Thuật ngữ " tên lửa chống radar" có nghĩa là tên lửa có đầu dẫn nhằm vào thiết bị phát ra sóng vô tuyến như radar. Như vậy, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga hiện có 3 radar trong thành phần của nó, gồm radar trinh sát mục tiêu, radar đo cao mục tiêu và radar dẫn bắn cho tên lửa.Hải quân Mỹ thông báo rằng, các cuộc thử nghiệm tên lửa chống radar mới của họ bắt đầu vào ngày 1/6/2020. Máy bay chiến đấu đầu tiên trang bị tên lửa này là máy bay chiến đấu F/A-18E hải quân và tên lửa đã thử nghiệm thành công ngay trong lần phóng đầu tiên.Vào thời điểm đó, các chuyên gia của Hải quân Mỹ đã thu thập tất cả các thông tin cần thiết về tải trọng mà tên lửa mới có thể trải qua. Cuối cùng, người ta quyết định tiếp tục thử nghiệm mà không thay đổi bất kỳ thứ gì trong mẫu.Sau đó, Không quân Mỹ đã quyết định loại tên lửa chống radar mới sẽ được trang bị trên chiến đấu cơ F-35A, F-35C Lightning II, và sau đó là cả máy bay chống ngầm P-8 Poseidon và các máy bay chiến đấu thuộc thế hệ cũ như F-16 Fighting Falcon và Eurofighter Typhoon có thể sử dụng loại tên lửa này.Tên lửa mới này của Mỹ từng dự kiến được đưa vào sử dụng năm 2023, nhưng theo thông tin mới nhất, thì các cuộc thử nghiệm hiện vẫn đang được tiến hành. Lần thử nghiệm mới nhất được hoàn thành vào tháng 5/2023 tại Trường hải quân Point Mugu. Người ta không biết liệu Mỹ có thể hoàn thành tất cả các bài thử nghiệm vào những tháng đầu năm 2024 hay không? Nhưng một số nước châu Âu đã đặt hàng loại tên lửa này với số lượng ấn tượng. Và không biết, liệu nó có được mang sang chiến trường Ukraine để thử nghiệm thực chiến hay không?Loại tên lửa chống radar mới này là một phần của một gia đình tên lửa khá nổi tiếng, dựa trên dòng tên lửa bức xạ AGM-88 HARM; chính xác là từ phiên bản mới nhất AGM-88E AARGM. Điều này cho thấy, Hải quân Mỹ đã quyết định đại tu hoàn toàn thiết kế tên lửa cũ.Điều đáng chú ý là sự phát triển của tên lửa AGM-88E bắt đầu vào năm 2005, khi các binh chủng chiến đấu của Quân đội Mỹ và Italy đặt hàng. Không chỉ công ty Orbital ATK mà cả Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ cũng chịu trách nhiệm phát triển loại tên lửa này. Bảy năm sau khi đặt hàng, Bộ Quốc phòng của cả hai nước đã trở thành chủ sở hữu của những lô tên lửa chống radar thế hệ mới đầu tiên. Năm 2019, Đức quyết định tham gia cùng hai quốc gia trên và trở thành một đối tác phát triển của dự án. Hải quân Mỹ bắt đầu tài trợ cho công việc chế tạo tên lửa AGM-88G AARGM-ER từ năm 2016. Điều kiện chính là tên lửa này phải được phát triển trên tên lửa có sẵn AGM-88E, đồng thời phải có đặc điểm hiệu suất tốt nhất.Công ty Orbital ATK đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế và được trao hợp đồng hai năm sau đó (Orbital ATK sau này được hợp nhất vào Northrop Grumman). Hải quân Mỹ là khách hàng chính, nhưng Không quân Mỹ cũng tham gia vào chương trình. Nhìn bề ngoài, thiết kế của tên lửa AGM-88G tương đối khác so với người “đàn anh” AGM-88E. Vỏ tên lửa AGM-88G được đúc nguyên khối, có đường kính là 290 mm, nhưng các cánh nâng truyền thống đã được loại bỏ trên AGM-88G và biến thành hai đường gân nổi dọc theo thân, chỉ còn cánh lái ở phía đuôi. Cách bố trí của tên lửa AGM-88G cũng có một số thay đổi, trong khoang đầu bố trí các thiết bị điện tử dẫn đường, tiếp theo phía sau là khoang đầu đạn; phần không gian còn lại là khoang động cơ. Các cánh lái được đặt bên cạnh vòi phun của động cơ. Về nguyên lý hoạt động, AGM-88G giữ nguyên thiết kế cơ bản của những dòng tên lửa chống bức xạ thế hệ trước, như dẫn đường quán tính có điều chỉnh sai số bằng tín hiệu vệ tinh, cũng như chế độ lái tự động khi radar của đối phương tắt tín hiệu phát đột ngột. Tên lửa AGM-88G tìm thấy mục tiêu nhờ các tín hiệu vô tuyến phát ra từ nó. Radar chủ động bắt đầu hoạt động ở giai đoạn cuối của chuyến bay. AGM-88G được trang bị hệ thống chống nhiễu thế hệ mới và có thể hoạt động ngay cả khi mất tín hiệu radar.Việc trao đổi dữ liệu giữa tên lửa AGM-88G và máy bay phóng có thể diễn ra ngay tại thời điểm tên lửa tấn công mục tiêu. Điều này giúp phi hành đoàn biết liệu tên lửa có bị trượt hay trúng mục tiêu hay không. Tên lửa AGM-88G sẽ có đầu đạn mới hơn và được cải tiến, các thông số hiện đang được giữ bí mật. Có một điều chắc chắn rằng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải chứa ngòi nổ đa chế độ, để có thể kích nổ tên lửa trong mọi điều kiện.Gần một nửa chiều dài của tên lửa được dùng để chứa nhiên liệu rắn cho tên lửa, giúp cho tên lửa đạt tốc độ 2M (2 lần tốc độ âm thanh) và tầm bắn 300 km, gấp đôi so với tên lửa AGM-88E trước đó. Vũ khí mới sẽ trở thành một phần của “combo vũ khí” trên chiến đấu cơ tàng hình F-35. Như vậy, các lực lượng Không quân Mỹ sẽ sớm có một loạt tên lửa chống radar mới hiệu quả cao. Do đó, mối đe dọa đối với lực lượng phòng không của các quốc gia khác từ lực lượng không quân sẽ càng trở nên lớn hơn. Tên lửa chống radar AGM-88G AARGM-ER chắc chắn là một vũ khí nguy hiểm có nhiều ưu điểm. Về cơ bản, tên lửa này được tạo ra như một vũ khí để chống lại các hệ thống phòng không của Nga như S-400 và hệ thống phòng không tiên tiến S-500.Để chống lại những vũ khí này của Mỹ, các quốc gia như Nga, Trung Quốc hay Iran cần phải cải thiện hệ thống phòng không của họ, để có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công bằng tên lửa như vậy. Ví dụ, Nga từ lâu đã được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 tầm gần, có thể được sử dụng để vô hiệu hóa loại tên lửa AGM-88, làm lá chắn cho những hệ thống phòng không lớn. Câu hỏi duy nhất là liệu chúng có đủ sức đánh chặn loại tên lửa mới này của Mỹ hay không?
Thuật ngữ " tên lửa chống radar" có nghĩa là tên lửa có đầu dẫn nhằm vào thiết bị phát ra sóng vô tuyến như radar. Như vậy, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga hiện có 3 radar trong thành phần của nó, gồm radar trinh sát mục tiêu, radar đo cao mục tiêu và radar dẫn bắn cho tên lửa.
Hải quân Mỹ thông báo rằng, các cuộc thử nghiệm tên lửa chống radar mới của họ bắt đầu vào ngày 1/6/2020. Máy bay chiến đấu đầu tiên trang bị tên lửa này là máy bay chiến đấu F/A-18E hải quân và tên lửa đã thử nghiệm thành công ngay trong lần phóng đầu tiên.
Vào thời điểm đó, các chuyên gia của Hải quân Mỹ đã thu thập tất cả các thông tin cần thiết về tải trọng mà tên lửa mới có thể trải qua. Cuối cùng, người ta quyết định tiếp tục thử nghiệm mà không thay đổi bất kỳ thứ gì trong mẫu.
Sau đó, Không quân Mỹ đã quyết định loại tên lửa chống radar mới sẽ được trang bị trên chiến đấu cơ F-35A, F-35C Lightning II, và sau đó là cả máy bay chống ngầm P-8 Poseidon và các máy bay chiến đấu thuộc thế hệ cũ như F-16 Fighting Falcon và Eurofighter Typhoon có thể sử dụng loại tên lửa này.
Tên lửa mới này của Mỹ từng dự kiến được đưa vào sử dụng năm 2023, nhưng theo thông tin mới nhất, thì các cuộc thử nghiệm hiện vẫn đang được tiến hành. Lần thử nghiệm mới nhất được hoàn thành vào tháng 5/2023 tại Trường hải quân Point Mugu.
Người ta không biết liệu Mỹ có thể hoàn thành tất cả các bài thử nghiệm vào những tháng đầu năm 2024 hay không? Nhưng một số nước châu Âu đã đặt hàng loại tên lửa này với số lượng ấn tượng. Và không biết, liệu nó có được mang sang chiến trường Ukraine để thử nghiệm thực chiến hay không?
Loại tên lửa chống radar mới này là một phần của một gia đình tên lửa khá nổi tiếng, dựa trên dòng tên lửa bức xạ AGM-88 HARM; chính xác là từ phiên bản mới nhất AGM-88E AARGM. Điều này cho thấy, Hải quân Mỹ đã quyết định đại tu hoàn toàn thiết kế tên lửa cũ.
