Ngày 8/11/1942, lần đầu tiên Mỹ triển khai lính dù quy mô lớn trong chiến dịch Torch đổ bộ đường không vào Bắc Phi. Tiểu đoàn 509 lính dù (lúc đó là tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù 509) được cho nhảy dù để bảo vệ sân bay trước khi Mỹ đổ bộ đường biển. Họ đã bay một chuyến dài nhất lịch sử từ các sân bay ở Anh nhưng không thành công vì hết dầu. Một tuần sau, 300 lính của tiểu đoàn này nhảy thành công xuống sân bay Youks-les-Bains tại Algeria.Đêm 9/7/1943, trung đoàn dù 505 và một tiểu đoàn của trung đoàn 504 cùng với lực lượng pháo binh trực thuộc đã được đổ xuống Sicily trong chiến dịch Husky. Hai đêm sau, phần còn lại của trung đoàn 504 nhảy tiếp xuống. Tuy nhiên do nhiều cuộc không kích của phe phát xít và sự nhầm lẫn, các binh sỹ trên tàu sân bay đã bắn vào máy bay đổ quân khiến 23 chiếc bị rơi cùng 81 lính tử vong cùng nhiều người khác bị thương.Hoạt động trên không đầu tiên ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II do Trung đoàn 503 thực hiện ở thung lũng Markham New Guinea và là một phần của chiến dịch Alamo ngày 5/3/1943. Trung đoàn này đã chiếm thành công một sân bay và từ đó cho phép bộ binh Australia thực hiện đổ bộ đường không thành công trong chiến dịch New Guinea và đã đẩy lùi lực lượng Nhật ra khỏi khu vực.Ngày 13/9/1943, trung đoàn dù 504 được thả xuống vùng vành đai xung quanh bãi đổ quân Salerno ở Italia. Vùng đổ quân được thắp sáng bằng lửa đốt từ bình khí gas được sắp xếp theo hình chữ T. Tối hôm sau, Trung đoàn 505 tiếp tục được đổ xuống và vài đêm sau đó là trung đoàn 509 được thả xuống để hoạt động sau lưng quân Đức nhưng bị phân tán và đã thất bại.Trong cuộc đổ bộ vào Normandy và đập tan pháo đài châu Âu của Hitler, sư đoàn dù 101 và sư đoàn dù 82 của Mỹ đã được thả xuống sau lưng địch với hai nhiệm vụ khác nhau có mật danh lần lượt là Albany và Boston. Mặc dù các lính dù đã bị phân tán rộng trên các vùng nông thôn nước Pháp do dù bay lạc nhưng sự tàn phá và sự nhầm lẫn do họ gây ra sau phòng tuyến của Đức đã góp phần quan trọng cho thành công của cuộc đổ bộ Normandy.Ngày 15/8/1944, tiểu đoàn dù 509, 551 và tiểu đoàn pháo binh 463 thuộc trung đoàn dù 517 sư đoàn không vận số 1 đã nhảy dù vào miền Nam nước Pháp như một mũi nhọn của chiến dịch Dragoon. Do tầm nhìn hạn chế, hầu hết lực lượng dù bị vượt qua bãi thả và bị phân tán rộng. Mặc dù vậy họ đã tập hợp lại và đảm bảo được mục tiêu của mình.Trong chiến dịch khét tiếng mang tên “Cây cầu quá xa”, sư đoàn dù 82 và sư đoàn dù 101 của Mỹ đã nhảy vào Hà Lan nơi Phát xít Đức đang chiếm đóng suốt cả ngày 17/9/1944. Đây là cuộc thả dù lớn nhất từ trước đến nay mặc dù do nhiều nguyên nhân, cuối cùng nó đã thất bại và chấm dứt hy vọng của các nước Đồng minh về việc kết thúc chiến tranh trước Giáng Sinh năm đó.Là một phần của cuộc chiến trên đảo Luzon của Philippines và làm bàn đạp cho lục quân Mỹ chiếm Manila, trung đoàn dù 511 và tiểu đoàn 457 thuộc Sư đoàn dù 11 đã nhảy xuống Tagatay Ridge phía Nam Manila ngày 