếp cận nó càng gần càng tốt, sau đó phóng hết tất cả tên lửa vào mục tiêu. Mặc dù cách tiếp cận này không phải lúc nào cũng thành công, nhưng đây là cách hiệu quả nhất để nhắm mục tiêu vào MiG-25 hơn bất kỳ cách nào trước đó (còn nữa)
F-14 Tomcat và F-15 Eagle là các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên của phương Tây, lần lượt được đưa vào trang bị trong năm 1974 và 1976, F-14 được biên chế cho các đơn vị hải quân trong khi F-15 biên chế cho các đơn vị không quân.
Những chiếc máy bay này được đánh giá rất cao trong suốt ba thập kỷ sau đó, cho đến khi các máy bay phản lực thế hệ thứ năm đầu tiên bắt đầu được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2005.
Trong những năm 1970, một trong những thách thức hàng đầu mà ngành hàng không chiến thuật của Mỹ phải đối mặt, đó chính là MiG-25 Foxbat của Liên Xô.
MiG-25 có khả năng bay ở độ cao hơn 30km và đạt tốc độ trên Mach 3,2 khiến các hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu của Mỹ cũng như đồng minh không thể đe dọa chiếc máy bay này.
MiG-25 đã giữ kỷ lục trong số các máy bay chiến đấu trên thế giới về cả tốc độ và độ cao hoạt động, với các biến thể sau này cũng mang đến khả năng tác chiến điện tử đáng gờm trên chiến trường, khiến MiG-25 trở thành một trong những máy bay chiến đấu có khả năng tác chiến tốt nhất trên thế giới.
Năm 1970, MiG-25 đã bay qua Bán đảo Sinai do Israel kiểm soát một cách dễ dàng, điều này cho thấy các hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu hiện có của Mỹ hoàn toàn không hiệu quả trước chiếc máy bay tối tân này. Mặc dù Israel khi đó được trang bị tên lửa MIM-23 Hawk và máy bay chiến đấu F-4E Phantom là những thiết bị hiện đại nhất của NATO lúc bấy giờ.
Được đánh giá là máy bay chiến đấu có năng lực và có khả năng sống sót cao nhất vào thời điểm đó, nhưng trên thực tế, khả năng cơ động là điểm yếu hàng đầu của MiG-25, bởi đôi cánh lớn để hỗ trợ trọng lượng cực lớn của máy bay cũng như mang tên lửa R-40 có đầu đạn nặng tới 100kg.
Để bù đắp cho khả năng cơ động thấp của MiG-25, các kỹ sư Liên Xô đã bổ sung sức mạnh cho máy bay bằng kho tên lửa lớn bao gồm cả R-40 và R-60 tầm ngắn, đây là những tên lửa hiện đại nhất lúc bấy giờ và được đánh giá vượt trội so với các vũ khí tương tự của phương Tây.
Để đối phó với MiG-25, Mỹ đã nâng cao tiêu chuẩn của các chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. F-14 được thiết kế để mang theo tối đa 6 tên lửa AIM-54 Phoenix, những quả đạn có tốc độ Mach 5 này có tầm bắn 190 km đã chứng tỏ khả năng đánh chặn tầm xa tốt nhất trên thế giới và đã giữ vị trí này trong nhiều thập kỷ.
Trong khi F-15 lại thiếu khả năng tấn công tầm xa như vậy và chỉ được trang bị tên lửa AIM-7 nhẹ hơn, thiếu dẫn đường bằng radar chủ động cũng như khả năng “bắn và quên”, đồng thời tên lửa có tầm bay ngắn hơn và tốc độ thấp hơn nhiều.
Tuy nhiên cho đến nay F-15 vẫn là máy bay chiến đấu nhanh nhất được đưa vào sử dụng ở phương Tây, đạt tốc độ trên Mach 2,5 và có thể hoạt động ở độ cao tốt hơn F-14. Về mặt cảm biến, lợi thế của F-14 là áp đảo và không có đối thủ trên toàn thế giới cho đến khi MiG -31 của Liên Xô được đưa vào sử dụng năm 1981.
MiG-25 đã được Liên Xô triển khai với số lượng rất lớn, theo ước tính cho đến năm 1985 khi máy bay này ngừng sản xuất đã có hơn 600 chiếc được chế tạo, MiG-25 thực sự là một thách thức cho các phi công phương Tây vào thời điểm đó.
Các phi công Mỹ cho biết rằng, để có thể hạ được MiG-25 cần phải tiếp cận nó càng gần càng tốt, sau đó phóng hết tất cả tên lửa vào mục tiêu. Mặc dù cách tiếp cận này không phải lúc nào cũng thành công, nhưng đây là cách hiệu quả nhất để nhắm mục tiêu vào MiG-25 hơn bất kỳ cách nào trước đó (còn nữa)