Sau hai vụ phóng tên lửa đạn đạo vào ngày 15/9, Triều Tiên tiết lộ rằng các vụ thử được thực hiện bởi một đoàn tàu tên lửa mới, nhằm đa dạng hóa phạm vi của các phương tiện phóng mà Bình Nhưỡng triển khai kho vũ khí của mình.Hình ảnh tên lửa được phóng trên một đoàn tàu trước khi đi vào đường hầm đã được công bố vào ngày 16/9, bởi Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã gây được sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông.Thống chế Pak Jong Chon của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) trích dẫn khi tuyên bố về vũ khí mới: "Hệ thống tên lửa đường sắt đóng vai trò như một phương tiện phản công hiệu quả, có khả năng giáng một đòn mạnh nhất đồng thời vào các lực lượng đe dọa”.Nguyên soái Pak đề cập đến kế hoạch của KPA để mở rộng trung đoàn tên lửa đường sắt thành một lực lượng cỡ lữ đoàn trong tương lai gần và tiến hành các cuộc tập trận để cung cấp “kinh nghiệm hoạt động cho chiến tranh thực tế”.Nguyên soái Pak chịu trách nhiệm giám sát cuộc thử nghiệm, ông là thành viên Đoàn Chủ tịch Tổng cục Chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng Công nhân Triều Tiên và cũng đồng thời là Bí thư Trung ương Đảng, cho thấy mức độ quan trọng của chương trình vũ khí này của Triều Tiên.Theo KCNA, trung đoàn tên lửa cơ động đường sắt được tổ chức tại Đại hội Đảng lần thứ VIII vào tháng 1/2021 nhằm “tăng cường khả năng giáng đòn đáp trả mạnh vào các lực lượng uy hiếp ở nhiều nơi cùng một lúc” trong trường hợp có chiến tranh.Và cuộc thử nghiệm mới nhất của hệ thống tên lửa cơ động đường sắt là cơ sở để xác nhận tính khả thi khi vũ khí này được triển khai lần đầu tiên. Đồng thời đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của trung đoàn mới và khả năng thực hiện nhiệm vụ hỏa lực, làm chủ các quy trình chiến tranh thực tế mà không cần thông báo.Tên lửa được thử nghiệm cho thấy có tầm bắn 800km, mặc dù tầm bắn tối đa của nó có thể xa hơn đáng kể. Thiết bị phóng được tích hợp vào một toa tàu đã được sửa đổi, phần mái che của toa tàu sẽ được mở ra cùng với các cửa ở hai bên để cho phép năng lượng vụ nổ từ bệ phóng thoát ra bên ngoài.Các cuộc thử nghiệm vũ khí diễn ra ba ngày sau khi Triều Tiên tiết lộ một vũ khí khác liên quan đến khả năng tấn công tên lửa ngày càng tăng của nước này, đó là một tên lửa hành trình chiến lược được phóng bằng thiết bị vận chuyển cơ động với tầm bắn ít nhất là 1.500km.Cơ sở hạ tầng đường sắt của Triều Tiên được cho là đã xuống cấp đáng kể trong những năm 1990 khi chịu thảm họa thiên nhiên, mất các đối tác thương mại và các hành động chiến tranh kinh tế của phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế cho nước này.Mạng lưới này được cho là đã phục hồi trong những năm 2010 và khả năng đóng góp của nó vào việc phát triển tên lửa của Triều Tiên, sẽ là cơ sở để Bình Nhưỡng dành thêm các khoản đầu tư hơn nữa vào hiện đại hóa và mở rộng cơ sở hạ tầng.Triều Tiên cũng triển khai tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm và từ một loạt các phương tiện phóng bánh xích và bánh lốp, chỉ có vũ khí phóng từ trên không vẫn chưa thành hiện thực.Liên Xô cũng rất nổi tiếng khi dựa vào hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ đường sắt để làm nhiệm vụ răn đe hạt nhân, mặc dù loại vũ khí hạt nhân này hiện không được sử dụng rộng rãi.Các tên lửa đã phóng được cho là biến thể chưa được đặt tên của KN-26, được công bố lần đầu tiên vào tháng 1/2021 và chúng dựa trên mẫu tên lửa KN-23 được ra mắt vào năm 2018 nhưng phạm vi của tên lửa có thể tiêu diệt được mục tiêu cách xa hơn 800km.Tên lửa KN-23 được cho là có khả năng tác động đến mục tiêu ở tốc độ siêu thanh và đã được chứng minh là thách thức rất lớn đối với hệ thống phòng thủ AEGIS hiện đại và các hệ thống phòng thủ khác của phương Tây. Nguồn ảnh: Pinterest. Triều Tiên đã thử nghiệm được nhiều kiểu phóng tên lửa đạn đạo, chỉ thiếu duy nhất tên lửa phóng từ máy bay, Bình Nhưỡng vẫn chưa thử nghiệm bất cứ một lần nào. Nguồn: KCNA.