3/2/1945. Các lực lượng này đã phối hợp với các trung đoàn 187, 188 và phần còn lại của sư đoàn dù 11 để cùng tiến đến Manila.Ngày 16/2/1945, tiểu đoàn dù 503 đã thực hiện một chuyến nhảy dù mà sau này được mệnh danh là “The Rock” lên hòn đảo pháo đài Corregidor. Các lính dù của tiểu đoàn này rơi ngay trước vị trí của quân Nhật và đã kết hợp với trung đoàn bộ binh 34 chiến đấu lấy lại Corregidor – nơi mà 3 năm trước là vị trí kháng Mỹ cuối cùng ở Phillippines.Ngày 24/3/1945, cuộc đổ bộ hàng không chỉ trong một ngày lớn nhất lịch sử đã được sư đoàn dù 17 của Mỹ và sư đoàn dù 6 của Anh thực hiện để vượt sông Rhine của Đức. Toàn bộ hoạt động thả dù được thực hiện trong ngày hôm đó. Đáng lẽ cuộc thả dù này được dự định lớn hơn nhưng thiếu máy bay nên sư đoàn dù 13 của Mỹ không thể tham gia.Ngày 23/6/1945, hoạt động thả dù mang mật danh Gypsy được thực hiện với 1 tiểu đoàn cùng 2 đại đội lính dù và một tiểu đoàn pháo. Lực lượng này kết hợp với trung đoàn tàu lượn 187 thực hiện cuộc đổ bộ đường không cuối cùng trong Thế chiến II. Đây cũng là lần duy nhất tàu lượn được sử dụng trong chiến đấu ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên gió mạnh và địa hình nguy hiểm khiến 8 người chết và hơn 70 người bị thương khi thả dù. Video Bộ đội Đặc công huấn luyện nhảy dù đổ bộ đường không - Nguồn: Quân đội Nhân dân
Ngày 8/11/1942, lần đầu tiên Mỹ triển khai lính dù quy mô lớn trong chiến dịch Torch đổ bộ đường không vào Bắc Phi. Tiểu đoàn 509 lính dù (lúc đó là tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn dù 509) được cho nhảy dù để bảo vệ sân bay trước khi Mỹ đổ bộ đường biển. Họ đã bay một chuyến dài nhất lịch sử từ các sân bay ở Anh nhưng không thành công vì hết dầu. Một tuần sau, 300 lính của tiểu đoàn này nhảy thành công xuống sân bay Youks-les-Bains tại Algeria.
Đêm 9/7/1943, trung đoàn dù 505 và một tiểu đoàn của trung đoàn 504 cùng với lực lượng pháo binh trực thuộc đã được đổ xuống Sicily trong chiến dịch Husky. Hai đêm sau, phần còn lại của trung đoàn 504 nhảy tiếp xuống. Tuy nhiên do nhiều cuộc không kích của phe phát xít và sự nhầm lẫn, các binh sỹ trên tàu sân bay đã bắn vào máy bay đổ quân khiến 23 chiếc bị rơi cùng 81 lính tử vong cùng nhiều người khác bị thương.
Hoạt động trên không đầu tiên ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II do Trung đoàn 503 thực hiện ở thung lũng Markham New Guinea và là một phần của chiến dịch Alamo ngày 5/3/1943. Trung đoàn này đã chiếm thành công một sân bay và từ đó cho phép bộ binh Australia thực hiện đổ bộ đường không thành công trong chiến dịch New Guinea và đã đẩy lùi lực lượng Nhật ra khỏi khu vực.
Ngày 13/9/1943, trung đoàn dù 504 được thả xuống vùng vành đai xung quanh bãi đổ quân Salerno ở Italia. Vùng đổ quân được thắp sáng bằng lửa đốt từ bình khí gas được sắp xếp theo hình chữ T. Tối hôm sau, Trung đoàn 505 tiếp tục được đổ xuống và vài đêm sau đó là trung đoàn 509 được thả xuống để hoạt động sau lưng quân Đức nhưng bị phân tán và đã thất bại.
