"Các chiến dịch hiệp đồng của hai nhóm tàu sân bay thể hiện cam kết phản ứng nhanh chóng, linh hoạt và lâu dài của Mỹ trong thỏa thuận bảo vệ lẫn nhau với các đồng minh và đối tác trong khu vực, cũng như khả năng triển khai sức mạnh chiến đấu đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đối đầu những nước thách thức quy tắc quốc tế", Chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 hải quân Mỹ, cho biết hôm 28/6.Các tàu chiến và máy bay thuộc hai nhóm tàu sân bay đã bắt đầu các đợt diễn tập hiệp đồng từ hôm 28/6.Đợt diễn tập này diễn ra đúng một tuần sau khi tàu USS Nimitz và một tàu sân bay khác là USS Theodore Roosevelt tiến hành diễn tập chung tại khu vực."Chúng tôi luôn tìm mọi cơ hội cải thiện năng lực tác chiến và khả năng thực hiện những chiến dịch trên nhiều mặt trận. Hải quân Mỹ luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ và triển khai khắp thế giới", chuẩn đô đốc Wikoff nói thêm.Mỹ đã tiến hành các đợt diễn tập hiệp đồng giữa hai tàu sân bay ở khu vực Tây Thái Bình Dương từ nhiều năm nay.Hoạt động này thường diễn ra giữa một nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm thuộc Hạm đội 7 và nhóm tác chiến tàu sân bay tiền phương đóng tại Nhật Bản.Tuy nhiên, việc ba tàu sân bay Mỹ hoạt động cùng lúc ở Tây Thái Bình Dương là động thái rất hiếm khi xảy ra.Các cuộc diễn tập với sự tham gia của hai tàu sân bay với mật độ dồn dập như vậy cũng là diễn biến khác thường."Chỉ hải quân Mỹ mới đủ sức huy động nhóm tàu sân bay với quy mô như vậy và đều đặn triển khai sức mạnh nhằm bảo đảm quyền tự do trên biển. Với hơn 10.000 thủy thủ phối hợp như một lực lượng thống nhất, các chiến dịch bảo đảm chúng tôi luôn sẵn sàng phản ứng với mọi tình huống khẩn cấp", Chuẩn đô đốc James Kirk, chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay số 11, cho hay.Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ tuần trước thông báo cho biết ba tàu sân bay nước này đang hoạt động ở khu vực Biển Philippines nằm ở phía đông Philippines, là cửa ngõ vào Biển Đông thông qua eo Luzon nằm giữa Philippines và đảo Đài Loan (Trung Quốc).Hiện không rõ vị trí cụ thể của các nhóm tàu sân bay và liệu chúng có cùng tiến vào Biển Đông hay không.Quân đội Mỹ gần đây nỗ lực đối phó với đại dịch COVID-19 để duy trì hiện diện quân sự ở tây Thái Bình Dương nhằm trấn an đồng minh và ngăn Trung Quốc lợi dụng tình hình đại dịch để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.Hải quân Mỹ khôi phục năng lực tác chiến sau đợt bùng phát dịch trên các chiến hạm, trong đó có cả ba tàu sân bay đang hoạt động tại Tây Thái Bình Dương.
"Các chiến dịch hiệp đồng của hai nhóm tàu sân bay thể hiện cam kết phản ứng nhanh chóng, linh hoạt và lâu dài của Mỹ trong thỏa thuận bảo vệ lẫn nhau với các đồng minh và đối tác trong khu vực, cũng như khả năng triển khai sức mạnh chiến đấu đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đối đầu những nước thách thức quy tắc quốc tế", Chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 hải quân Mỹ, cho biết hôm 28/6.
Các tàu chiến và máy bay thuộc hai nhóm tàu sân bay đã bắt đầu các đợt diễn tập hiệp đồng từ hôm 28/6.
Đợt diễn tập này diễn ra đúng một tuần sau khi tàu USS Nimitz và một tàu sân bay khác là USS Theodore Roosevelt tiến hành diễn tập chung tại khu vực.
"Chúng tôi luôn tìm mọi cơ hội cải thiện năng lực tác chiến và khả năng thực hiện những chiến dịch trên nhiều mặt trận. Hải quân Mỹ luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ và triển khai khắp thế giới", chuẩn đô đốc Wikoff nói thêm.
Mỹ đã tiến hành các đợt diễn tập hiệp đồng giữa hai tàu sân bay ở khu vực Tây Thái Bình Dương từ nhiều năm nay.
Hoạt động này thường diễn ra giữa một nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm thuộc Hạm đội 7 và nhóm tác chiến tàu sân bay tiền phương đóng tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, việc ba tàu sân bay Mỹ hoạt động cùng lúc ở Tây Thái Bình Dương là động thái rất hiếm khi xảy ra.
Các cuộc diễn tập với sự tham gia của hai tàu sân bay với mật độ dồn dập như vậy cũng là diễn biến khác thường.
"Chỉ hải quân Mỹ mới đủ sức huy động nhóm tàu sân bay với quy mô như vậy và đều đặn triển khai sức mạnh nhằm bảo đảm quyền tự do trên biển. Với hơn 10.000 thủy thủ phối hợp như một lực lượng thống nhất, các chiến dịch bảo đảm chúng tôi luôn sẵn sàng phản ứng với mọi tình huống khẩn cấp", Chuẩn đô đốc James Kirk, chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay số 11, cho hay.
Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ tuần trước thông báo cho biết ba tàu sân bay nước này đang hoạt động ở khu vực Biển Philippines nằm ở phía đông Philippines, là cửa ngõ vào Biển Đông thông qua eo Luzon nằm giữa Philippines và đảo Đài Loan (Trung Quốc).
Hiện không rõ vị trí cụ thể của các nhóm tàu sân bay và liệu chúng có cùng tiến vào Biển Đông hay không.
Quân đội Mỹ gần đây nỗ lực đối phó với đại dịch COVID-19 để duy trì hiện diện quân sự ở tây Thái Bình Dương nhằm trấn an đồng minh và ngăn Trung Quốc lợi dụng tình hình đại dịch để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Hải quân Mỹ khôi phục năng lực tác chiến sau đợt bùng phát dịch trên các chiến hạm, trong đó có cả ba tàu sân bay đang hoạt động tại Tây Thái Bình Dương.