Sau hai vụ phóng tên lửa đạn đạo vào ngày 15/9, Triều Tiên tiết lộ rằng các vụ thử được thực hiện bởi một đoàn tàu tên lửa mới, nhằm đa dạng hóa phạm vi của các phương tiện phóng mà Bình Nhưỡng triển khai kho vũ khí của mình.
Hình ảnh tên lửa được phóng trên một đoàn tàu trước khi đi vào đường hầm đã được công bố vào ngày 16/9, bởi Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã gây được sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông.
Thống chế Pak Jong Chon của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) trích dẫn khi tuyên bố về vũ khí mới: "Hệ thống tên lửa đường sắt đóng vai trò như một phương tiện phản công hiệu quả, có khả năng giáng một đòn mạnh nhất đồng thời vào các lực lượng đe dọa”.
Nguyên soái Pak đề cập đến kế hoạch của KPA để mở rộng trung đoàn tên lửa đường sắt thành một lực lượng cỡ lữ đoàn trong tương lai gần và tiến hành các cuộc tập trận để cung cấp “kinh nghiệm hoạt động cho chiến tranh thực tế”.
Nguyên soái Pak chịu trách nhiệm giám sát cuộc thử nghiệm, ông là thành viên Đoàn Chủ tịch Tổng cục Chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng Công nhân Triều Tiên và cũng đồng thời là Bí thư Trung ương Đảng, cho thấy mức độ quan trọng của chương trình vũ khí này của Triều Tiên.
Theo KCNA, trung đoàn tên lửa cơ động đường sắt được tổ chức tại Đại hội Đảng lần thứ VIII vào tháng 1/2021 nhằm “tăng cường khả năng giáng đòn đáp trả mạnh vào các lực lượng uy hiếp ở nhiều nơi cùng một lúc” trong trường hợp có chiến tranh.
Và cuộc thử nghiệm mới nhất của hệ thống tên lửa cơ động đường sắt là cơ sở để xác nhận tính khả thi khi vũ khí này được triển khai lần đầu tiên. Đồng thời đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của trung đoàn mới và khả năng thực hiện nhiệm vụ hỏa lực, làm chủ các quy trình chiến tranh thực tế mà không cần thông báo.
Tên lửa được thử nghiệm cho thấy có tầm bắn 800km, mặc dù tầm bắn tối đa của nó có thể xa hơn đáng kể. Thiết bị phóng được tích hợp vào một toa tàu đã được sửa đổi, phần mái che của toa tàu sẽ được mở ra cùng với các cửa ở hai bên để cho phép năng lượng vụ nổ từ bệ phóng thoát ra bên ngoài.
Các cuộc thử nghiệm vũ khí diễn ra ba ngày sau khi Triều Tiên tiết lộ một vũ khí khác liên quan đến khả năng tấn công tên lửa ngày càng tăng của nước này, đó là một tên lửa hành trình chiến lược được phóng bằng thiết bị vận chuyển cơ động với tầm bắn ít nhất là 1.500km.
Cơ sở hạ tầng đường sắt của Triều Tiên được cho là đã xuống cấp đáng kể trong những năm 1990 khi chịu thảm họa thiên nhiên, mất các đối tác thương mại và các hành động chiến tranh kinh tế của phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế cho nước này.
Mạng lưới này được cho là đã phục hồi trong những năm 2010 và khả năng đóng góp của nó vào việc phát triển tên lửa của Triều Tiên, sẽ là cơ sở để Bình Nhưỡng dành thêm các khoản đầu tư hơn nữa vào hiện đại hóa và mở rộng cơ sở hạ tầng.
Triều Tiên cũng triển khai tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm và từ một loạt các phương tiện phóng bánh xích và bánh lốp, chỉ có vũ khí phóng từ trên không vẫn chưa thành hiện thực.
Liên Xô cũng rất nổi tiếng khi dựa vào hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ đường sắt để làm nhiệm vụ răn đe hạt nhân, mặc dù loại vũ khí hạt nhân này hiện không được sử dụng rộng rãi.
Các tên lửa đã phóng được cho là biến thể chưa được đặt tên của KN-26, được công bố lần đầu tiên vào tháng 1/2021 và chúng dựa trên mẫu tên lửa KN-23 được ra mắt vào năm 2018 nhưng phạm vi của tên lửa có thể tiêu diệt được mục tiêu cách xa hơn 800km.
Tên lửa KN-23 được cho là có khả năng tác động đến mục tiêu ở tốc độ siêu thanh và đã được chứng minh là thách thức rất lớn đối với hệ thống phòng thủ AEGIS hiện đại và các hệ thống phòng thủ khác của phương Tây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Triều Tiên đã thử nghiệm được nhiều kiểu phóng tên lửa đạn đạo, chỉ thiếu duy nhất tên lửa phóng từ máy bay, Bình Nhưỡng vẫn chưa thử nghiệm bất cứ một lần nào. Nguồn: KCNA.