Trong cuộc đổ bộ vào Normandy và đập tan pháo đài châu Âu của Hitler, sư đoàn dù 101 và sư đoàn dù 82 của Mỹ đã được thả xuống sau lưng địch với hai nhiệm vụ khác nhau có mật danh lần lượt là Albany và Boston. Mặc dù các lính dù đã bị phân tán rộng trên các vùng nông thôn nước Pháp do dù bay lạc nhưng sự tàn phá và sự nhầm lẫn do họ gây ra sau phòng tuyến của Đức đã góp phần quan trọng cho thành công của cuộc đổ bộ Normandy.
Ngày 15/8/1944, tiểu đoàn dù 509, 551 và tiểu đoàn pháo binh 463 thuộc trung đoàn dù 517 sư đoàn không vận số 1 đã nhảy dù vào miền Nam nước Pháp như một mũi nhọn của chiến dịch Dragoon. Do tầm nhìn hạn chế, hầu hết lực lượng dù bị vượt qua bãi thả và bị phân tán rộng. Mặc dù vậy họ đã tập hợp lại và đảm bảo được mục tiêu của mình.
Trong chiến dịch khét tiếng mang tên “Cây cầu quá xa”, sư đoàn dù 82 và sư đoàn dù 101 của Mỹ đã nhảy vào Hà Lan nơi Phát xít Đức đang chiếm đóng suốt cả ngày 17/9/1944. Đây là cuộc thả dù lớn nhất từ trước đến nay mặc dù do nhiều nguyên nhân, cuối cùng nó đã thất bại và chấm dứt hy vọng của các nước Đồng minh về việc kết thúc chiến tranh trước Giáng Sinh năm đó.
Là một phần của cuộc chiến trên đảo Luzon của Philippines và làm bàn đạp cho lục quân Mỹ chiếm Manila, trung đoàn dù 511 và tiểu đoàn 457 thuộc Sư đoàn dù 11 đã nhảy xuống Tagatay Ridge phía Nam Manila ngày 3/2/1945. Các lực lượng này đã phối hợp với các trung đoàn 187, 188 và phần còn lại của sư đoàn dù 11 để cùng tiến đến Manila.
Ngày 16/2/1945, tiểu đoàn dù 503 đã thực hiện một chuyến nhảy dù mà sau này được mệnh danh là “The Rock” lên hòn đảo pháo đài Corregidor. Các lính dù của tiểu đoàn này rơi ngay trước vị trí của quân Nhật và đã kết hợp với trung đoàn bộ binh 34 chiến đấu lấy lại Corregidor – nơi mà 3 năm trước là vị trí kháng Mỹ cuối cùng ở Phillippines.
Ngày 24/3/1945, cuộc đổ bộ hàng không chỉ trong một ngày lớn nhất lịch sử đã được sư đoàn dù 17 của Mỹ và sư đoàn dù 6 của Anh thực hiện để vượt sông Rhine của Đức. Toàn bộ hoạt động thả dù được thực hiện trong ngày hôm đó. Đáng lẽ cuộc thả dù này được dự định lớn hơn nhưng thiếu máy bay nên sư đoàn dù 13 của Mỹ không thể tham gia.
Ngày 23/6/1945, hoạt động thả dù mang mật danh Gypsy được thực hiện với 1 tiểu đoàn cùng 2 đại đội lính dù và một tiểu đoàn pháo. Lực lượng này kết hợp với trung đoàn tàu lượn 187 thực hiện cuộc đổ bộ đường không cuối cùng trong Thế chiến II. Đây cũng là lần duy nhất tàu lượn được sử dụng trong chiến đấu ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên gió mạnh và địa hình nguy hiểm khiến 8 người chết và hơn 70 người bị thương khi thả dù.
Video Bộ đội Đặc công huấn luyện nhảy dù đổ bộ đường không - Nguồn: Quân đội Nhân dân