Điều đáng chú ý là sự phát triển của tên lửa AGM-88E bắt đầu vào năm 2005, khi các binh chủng chiến đấu của Quân đội Mỹ và Italy đặt hàng. Không chỉ công ty Orbital ATK mà cả Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ cũng chịu trách nhiệm phát triển loại tên lửa này.
Bảy năm sau khi đặt hàng, Bộ Quốc phòng của cả hai nước đã trở thành chủ sở hữu của những lô tên lửa chống radar thế hệ mới đầu tiên. Năm 2019, Đức quyết định tham gia cùng hai quốc gia trên và trở thành một đối tác phát triển của dự án.
Hải quân Mỹ bắt đầu tài trợ cho công việc chế tạo tên lửa AGM-88G AARGM-ER từ năm 2016. Điều kiện chính là tên lửa này phải được phát triển trên tên lửa có sẵn AGM-88E, đồng thời phải có đặc điểm hiệu suất tốt nhất.
Công ty Orbital ATK đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế và được trao hợp đồng hai năm sau đó (Orbital ATK sau này được hợp nhất vào Northrop Grumman). Hải quân Mỹ là khách hàng chính, nhưng Không quân Mỹ cũng tham gia vào chương trình.
Nhìn bề ngoài, thiết kế của tên lửa AGM-88G tương đối khác so với người “đàn anh” AGM-88E. Vỏ tên lửa AGM-88G được đúc nguyên khối, có đường kính là 290 mm, nhưng các cánh nâng truyền thống đã được loại bỏ trên AGM-88G và biến thành hai đường gân nổi dọc theo thân, chỉ còn cánh lái ở phía đuôi.
Cách bố trí của tên lửa AGM-88G cũng có một số thay đổi, trong khoang đầu bố trí các thiết bị điện tử dẫn đường, tiếp theo phía sau là khoang đầu đạn; phần không gian còn lại là khoang động cơ. Các cánh lái được đặt bên cạnh vòi phun của động cơ.
Về nguyên lý hoạt động, AGM-88G giữ nguyên thiết kế cơ bản của những dòng tên lửa chống bức xạ thế hệ trước, như dẫn đường quán tính có điều chỉnh sai số bằng tín hiệu vệ tinh, cũng như chế độ lái tự động khi radar của đối phương tắt tín hiệu phát đột ngột.
Tên lửa AGM-88G tìm thấy mục tiêu nhờ các tín hiệu vô tuyến phát ra từ nó. Radar chủ động bắt đầu hoạt động ở giai đoạn cuối của chuyến bay. AGM-88G được trang bị hệ thống chống nhiễu thế hệ mới và có thể hoạt động ngay cả khi mất tín hiệu radar.
Việc trao đổi dữ liệu giữa tên lửa AGM-88G và máy bay phóng có thể diễn ra ngay tại thời điểm tên lửa tấn công mục tiêu. Điều này giúp phi hành đoàn biết liệu tên lửa có bị trượt hay trúng mục tiêu hay không.
Tên lửa AGM-88G sẽ có đầu đạn mới hơn và được cải tiến, các thông số hiện đang được giữ bí mật. Có một điều chắc chắn rằng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải chứa ngòi nổ đa chế độ, để có thể kích nổ tên lửa trong mọi điều kiện.
Gần một nửa chiều dài của tên lửa được dùng để chứa nhiên liệu rắn cho tên lửa, giúp cho tên lửa đạt tốc độ 2M (2 lần tốc độ âm thanh) và tầm bắn 300 km, gấp đôi so với tên lửa AGM-88E trước đó. Vũ khí mới sẽ trở thành một phần của “combo vũ khí” trên chiến đấu cơ tàng hình F-35.
Như vậy, các lực lượng Không quân Mỹ sẽ sớm có một loạt tên lửa chống radar mới hiệu quả cao. Do đó, mối đe dọa đối với lực lượng phòng không của các quốc gia khác từ lực lượng không quân sẽ càng trở nên lớn hơn.
Tên lửa chống radar AGM-88G AARGM-ER chắc chắn là một vũ khí nguy hiểm có nhiều ưu điểm. Về cơ bản, tên lửa này được tạo ra như một vũ khí để chống lại các hệ thống phòng không của Nga như S-400 và hệ thống phòng không tiên tiến S-500.
Để chống lại những vũ khí này của Mỹ, các quốc gia như Nga, Trung Quốc hay Iran cần phải cải thiện hệ thống phòng không của họ, để có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công bằng tên lửa như vậy.
Ví dụ, Nga từ lâu đã được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 tầm gần, có thể được sử dụng để vô hiệu hóa loại tên lửa AGM-88, làm lá chắn cho những hệ thống phòng không lớn. Câu hỏi duy nhất là liệu chúng có đủ sức đánh chặn loại tên lửa mới này của Mỹ hay không?